Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Suy tư của gã khờ

Vương Văn Quang
Thật ra, lẩn tránh chính trị cũng là một thái độ chính trị. Không quan tâm tới chính trị cũng là một thái độ chính trị. Nhưng đó là những thái độ tiêu cực.
Chia sẻ bài viết này

1. Những quan niệm

Lũ người quỉ ám – Dostoevsky.
Qủi ám chưa đáng sợ vì quỉ là thứ hữu hình, cụ thể. Thứ đáng sợ hơn quỉ là những thứ vô hình với vô vàn quyền năng chi phối điều khiển lũ chúng ta, con người Annam.
Chúng ta bị ám bởi những khái niệm nửa vời. Chúng ta bị ám bởi những thói quen. Chúng ta bị ám bởi những luân lí cũ rich. Chúng ta bị ám bởi những nhầm lẫn. Và chúng ta bị ám bởi không có niềm tin hoặc những niềm tin nông cạn khờ khạo bị áp đặt, định hướng
Nước Mỹ chúng tôi không có một thế giới văn chương. Cái mà chúng tôi có là sự hỗn loạn – Harold Brodkey
Văn chương Annam đang chết. Nó chết trước hết vì không còn người đọc văn chương. Người ta không đọc văn chương vì người ta chán nó. Chán phè. Chán ứ cổ họng. Văn chương Annam chán phè vì nó chưa bao giờ hỗn loạn. Nó ngay thẳng hàng lối ngoan ngoãn mặc đồng phục từ thời hiện thực xã hội chủ nghĩa, và tới nay vẫn vậy dù người ta nghĩ rằng hiện thực xã hội chủ nghĩa đã chết.
Nhà văn đích thực không bao giờ phục vụ kẻ làm ra lịch sử. Họ chỉ phục vụ những kẻ chịu đựng lịch sử – Albert Camus
Mọi áng văn chương ca tụng quyền lực & lãnh tụ đều đáng nôn mửa cho dù chúng được ngụy trang dưới lớp áo hình thức, ngôn ngữ mĩ miều lung linh thế nào chăng nữa. Văn chương “phục vụ kẻ làm ra lịch sử” không phải văn chương.
Văn chương đích thực phải đặt quyền lực vào thế nguy hiểm.
Văn chương có giá trị, xét cho cùng, vẫn luôn là giá trị tư tưởng. Tư tưởng khiến nhà (nước) độc tài hoang mang run sợ.
Toàn thể luân lí của vũ trụ chứa đựng trong sự liều lĩnh – Henry Miller
Kẻ sáng tạo không thể không liều lĩnh. Để từ bỏ thói quen cần tới liều lĩnh. Làm cách mạng (trong mọi lĩnh vực) càng cần liều lĩnh. Liều lĩnh chính là cuộc sống. Không liều lĩnh, chúng ta chỉ đang vật vờ tồn tại.
*

2. Lời của kẻ khờ

Im lặng không có nghĩa là đồng ý
Tha thứ không có nghĩa là quên
Nói nhiều không đồng nghĩa hiểu biết, ngược lại, nói ít cũng chẳng chứng tỏ điều gì.
Giỏi tiếng tây không có nghĩa có thể tư duy như tây. Với tư duy và hành vi bần nông răng vổ dù sống giữa London - Paris - New york... thì vẫn là bần nông răng vổ (khuyến mãi thêm thối mồm)
Làm sao để dựng một nhân vật tiểu thuyết có tính cách điềm đạm mà bốc đồng, tẻ nhạt mà đam mê, yếu đuối mà dũng mãnh, tục tĩu mà thanh, tao sốc nổi mà từ tốn, hung ác mà nhân từ, uyên bác mà ngu xuẩn ... v.v, hay ít nhất cũng phải được như Raxcolnicov, triết gia và kẻ sát nhân, nhân vật tiểu thuyết Tội ác và trừng phạt của Đốt? Với nhà văn Annam, kẻ lớn lên trong khí quyển định hướng thì điều này là không thể. Không thể bởi tư duy thẩm mĩ tuyến tính bị áp đặt nhồi sọ, ngoài ra còn bởi công chúng và các nhà phê bình không cho phép, đặc biệt là sự dè chừng của các editor lười đọc và chỉ biết nghe nhạc sến.
Địt đéo buồi dái lồn rất vui rất hấp dẫn, nhưng đừng bao giờ nói ra điều đó - bọn bần nông thối mồm hôi nách được “định hướng tư tưởng” & thẩm mỹ nên chúng nghĩ thế và lấm lét bảo nhau như thế
"facebook in vietnam ơi, mày chìm xuồng rồi, thà mày chết con mẹ mày đi cho xong còn hơn để lũ thối mồm hôi nách khắm bẹn suốt ngày múa may diễn trò thối tha ngu xuẩn trên cơ thể mày. Tao nói thật, tao đang muốn tanh bành đây, tao sẽ dí buồi vào mặt mày và bỏ đi, tao thề, nói sai tao bú cặc mày" - phỏng thơ nguyễn quốc chánh [*]

3. Văn nghệ sĩ, trí thức & thái độ chính trị

escrita.jpg
Nghệ sĩ, là kẻ tư duy cảm tính, bốc đồng; thậm chí chập cheng hâm hấp (càng hâm hấp khác người càng có cơ thành nghệ sĩ lớn)
Chính khách, ngược với nghệ sĩ, là người có tư duy lí tính, là kẻ lạnh lùng, thậm chí tàn nhẫn (vô độc bất trượng phu)
Đó là những tố chất trời ban để phân công công việc. Kẻ này làm nghệ sĩ, kẻ kia làm chính khách
Một chính khách có thể làm văn nghệ, nhưng chỉ là lớt phớt, đôi khi. Tác phẩm nghệ thuật của các chính khách, thông thường là thành công - mặc dù chúng đều bốc mùi - vì lực lượng PR của các chính khách rất thiện chiến (như trường hợp nhà thơ Sóng Hồng, hoặc Minh râu tiên sinh)
Nhưng một nghệ sĩ thì chớ nên làm chính trị, dù chỉ là lớt phớt, đôi khi
Một con người có thiên hướng, tố chất nghệ sĩ mà làm chính trị sẽ mang tai họa cho cộng đồng, và cho chính bản thân. Tai họa sẽ càng lớn khi vị trí càng cao. Nero, Tố Hữu, J.Estrada … là những nghệ sĩ làm chính trị.
Nguyễn Trãi là một trường hợp đặc biệt. Ông là một nghệ sĩ lớn làm chính trị, nhưng ông không mang họa cho dân tộc, mà ngược lại. Nhưng ông lại mang họa cho bản thân. Ông rước họa vì ông thiếu những yếu tính quan trọng của chính khách: lạnh lùng, tàn nhẫn, đểu cáng, vô sỉ, trơ tráo.
Nghệ sĩ không nên làm chính trị, nhưng hơn ai hết, nghệ sĩ phải có thái độ chính trị và trách nhiệm bày tỏ thái độ đó. Nghệ sĩ càng lớn, yêu cầu này càng cao. Vì nghệ sĩ lớn có hấp lực, ảnh hưởng với đám đông.
Thật ra, lẩn tránh chính trị cũng là một thái độ chính trị. Không quan tâm tới chính trị cũng là một thái độ chính trị. Nhưng đó là những thái độ tiêu cực.
“Không quan tâm tới chính trị” là câu nói cửa miệng của đại đa số người Việt Nam, từ đám bình dân tới giới trí thức văn nghệ sĩ. Đó cũng là một thái độ chính trị. Thái độ tiêu cực. Thái độ đàn cừu.
Cần phân biệt rõ ràng giữa làm chính trị và thái độ chính trị. Làm chính trị dành cho chính khách, thái độ chính trị là của tất cả mọi người
Từ khi một nhà nước dạng sơ khai nhất hình thành, chính trị luôn gắn liền với đời sống con người. Nhưng thưở sơ khai, với đám đông, thái độ chính trị là thứ thái độ bầy đàn, coi thế sự là mệnh trời.
Thái độ chính trị tiêu cực của người dân luôn là điều làm cho các thể chế độc tài khoái chí hài lòng
Một thái độ chính trị tích cực chỉ có khi con người nhận biết đầy đủ giá trị của cá nhân mình, ý thức đầy đủ về quyền cơ bản của con người cá nhân. Nói chung, một cá nhân như vậy tất yếu là một cá nhân tự do. Con người tự do là con người có thái độ chính trị tích cực
Một cộng đồng mạnh mẽ, văn minh tiến bộ, là một cộng đồng mà trong đó các cá nhân có thái độ chính trị tích cực chiếm số đông.
“Chỉ những cá nhân đơn lẻ mới có thể tư duy, và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội” - Albert Einstein
Chuyện thậtGần đây, hội nhà văn VN tổ chức trại viết ở Hồ Đại Lải. Ông tổng thư kí hội lên trại uỷ lạo anh em văn sĩ, khi đi, ông không quên mang theo chục thùng bia Heineken. Ông khoe với các trại viên rằng, ông mới xin “trên” được một số kinh phí để …bla bla, lập tức có vài văn sĩ già phẫn nộ nhẩy cẫng lên mà rằng: ông cứ đi xin tiền làm gì, lãnh đạo họ khinh cho, sao ông không xin họ chút tự do viết lách cho chúng tôi sang tác được thoải mái
Những văn sĩ già này là những người già chưa trưởng thành. Chưa nhận thức được đầy đủ về bản thân, về quyền của con người cá nhân.
Không có thứ tự do đi xin. Và không có ai đủ thẩm quyền ban phát tự do.
“Tự do là thiết chế của tạo hoá” - George Bush
Thái độ chính trị tích cực của nghệ sĩ là gì, và nên biểu hiện nó bằng cách nào?
Chỉ có một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này:
Phản kháng. Bằng mọi hình thức, trong đó, hình thức thông qua tác phẩm nghệ thuật là quan trọng nhất.
Cũng nên biết rằng, không chỉ trong các thể chế độc tài, nghệ sĩ mới phản kháng. Mà trong bất kỳ hình thức thiết chế xã hội nào thuộc về con người và do con người dựng nên, người nghệ sĩ cũng phản kháng. Bởi vì, không có nơi nào trên trái đất này là thiên đường (**).
Chỉ có phản kháng (phản kháng với mọi thế lực thuộc về bóng tối. Không nhất thiết phản kháng nghĩa là chống lại nhà nước, thể chế. Chẳng hạn như sự trì độn mông muội của đám đông cũng là một thế lực bóng tối, vì từ mông muội sẽ dễ dàng sinh tội ác. Chống lại cái ác và sự mông muội cũng chính là cái đẹp) người nghệ sĩ mới chứng tỏ được con-người-nghệ-sĩ-chân chính.
----
(*) “Sài Gòn ơi, mầy cũng là cải lương thôi, mầy chìm xuồng rồi! Thà mầy chết mẹ cho xong, còn hơn bày đặt sống sót để bị thay tên đổi họ. Sài Gòn ơi, tao đang muốn tanh bành đây, tao thề đấy, tao mà nói láo, đụ mẹ, tao bú lồn mầy” – Nguyễn Quốc Chánh
(**) Có thể nói, xã hội, con người, ở những nước Bắc Âu đã rất gần đạt tới lí tưởng, rất gần với thứ con người tưởng tượng và khát khao: “thiên đường trần thế”. Điều này lí giải tại sao văn nghệ sĩ, tác giả - tác phẩm ở đó rất nhạt nhòa, buồn tẻ, không cá tính. He he

Vương Văn Quang – 2005 - 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét