Phạm Văn Điệp
Kính gửi Hội đồng Cao ủy Nhân Quyền Liên Hợp Quốc
Địa chỉ: Bà Navanethem Pillay
Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (OHCHR)
Palais Wilson
52 rue des Pâquis
CH-1201 Geneva, Switzerland.
+41 22 917 9220
InfoDesk@ohchr.org
Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (OHCHR)
Palais Wilson
52 rue des Pâquis
CH-1201 Geneva, Switzerland.
+41 22 917 9220
InfoDesk@ohchr.org
Thưa quý bà,
Tên tôi là Phạm văn Điệp.
Quốc tịch Việt Nam, Hộ chiếu Việt Nam số N 1654563 cấp ngày 20.2.2013 có hạn đến 20.2.2018.
Địa chỉ ở Nga: Russian Petrozavodsk Drevlanka 22/1-84
Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam theo địa chỉ cố định ở Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Tỉnh Thanh Hóa. Tôi sang Liên Bang Nga tháng 12 năm 1992 học tập và làm việc ở Liên Bang Nga từ 12.1992 đến nay.
Tôi đã về Việt Nam nhiều lần để thăm quê hương và người thân vào những năm 1997, 2000 , 2003, 2007, 2009, 2011 và 2013 (nhưng không được nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Nội Bài Hà Nội 3 lần bay về Nội Bài Hà Nội dù đã dùng hết nỗ lực để thuyết phục)
Tôi chỉ có 1 quốc tịch duy nhất là Việt Nam mà chưa 1 lần xin nhập quốc tịch nước khác. Nhà nước Việt Nam đến giờ phút viết đơn này chưa 1 lần nào ban ra một quyết định nào quy kết hành vi mà lâu nay tôi thường thể hiện: Đó là bày tỏ quan điểm và góp ý với lãnh đạo Nhà nước Việt Nam trước những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam cũng như góp ý, bàn luận về lĩnh vực dân chủ hóa đất nước, trong đó có bầu cử tự do và đa nguyên, đa đảng.
Những lần về nước Việt Nam gần đây, tôi thường bị Công An mời làm việc, hoãn vô cớ xuất cảnh (năm 2007). Tôi đã làm đơn khiếu nại vớiBộ Công An và kiện đòi bồi thường ra tòaán Nhân dân Thành phố Hà Nội, nhưng Tòa án không trả lời và cũng không xét xử.
Ngày 24.4.2013 Căn cứ theo điều 12, khoản 4 của Công ước về Quyền Chính tri và dân sự 1966 quy định: “ Không ai bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền về nước của mình” tôi đã từ Moscow Russian về Việt Nam. Tại sân bay Nội Bài Việt Nam, Cơ quan Công An Việt Nam đã khôngcho tôi nhập cảnh với lý do vu cáo tôi ”vi phạm điều 8 Pháp lệnh Xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài” để ghi “không hoan nghênh nhập cảnh vào Việt Nam”.
Tôi không đồng ý với hành vi trên vì họ vô cớ, tùy tiện quy kết tôi vi phạm và Tôi không phải là người nước ngoài mà tôi là Công dân Việt Nam, khái niệm “không hoan nghênh” chỉ dành cho người, quan chức ngoại giao nước ngoài chứ không phải cho Công dân Việt Nam.
Tôi đã viết Đơn khiếu nại cho Đại sứ quán Việt Nam ở Moscow Russian từ 29. 4.2013, nhưng quá thời hạn giải quyết và trả lời (tối đa 45 ngày) mà họ không giải quyết. Tôi đã ủy quyền cho người ở Việt Nam, kiện ra tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội. Tòa án Hà Nội đã nhận đơn từ tháng 29.7.2013.
Đến nay đã quá hạn thông báo thụ lý hay không thụ lý, nhưng họ vẫn không trả lời gì. Tôi bằng mọi nỗ lực để tuân thủ luật pháp và các quy định của Nhà nước Việt Nam, nhưng vẫn không được giải quyết. Ngày 20.11.2013 tôi đã gửi đơn (qua đường bưu điện thư bảo đảm và qua hộp thư điện tửvietnamdoanket@gmail.com) cầu cứu đến Hội đồng Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hợp Quốc với đề nghị quan tâm, hỗ trợ để tôi được trở về Việt Nam.
Đồng thời, tôi cũng gửi đơn cho Bộ Công An Việt Nam đề nghị Cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thực hiện đúng chức năng của mình trong hệ thống Nhà nước Việt Nam tiến hành làm việc, đối thoại với tôi bằng việc tôi thông báo cho họ ngày giờ mà tôi sẽ đến sân bay Nội Bài Việt Nam (tức ngày 8.12.2013) với hy vọng Nhà nước Việt Nam sẽ không tái diễn hành vi xâm phạm quyền con người đã được tôi đòi hỏi bấy lâu nay.
Ngày 8.12.2013, tôi đã từ Moscow Russian về Việt Nam. Tại sân bay Nội Bài, Công An tiếp tục không cho tôi nhập cảnh và họ cũng lập ra một Biên Bản tương tự như tháng 4.2013 đã lập ra. Họ đã mua vé máy bay để tôi rời Việt Nam sớm nhất bằng chuyến Hà Nội – FrankFurt (Liên Bang Đức). Tại sân bay FrankFurt, tôi thuyết phục các cơ quan chức năng không hợp tác với phía Nhà nước Việt Nam để đưa tồi sang Moscow Russian mà đưa tôi trở lại Hà Nội Việt Nam. Lời đề nghị của tôi đước phía cơ quan chức năng Liên Bang Đức đáp ứng.
Ngày 10.12.2013, tôi từ FrankFurt về Việt Nam. Tại sân bay Nội Bài, Công An cương quyết không cho tôi làm thủ tục gì mà họ ép tôi phải ra máy bay để sang Moscow trong chuyến bay 10 giờ sáng ngày 10.12.2013 Hà Nội - Moscow.
Như vậy, mọi nỗ lực, mọi nguyện cầu của tôi được trở về nước Việt Nam theo quy định của điều 12, khoản 4 của Công ước về Quyền Chính tri và dân sự 1966 không được bảo vệ và tôn trọng.
Vậy tôi viết Đơn này với mong muốn Hội đồng cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc có tác động, nhắc nhở Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền con người, tôn trọng và thực hiện các điều đã ghi trong Công ước về Quyền chính trị và dân sự 1966, đặc biệt là tôn trọng điều 12, khoản 4 để chấm dứt ngay lập tức hành vi không cho Công dân Việt Nam nhập cảnh vào Việt Nam và hỗ trợ cho tôi được vào Việt Nam.
Đặc biệt hơn nữa là giám sát và có những biện pháp thích hợp để ngăn chặn quan chức Nhà nước Việt Nam trù dập, làm hại những người Việt Nam chỉ vì những người này chỉ góp ý và bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.
Trân trọng
Người viết đơn
Phạm văn Điệp
Phạm văn Điệp
Tài liệu gửi kèm
- Bản sao Biên Bản xử lý ngày 24.4.2013
- Bản sao Biên Bản xử lý ngày 8.12.2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét