Bác sĩ thú y Nguyễn Thượng Chánh
Ngày nay rất nhiều gia đình có nuôi chó hay mèo.
Tại Bắc Mỹ, số mèo nuôi cũng ngang ngữa với số chó nuôi chớ không phải là ít ỏi gì.
Ít người biết là có rất nhiều bệnh tật có thể từ thú lây sang cho người, người ta gọi những bệnh nầy là zoonoses.
Có ai mà lại không thương yêu con chó hay con mèo của mình, nhưng nuôi nó cũng lắm khi phải mang họa.
Ít người biết là có rất nhiều bệnh tật có thể từ thú lây sang cho người, người ta gọi những bệnh nầy là zoonoses.
Có ai mà lại không thương yêu con chó hay con mèo của mình, nhưng nuôi nó cũng lắm khi phải mang họa.
Mới đây (2013) một phụ nữ Canada phải bị cưa cả hai chân và một cánh tay vì đã để cho con chó cưng liếm vết thương mình.
Bị chó mèo cắn
Vấn đề bị mèo (bốn cẳng) cắn tuy ít khi xảy ra hơn vấn đề chó cắn, nhưng hễ bị mèo cắn thì vết thương rất dễ làm độc do biến chứng nhiễm trùng (20-80%). Lý do chính là vết mèo cắn được ví như vết thương kín, một tiêm chích (piqre) hơn là một vết thương hở (plaie ouverte) dễ được rửa sát trùng như trường hợp bị chó cắn.
Tác nhân gây nhiễm thường hay gặp trong vết cắn là vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn Pasteurella là vi khuẩn gây bệnh nhưng mèo không hề hấn gì. Khi bị mèo cắn, vi khuẩn P. multocida gây viêm sưng vết cắn rất nhanh.
Các vi khuẩn khác đôi khi cũng có thể được tìm thấy trong vết thương là: Streptococcus groupe viridans, Clostridium perfringens, Actinobacter calcoaceticus và Escherichia coli.
Vấn đề bệnh dại (rage) cũng cần phải được nghĩ đến nếu bị chó mèo hoang, hoặc không được chích ngừa dại cắn phải.
Bị cưa mất một tay và hai chân vì một loại vi khuẩn hội sinh trong nước miếng chó
Video: Ottawa mother loses 3 limbs after dog bite infection
http://www.cbc.ca/news/canada/ottawa/story/2013/07/21/ottawa-woman-has-both-legs-and-arm-amputated-after-dog-bite.html
Mới đây một phụ nữ Canada phải bị cưa cả hai chân và một cánh tay vì đã để cho con chó cưng liếm vào vết thương mình trên tay.
Ngày 22 tháng 5/2013 cô Christine Caron 49 tuổi, Canada, trong lúc đang đùa giỡn với 4 con chó cưng đã bị một con cắn vào bàn tay và sau đó các con khác đến liếm vết thương. Tưởng chuyện không có gì là quan trọng, nhưng 3 ngày sau cô cần phải nhập viện khẩn cấp.
Để điều trị, các bác sĩ cho phải tiêm thuốc ngủ giúp cô rơi vào tình trạng hôn mê giả tạo (induced coma) trong một tháng rưởi.
Ms Caron's extreme reaction to the bacteria left doctors fighting to save her life. The medical team at Ottawa Hospital were forced to put her into an induced coma for six weeks.
The septic shock caused blood flow to be restricted to her limbs and left doctors' with no choice but to amputate.
The 49-year-old told CBCNews: 'When I woke up my legs were black and my arm looked sort of mummified.'
Bệnh viện cho biết cô Caron đã bị hội chứng nhiễm độc cấp tính (Shock toxic syndrome) vì nhiễm phải một loại vi khuẩn hội sinh (commensal bacteria) thường hiện diện một cách bình thường trong miệng chó (và mèo). Tác nhân có tên là Capnocytophaga canimorsus. Đây là một loại vi khuẩn hình que, Gram âm, tăng trưởng chậm, và cần nhiều khí carbonic CO2 dể tăng trưởng. Vết thương bị nhiễm độc, lưu thông máu đến vùng tứ chi bị cản trở khiến chúng bị hoại tử (necrosis) trở nên đen sậm bắt đầu từ ngoài lần lần vào trong. Không can thiệp kịp thời bệnh nhân sẽ chết.
Bác sĩ phải khẩn cấp cưa bỏ hai chân và một cánh tay để hy vọng cứu mạng cô.
Bình thường, vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus không gây bệnh, ngoại trừ trường hợp sức miễn dịch của bệnh nhân đã bị yếu sẵn vì một chứng bệnh nào khác.
Theo cơ quan Health Canada, có lối 200 ca nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus được báo cáo trên thế giới trong vòng 25 năm qua.
Mèo cào
Mèo cào cũng có thể gây thành bệnh và có tên là bệnh sốt mèo cào (Maladie des griffes du chat, Cat scratch fever)…Tác nhân là vi khuẩn Bartonella henselae.
Mèo tuy mang vi khuẩn trong mình nhưng không bị bệnh và có thể truyền bệnh sang cho người qua vết cào hay qua vết cắn...
Triệu chứng chung là các hạch vùng bị cắn sưng to cả tháng (lymphadénite régionale), có thể kèm theo sốt nóng, ói mửa, đôi khi viêm mắt (conjonctivite). Trong đa số trường hợp bệnh thuờng tự hết (autolimitante) và trong vài tuần hoặc sau vài tháng thì các hạch hết còn sưng.
Bọ chét mèo Ctenocephalides felis là trung gian hay vecteur chính để truyền vi khuẩn Bartonella từ mèo sang cho chúng ta.
Trong trường hợp rất hiếm thấy ở những người có sức miễn dịch yếu sẵn, vi khuẩn B. henselae có thể gây ra hai bệnh lý Angiomatose bacillaire và Péliose bacillaire...Angiomatose bacillaire biểu lộ bằng hiện tượng gia tăng mạch máu (vasoproliférative) dưới da tạo nên những mảng đỏ bầm như sarcome de kaposi...
Péliose bacillaire tuy hiếm thấy nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, có thể chết. Triệu chứng là trên bề mặt của gan có rất nhiều túi chứa đầy máu.
Một số chủng Bartonella khác cũng có thể gây bệnh cho người. Đó là B. bacilliformis (fièvre de Oroya), B.elizabethae (Viêm nội tâm mạc, endocardite) và B.quintana (sốt giao thông hào,fièvre des tranchées, endocardite)...B.elizabethae gây cấy từ chuột có thể được xem như một zoonose hay bệnh thú vật lây truyền sang cho người.
Trong một khảo cứu ở Hoa kỳ, 81% mèo của những bệnh nhân bị mèo cào có chứa kháng thể chống B.henselae, so với 38% mèo témoins trong phòng mạch thú y.
Muốn tránh việc bị mèo cào thì nên đem con vật đến phòng mạch thú y cho Bs cắt bỏ móng (dégriffer) là xong!
Kết luận
Nuôi mèo nuôi chó cũng có cái thú riêng của nó.
Chúng đem đến cho mình những niềm vui nho nhỏ và giúp cho cuộc sống của chúng ta bớt phần tẻ nhạt.
Nhưng dù mèo bốn cẳng hay là mèo hai cẳng đi nữa, chúng ta cũng cần phải cảnh giác và đề phòng./.
Tham khảo
- Other Zoonoses: Capnocytophaga canimorsus
http://abcd-vets.org/Guidelines/Pages/EN-Other-Zoonoses-Capnocytophaga-canimorsus.aspx
Bình thường, vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus không gây bệnh, ngoại trừ trường hợp sức miễn dịch của bệnh nhân đã bị yếu sẵn vì một chứng bệnh nào khác.
Theo cơ quan Health Canada, có lối 200 ca nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus được báo cáo trên thế giới trong vòng 25 năm qua.
Mèo cào
Mèo cào cũng có thể gây thành bệnh và có tên là bệnh sốt mèo cào (Maladie des griffes du chat, Cat scratch fever)…Tác nhân là vi khuẩn Bartonella henselae.
Mèo tuy mang vi khuẩn trong mình nhưng không bị bệnh và có thể truyền bệnh sang cho người qua vết cào hay qua vết cắn...
Triệu chứng chung là các hạch vùng bị cắn sưng to cả tháng (lymphadénite régionale), có thể kèm theo sốt nóng, ói mửa, đôi khi viêm mắt (conjonctivite). Trong đa số trường hợp bệnh thuờng tự hết (autolimitante) và trong vài tuần hoặc sau vài tháng thì các hạch hết còn sưng.
Bọ chét mèo Ctenocephalides felis là trung gian hay vecteur chính để truyền vi khuẩn Bartonella từ mèo sang cho chúng ta.
Trong trường hợp rất hiếm thấy ở những người có sức miễn dịch yếu sẵn, vi khuẩn B. henselae có thể gây ra hai bệnh lý Angiomatose bacillaire và Péliose bacillaire...Angiomatose bacillaire biểu lộ bằng hiện tượng gia tăng mạch máu (vasoproliférative) dưới da tạo nên những mảng đỏ bầm như sarcome de kaposi...
Péliose bacillaire tuy hiếm thấy nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, có thể chết. Triệu chứng là trên bề mặt của gan có rất nhiều túi chứa đầy máu.
Một số chủng Bartonella khác cũng có thể gây bệnh cho người. Đó là B. bacilliformis (fièvre de Oroya), B.elizabethae (Viêm nội tâm mạc, endocardite) và B.quintana (sốt giao thông hào,fièvre des tranchées, endocardite)...B.elizabethae gây cấy từ chuột có thể được xem như một zoonose hay bệnh thú vật lây truyền sang cho người.
Trong một khảo cứu ở Hoa kỳ, 81% mèo của những bệnh nhân bị mèo cào có chứa kháng thể chống B.henselae, so với 38% mèo témoins trong phòng mạch thú y.
Muốn tránh việc bị mèo cào thì nên đem con vật đến phòng mạch thú y cho Bs cắt bỏ móng (dégriffer) là xong!
Kết luận
Nuôi mèo nuôi chó cũng có cái thú riêng của nó.
Chúng đem đến cho mình những niềm vui nho nhỏ và giúp cho cuộc sống của chúng ta bớt phần tẻ nhạt.
Nhưng dù mèo bốn cẳng hay là mèo hai cẳng đi nữa, chúng ta cũng cần phải cảnh giác và đề phòng./.
Tham khảo
- Other Zoonoses: Capnocytophaga canimorsus
http://abcd-vets.org/Guidelines/Pages/EN-Other-Zoonoses-Capnocytophaga-canimorsus.aspx
Đừng giỡn mặt với lũ chó phản động này, mà phải chửi thẳng vào mặt nó: ĐỒ SỨC SINH
Trả lờiXóa