Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

10 tỉ USD có lớn không? - 10 tỉ gởi về VN mỗi năm! Thiệt không vậy?


Nguyên Thạch 


Phân tích theo mức độ nhân khẩu và lao động, nếu cho rằng, một Việt kiều mỗi năm gởi về số tiền như đã và đang gởi thì số tiền ấy có thể nuôi thoải mái 5 người trong gia đình mình mà 5 người này không cần phải làm chi hết. Thế thì, chỉ lấy ít hơn một nửa số lượng người Việt ở nước ngoài là 2 triệu kiều bào, nhân cho con số 5 người trong mỗi gia đình, thì có phải là 10.000.000 người, sắp sỉ với dân số Việt Nam hiện nay và 10 năm tới không?.

Ví dụ trên, đã nói lên được điểm gì?. Điều nêu trên, đã nêu lên rằng: Việt Nam đã có được nhiều lợi điểm về mặt tài chánh, được cung cấp từ nguồn nhân lực nước ngoài mà không phải hoàn lại chi cả. Có được những điều kiện rất thuận lợi như thế mà Việt Nam vẫn không thể ngoi đầu lên nổi với láng giềng thì đủ đã chứng minh sự tệ hại của cái gọi là nhà nước cộng sản là tồi tệ như thế nào rồi.

Nếu câu trả lời, 10.000.000.000 USD rất lớn và số tiền này được chuyển về Việt Nam mỗi năm, thì không phải là số tiền nhỏ. Vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu từ các nguồn dữ liệu để đánh giá rằng con số 10 tỉ đô Mỹ này, mỗi năm đổ về đất nước có phải là con số rất lớn và điều đó, có thật hay không?.

Bản thân người viết chỉ đi tìm và trưng bày dữ liệu như trình bày dưới đây, chứ không dám quả quyết kết luận về các nguồn kiều hối đã và đang đổ về Việt Nam là chính xác hay không. Phần kết luận này sẽ do từng bạn đọc sau khi suy luận rồi quả quyết cho riêng mình.

Theo số liệu trong Bách khoa toàn thư Wikipedia thì Đầu thập niên 1970 có khoảng 100.000 người Việt sống ngoài Việt Nam, chủ yếu tập trung tại các nước láng giềng (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, v.v.) và Pháp. Con số này tăng vọt sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 và số quốc gia có người Việt định cư cũng tăng theo; họ ra đi theo đợt di tản tháng 4 năm 1975, theo các đợt thuyền nhân và theo Chương trình Ra đi có Trật tự. Đầu thập niên 1990 với sự sụp đổ của khối Đông Âu và Liên Xô, những người do nhà nước Việt Nam cử đi học tập, lao động không trở về nước đã góp phần vào khối người Việt định cư tại các nước này. Như vậy, ngoài Việt Nam hiện nay có khoảng 4 triệu người Việt sinh sống trên hơn 100 quốc gia ở năm châu lục, trong đó có 1,799,632 sống tại Hoa Kỳ.

Theo số liệu của Học Viện Ngoại Giao năm 2012, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trên 4 triệu người và phân bố không đồng đều tại 103 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, 98% trong số đó tập trung ở 21 nước tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương.

Tên nước Dân số theo ước tính của Bộ Ngoại giao 

Mỹ 2.200.000 
Pháp 300.000 
Úc 300.000 
Canada 250.000 
Đài Loan 200.000 
Campuchia 156.000 
Thái Lan 100.000 

Malaysia 100.000 
Hàn Quốc 100.000 
Nga 60.000 
Cộng hòa Séc 60.000 
Anh 40.000 
Nhật 40.000 
Lào 30.000 
Ba Lan 20.000 
Na uy 19.000 
Hà Lan 19.000 
Bỉ 14.000 
Thụy Điển 14.000 

(*)
                  Kiều hối gửi về Việt Nam vẫn tăng đều qua các năm

Theo số liệu chung ở các nguồn khác, như BBC thì con số người Việt ở nước ngoài là sắp sỉ 4 triệu rưỡi người đang định cư tại hơn 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2012, kiều hối gửi về Việt Nam là hơn 10 tỷ đôla, trong khi con số này vào năm 2011 là khoảng 9 tỷ đôla và vào năm 2010 là khoảng 8 tỷ đôla. Trong khi tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam năm 2012 ước tính đạt 136 tỷ đôla, vậy có nghĩa là số lượng kiều hối giữ vị thế 8.7% trên tổng sản lượng quốc gia. Một con số khổng lồ.

Phân tích theo mức độ nhân khẩu và lao động, nếu cho rằng, một Việt kiều mỗi năm gởi về số tiền như đã và đang gởi thì số tiền ấy có thể nuôi thoải mái 5 người trong gia đình mình mà 5 người này không cần phải làm chi hết. Thế thì, chỉ lấy ít hơn một nửa số lượng người Việt ở nước ngoài là 2 triệu kiều bào, nhân cho con số 5 người trong mỗi gia đình, thì có phải là 10.000.000 người, sắp sỉ với dân số Việt Nam hiện nay và 10 năm tới không?.

Ví dụ trên, đã nói lên được điểm gì?. Điều nêu trên, đã nêu lên rằng: Việt Nam đã có được nhiều lợi điểm về mặt tài chánh, được cung cấp từ nguồn nhân lực nước ngoài mà không phải hoàn lại chi cả. Có được những điều kiện rất thuận lợi như thế mà Việt Nam vẫn không thể ngoi đầu lên nổi với láng giềng thì đủ đã chứng minh sự tệ hại của cái gọi là nhà nước cộng sản là tồi tệ như thế nào rồi.

Để có được một cái nhìn thiết thực hơn bằng hình tượng, nó sẽ cụ thể hơn là chỉ đọc vào con số rồi sẽ không có ấn tượng nhiều và đôi khi chóng quên. Chúng ta hãy trở ngược lại dòng lịch sử trong cuộc chiến Nam Bắc, mà Bắc quân cộng sản là chủ lực, chủ chốt với chủ ý là tấn công VNCH.

Tài liệu CIA của Hoa Kỳ đưa ra những con số ước tính trong biểu đồ. 

Còn theo thống kê của VNDCCH thì giá trị viện trợ họ nhận được thấp hơn nhiều so với ước tính của Mỹ. Ví dụ trong 2 năm 1973-1974, Hoa Kỳ ước tính viện trợ quân sự là 730 triệu USD, nhưng theo thống kê của VNDCCH thì thực tế chỉ có 330 triệu USD, bằng 40% so với ước tính của Mỹ.

Tài liệu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì ghi nhận rằng 1971-1973 Bắc Kinh viện trợ cho Hà Nội chín tỷ nhân dân tệ.

Theo Lê Đức Thọ thì viện trợ kinh tế của khối Xã hội Chủ nghĩa, gồm mọi hình thức cho vay lẫn không hoàn lại, mỗi năm xê dịch từ 270 triệu USD đến một tỷ USD

1974          1.150-1.190 
1970-74    3.520-3.650 

Qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương đương 6,8 tỉ USD), trong đó hơn một nữa là viện trợ quân sự, còn lại là viện trợ kinh tế.

Viện trợ của khối Xã hội chủ nghĩa cho VNDCCH 1970-74 (ước tính của Hoa Kỳ)
Năm      Viện trợ kinh tế
                (triệu USD) 
1970           675-695 
1971           695-720 
1972           425-440 
1973           575-605 
1974        1.150-1.190 
1970-74  3.520-3.650 

Việt Nam Cộng Hòa

Theo nguồn do Việt Nam thống kê thì tổng viện trợ cho VNCH từ 1954 đến 1975 là trên 26 tỷ USD, trong đó có 16 tỷ USD viện trợ quân sự, 6 tỷ viện trợ khoa học-kỹ thuật, 1,6 tỷ viện trợ nông phẩm, 2,4 tỷ dưới hình thức đổi tiền.[10] Từ khi Mỹ rút lui thì viện trợ cũng giảm, từ 1.614 triệu USD năm 1972-1973 xuống 1.026 triệu USD năm 1973-1974 và 701 triệu USD năm 1974-1975 

Nếu xét theo tính chất cho vay hoặc cho không, thì phần lớn viện trợ kinh tế của Mỹ cho VNCH là viện trợ cho không (không hoàn lại), viện trợ cho vay trong 20 năm từ 1955 đến 1975 chỉ chưa đến 200 triệu USD. Các khoản cho vay lớn của Mỹ giúp VNCH đóng tiền gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (4 triệu USD năm 1956), đổi mới hệ thống viễn thông (6,8 triệu USD năm 1958-1959), phát triển đội tàu hỏa (9,7 triệu USD năm 1959, 9,7 triệu USD năm 1961), mở rộng hệ thống dẫn nước từ sông Đồng Nai về Sài Gòn (17,5 triệu USD năm 1960), xây dựng một nhà máy nhiệt điện ở Thủ Đức (12,7 triệu USD năm 1961), hỗ trợ chương trình Người cày có ruộng (5 triệu USD năm 1970). Cho đến khi sụp đổ, Việt Nam Cộng hòa còn nợ Hoa Kỳ 145 triệu USD.

Viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)

Năm  Tổng viện trợ  Bình quân đầu người   Bình quân đầu người 
          (Triệu USD)             (USD)                         (Đồng) 

1955       322,4                   28,03                           981,22
1956       210,0                   16,33                           571,54  
1957       282,2                   21,38                           748,43  
1958       189,0                   14,04                           491,35 
1959       207,4                   15,01                           525,44 
1960       181,8                   12,92                           542,17 
1961       152,0                   10,45                           365,71 
1962       156,0                   10,45                           627,05 
1963       195,9                   12,74                           764,39 
1964       230,6                   14,62                           876,97 
1965       290,3                   17,81                           1.068,65 
1966       793,9                   47,47                           4.936,95 
1967       666,6                   38,85                           4.195,33
1968       651,1                   36,89                           4.352,96
1969       560,5                   30,97                           3.654,09 
1970       655,4                   33,63                           3.968,45 
1971       778,0                   38,71                           4.567,36 
1972       587,7                   28,46                           10.131,78 
1973       531,2                   25,06                           12.377,96 
1974       657,4                   30,16                           19.088,72 
1975       240,9                   10,43 


Ghi chú: 

  • Mức viện trợ bình quân đầu người được tính bằng cách lấy tổng viện trợ chia cho dân số VNCH cùng năm. 
  • Mức viện trợ tính bằng tiền Đồng tính bằng cách lấy mức viện trợ tính bằng Dollar Mỹ nhân với tỷ giá hối đoái chính thức giữa Đồng VNCH với Dollar.

*  Ngày xưa khi còn chiến tranh, mỗi viên đạn trị giá khoảng 20.000 đến 22.000 đồng tiền Hồ bây giờ, cứ tạm so với giá một lon bia Heineken đi thì thời ấy, mỗi ngày đêm, trên khắp mọi nẻo đường của miền Nam, khi có chiến sự thì biết bao nhiêu là lon bia được sử dụng.

*  Năm 2013 Việt Nam đứng hàng thứ 3 và dẫn đầu Đông Nam Á về uống bia nhiều nhất, Không ngoại tệ thì lấy tiền đâu mà uống?

Trước 1975, tuy sống trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng người dân không đói khổ và bất mãn như bây giờ, lại càng không trông thấy dân oan khắp nước, khắp nơi. Không cảnh cướp giựt ruộng đất, nhà cửa cho dẫu người dân có thân nhân đi theo cộng sản Việt Nam.

Trước năm 75, chính quyền không hề hô khẩu hiệu kinh tế tư bản theo định hướng nào cả, người miền Nam làm ăn, kinh doanh thoải mái, kinh tế, dân sự và xã hội phát triển mà ngay cả Hồng Kông, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và thậm chí ngay cả Nam Hàn còn phải trông mắt ước mơ. Thế mà sau 75, với chủ nghĩa siêu việt, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng ta, họ chẳng những nhanh chóng qua mặt, mà còn vượt bỏ ta hàng 50 năm, hàng trăm năm!.

Nếu nói rằng giải phóng là đúng nghĩa với nó thì khi quân giải phóng đến đâu thì người dân phải đi theo đến đó chứ, nhưng không, ngược lại, nơi nào cộng sản đến thì người ta gồng gánh khăn gói bỏ chạy thục mạng, chạy lánh xa như lánh hủi.

Sau biến cố 30-4-1975, khi cộng sản cướp toàn bộ miền Nam để qui cả đất nước về một mối "Một mối hận thù, một mối thương đau", người dân không còn chỗ nào để chạy trốn nữa, nên đành thà chôn vùi thân xác dưới lòng biển sâu, hải tặc cướp bóc, bom mìn dọc đường còn hơn là phải ở lại chung sống với hung thần sắt máu, trí trá và đần độn.

Những người đã chạy lánh chế độ toàn trị, đã trải qua biết bao thảm cảnh, lẽ nào hôm nay lại đoản trí chóng quên? Được may mắn thoát khỏi vòng vây bưng bít và sắt máu, đó là cái phước. Thế chúng ta có tận tình nghĩ đến đại đa số khối đồng bào kém may mắn còn lại, phải quằn quại dưới thể chế hung tàn bạo ngược này không?. Số tiền hàng chục tỉ đô la khổng lồ mà hằng năm người Việt ở nước ngoài gởi về, đủ để chi phí, trả lương, nuôi dưỡng toàn bộ một cơ chế độc tài thống trị toàn dân trong một thời gian vô định!. Đây là một nghịch lý mà người Việt ở hải ngoại nên bình tâm mà suy nghĩ và phải đối diện với sự thật.

Loài người luôn tự hào là một sinh vật có trí thông minh hơn tất cả các sinh vật còn lại trên hành tinh này. Con voi, con chó và nhiều con vật khác, chúng có khối óc khá bén, chúng nhớ rất dai những người đã hành hạ, đánh đập chúng mà có thái độ thân thiện hay trả thù, hoặc phản ứng với những biến cố thiên nhiên. Ngày hôm nay, con người chúng ta lại thua hẳn những con thú vật ấy ư?.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét