Trần Thị Ngự
Huỳnh Thục Vi viết:
Trong các luận đề rất dài của mình, với văn phong bị ảnh hưởng sâu đậm của kinh tế chính trị học Marx-Lenin, tác giả cổ vũ rất nhiệt tình cho cái mà ông gọi là "dân chủ xã hội". Ông đã dành nhiều phần để cổ vũ cho sự kết hợp của chủ nghĩa tư bản (CNTB) và chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà theo ông, đó gần như là xu thế của thời đại. Ông cho rằng "dân chủ xã hội" có thể tận dụng cả ưu điểm của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội để thiết lập một xã hội thịnh vượng và công bằng như các quốc gia Bắc Âu.Một đặc điểm nổi bật của những người cộng sản Việt Nam là lối tư duy chưa thoát ra khỏi cái thiên kiến lệch lạc của Marx. Marx chỉ nhìn thấy CNTB trong mối quan hệ đối trọng với CNXH, chứ không thấy sự tồn tại và vai trò của chủ nghĩa tự do hợp hiến trong nỗ lực định hình nền móng của các xã hội tự do lúc bấy giờ. Ngày nay, khi nhận thấy chủ nghĩa Marx đã đi đến hồi mạt vận trong cả lý thuyết lẫn thực tiễn, các trí thức CNXH cố vớt vát bằng cách kêu gọi kết hợp CNTB với CNXH để tạo ra cái gọi là Dân chủ xã hội. Họ đã bỏ sót cái tinh thần tự do cá nhân và nền dân chủ chính trị mà chủ nghĩa tự do đã đưa vào thế giới hiện đại. Đó mới chính là cốt lõi của các xã hội dân chủ, chứ không phải chỉ là chủ nghĩa tư bản. Những người chưa bao giờ sống trong xã hội dân chủ và tư duy chưa bao giờ vượt ra ngoài một mớ lý thuyết cũ rích của chủ nghĩa Marx, chỉ nhìn thấy chủ nghĩa tư bản và nghĩ rằng chỉ cần kết hợp với các ưu điểm của chủ nghĩa tư bản là đủ để giải quyết tất cả những vấn đề của quốc gia.
Đã có nhiều tranh cãi về Marxism ở Dân Luận. Dĩ nhiên, có kẻ thích người chê, nhưng điều quan trọng nhất là người thích hay người chê đã hiểu Marx như thế nào? Hiểu quan điểm của Marx (marxist perspective hay Marxism) từ những tác phẩm do Marx viết ra, hay hiểu Marx qua kinh nghiệm với các chế độ độc tài Mác Lê, vốn mạo danh Marx không hề xin phép.
Cách hiểu thứ hai (thông qua kinh nghiệm với các chế độ đôc tài đảng trị) hết sức lệch lạc với quan điểm chính thống của Marx. Nhiều người cho rằng tuyên bố của Marx trong Communist Manifesto là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Thực tế Marx còn có nhiều tư tưởng quan trọng hơn là những điều nói trong Communist Manifesto. Đó là chưa kể những quan điểm của Marx trong Communist Manifesto chưa từng được áp dụng một cách đúng đắn tại bất cứ quốc gia nào.
Tôi chưa đọc luận văn mà Huỳnh Thục Vi (HTV) đề cập nên không có ý kiến. Tuy nhiên tôi cho rằng việc áp dụng quan điểm của Marx với đường lối tư bản là việc là đúng đắn. Trong khi HTV cho rằng chủ thuyết Marx (chắc là ý nói tới Marxist Leninist) đã đi tới hồi mạt vận thì trong thực tế, quan điểm chính thống của Marx (Marxism) đã được dùng như kim chỉ nam dẫn đường cho các công cuộc đấu tranh làm cho xã hội tư bản Mỹ đi từ hoang dã tới chỗ nhân bản hơn. Từ Martin Luther King cho tới các lãnh tụ phong trào civil rights cách đây nửa thế kỷ, thủ lãnh các phong trào nữ quyền và bình đẳng chủng tộc ở Mỹ hiện nay đều là những người trân trọng quan điểm của Marx (thường được gọi là leftist). Những người ở VN thích xem đài CNN thì cũng nên biết rằng CNN có quan điểm về phía tả (left wing = socialist) trong khi FoxNews là cách hữu (right wing = capitalist)
HTV phê phán XHCN không chú ý đến tự do là bởi vì cái XHCN mà HTV đề câp đến không phải là cái XNCN mà Marx nghĩ đến. Và cũng bởi vì HTV chưa hiểu quan điểm chính thống của Marx về việc đem lại tự do tinh thần cũng như vật chất cho tầng lớp lao động bằng cách giải phóng họ khỏi sự áp bức của giai cấp tư bản (capitalists)
Các nước tư bản Bắc Âu mới chính là những nước đi theo con đường của Marx một cách chính thống hơn. Ngay cả các nước Kỹ nghệ Âu Châu cũng thiên về XHCN (Socialist) nhiều hơn Hoa Kỳ. Vậy ai dám nói là dân chúng ở những nước đó có ít tự do hơn ở Mỹ? Ai dám nói đời sống của dân chúng ở những nước Bắc Âu tồi tệ hơn ở Mỹ. Bảng đánh giá về sự phát triển của các quốc gia bao gồm kinh tế, giáo dục, lợi tức, sức khỏe, và bình đẳng (kinh tế, giới, và chủng tộc) cho thấy Hoa Kỳ chưa bao giờ được đứng đầu bảng, mà nước đứng đầu bảng luôn luôn là các nước Bắc Âu. Theo cách đánh giá của LHQ thì Hoa Kỳ đứng hàng thứ 4 trong năm 2011 (http://www.nationsonline.org/oneworld/human_development.htm), đứng sau hai nước Bắc Âu và Úc.
Nói tóm lại, nếu chưa hiểu Marx một cách chính thống thì không nên phê bình Marx; nếu chưa hiểu rõ con đường đi đến XHCN theo quan điểm cuả Marx thì đừng vội nghĩ rằng XHCN là xấu, và nếu chưa từng sống ở Hoa Kỳ và hiểu được những mặt tích cực và tiêu cực của xã hội Mỹ thì không nên cho rằng tư bản đồng nghĩa với tự do.
Khách Ngô Văn Gạch viết:
Bác Trần Thị Ngự viết: “nếu chưa hiểu rõ con đường đi đến XHCN theo quan điểm cuả Marx thì đừng vội nghĩ rằng XHCN là xấu,” Tôi ít học chưa được biết cái tốt của CNXH theo quan điểm của Marx. Mong bác Ngự chỉ giáo cho.
Rất khó để giải thích quan điểm socialism của Marx một cách đầy đủ mà ngắn gọn. Mà giải thích dài dòng thì hiện nay tôi không có thì giờ. Vậy mời bác N. V. Gạch đọc bài sau đây viết về Marx's concept of socilism:http://www.marxists.org/archive/fromm/works/1961/man/ch06.htm
Qua bài này, bác sẽ thấy rằng cái gọi là XHCH ở các nước Liên Xô và khối Đông Âu xưa kia, ở Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn và ở Việt Nam không phải được xây dựng trên quan điểm của Marx. Trong bài viết có một câu rất đáng chú ý như sau:
Trích dẫn:
That Marx could be regarded as an enemy of freedom was made possible only by the fantastic fraud of Stalin in presuming to talk in the name of Marx, combined with the fantastic ignorance about Marx that exists in the Western world.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét