Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Hiệp Định Sơ Bộ Pháp-Việt ngày 6/3/1946 cho phép Pháp trở lại Việt Nam

Độc giả Dân Luận
Nhiều "sử gia" làm tôi hoang mang và lộn xộn không biết Việt Nam lấy lại Độc Lập như thế nào - Nhất là sau khi có hai Việt Nam cùng "độc lập" - Cả hai VN đều được quốc tế - nhưng chỉ một số nước "Đồng Minh" công nhận. Liệu các văn kiện Hiệp Ước có đủ để giải thích không? Tôi là một người hưu trí trong nhiều năm đi tìm sự thực cho mình về chiến tranh Việt Nam và muốn chia sẻ với mọi người những thông tin đó.
Chia sẻ bài viết này
Trong hành trình đi tìm sự thật về chiến tranh Việt Nam, lần lượt nhờ Internet tôi đã tìm được một số tài liệu mang tính sử liệu rất đáng cho tôi dịch và gửi mọi người xem thêm để tránh cảnh kẻ mù rờ chân voi hay nhìn sự đời qua lăng kính buồn vui giận hờn.
Bùi Diễm tác giả cuốn Gọng Kìm Lịch sử cho biết, để trả lời những chỉ trích về Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/46, cho phép quân Pháp trở lại đồn trú ở Việt Nam trong thời gian năm năm, Hồ Chí Minh nói, “thà ngửi cứt thằng Tây mấy năm còn hơn ngửi cứt thằng Tàu cả trăm năm”. Đọc đoạn này tôi mắc cười nhưng cũng cảm thấy việc hai trăm ngàn quân Tưởng tràn vào miền Bắc để giải giới quân Nhật gây bao nhiêu vấn đề từ tỷ giá hối đoái áp buộc, số lượng lương thực bị quân Tưởng trưng mua trong lúc Việt Nam vừa ra khỏi trận đói kinh hoàng năm Ất Dậu v.v… và nếu họ kiếm cách ở lại miền Bắc thì quả là đại họa.
Tôi đã tìm ra bản dịch tiếng Anh về Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/46 và dịch nó ra bằng tiếng Việt cho mọi người tham khảo.
Tôi cũng đã kiếm ra Hiệp Định Élysée ký giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Vua Bảo Đại ký ngày 8 tháng 3 năm 1949.
Tóm lại Việt Nam được Thực Dân Pháp trả “độc lập” chính thức bằng Hiệp Định bốn lần và một lần chính thức hứa trả “độc lập” cho Việt Nam vài tháng trước khi Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ.
Lần 1: Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/46: Trên giấy trắng mực đen, lần ký trao Độc Lập gần như hoàn toàn cho Việt Nam (mọi thứ trừ Ngoại Giao là VN nằm trong Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp) cũng là lần duy nhất dùng chữ “High Contracting Parties” tức Đại Diện cho Quốc Gia rất rõ trong Công Pháp Quốc Tế.
Tiếp theo Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/46 là hai hội nghị để triển khai các thỏa thuận:
1.1 Hội nghị Đà Lạt 1946 còn gọi là Hội nghị trù bị Đà Lạt họp từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 11 tháng 5 năm 1946 tại Đà Lạt, là một hội nghị dự bị, gặp gỡ giữa 2 phái đoàn Việt và Pháp chuẩn bị cho Hội nghị Fontainebleau chính thức vào tháng Bảy năm ấy.
1.2 Hội nghị Fontainebleau 1946 khai mạc sáng ngày 6 tháng 7 năm 1946 (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_ngh%E1%BB%8B_Fontainebleau_1946) đã bị thất bại và ông Hồ Chí Minh đã ký Tạm ước Việt - Pháp 14 tháng 9, 1946 (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A1m_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Vi%E1%BB%87t_-_Ph%C3%A1p)
Lần 2: Pháp và Bảo Đại ký Hiệp Ước Vịnh Hạ Long lần thứ nhất ngày 7 tháng 12 năm 1947.
Lần 3: Bảo Đại và Toàn Quyền Bollaert ký Hiệp Ước Vịnh Hạ Long lần thứ hai ngày 5 tháng 6 năm 1948
Trong cả hai Hiệp Ước Vịnh Hạ Long Pháp chỉ trao lại một số quyền tự quyết nhưng không phải là một nền Độc Lập toàn diện – như trong Hiệp Ước Vịnh Hạ Long lần thứ hai Pháp giữ lại Quân Đội và Ngoại Giao, và nhiều chức năng công quyền khác sẽ được thương thảo sau (http://www.vietnamgear.com/Indochina1947.aspx)
Lần 4: Tổng Thống Vincent Auriol và Vua Bảo Đại ký Hiệp Định Élysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949. Trong đó Pháp công nhận nước Việt Nam độc lập và là nước hội viên của Liên Hiệp Pháp nhưng giữ lại Quân Đội và Ngoại Giao
Và một lời hứa: Ngày 3 tháng 7 năm 1953, Chính phủ Pháp đưa ra một tuyên bố về ý định của mình là trao trả Độc Lập và Chủ Quyền hoàn toàn cho ba nước Hội Viên (Cao Mên, Lào và Việt Nam).
Lần này tôi xin phép được đưa ra bản dịch của Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/46 và sẽ đưa bản dịch của Hiệp Định Élysée ngày 8 tháng 3 năm 1949 vào bài sau.
* * *

Hiệp định Pháp-Việt ngày 06 tháng ba năm 1946

Chính phủ nước Cộng hoà Pháp, đại diện bởi ông Sainteny, một đoàn đại biểu từ Cao uỷ Pháp được sự , ủy quyền chính thức của Đô đốc D'Argenlieu, Cao ủy của Pháp, nằm trong chủ quyền của Cộng hòa Pháp, một bên;
Và chính phủ Việt Nam, đại diện bởi Chủ Tịch Hồ Chí Minh và đại biểu đặc biệt trong Hội đồng Bộ trưởng, ông Vũ Hồng Khanh, một bên;
Đã được đồng ý trên các điều khoản sau đây:
1. Chính phủ Pháp công nhận Cộng Hòa Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quốc hội, quân đội và ngân sách riêng của mình, thuộc Liên Bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.
Liên quan đến sự thống nhất của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ), chính phủ Pháp cam kết thực hiện các quyết định của người dân thông qua trưng cầu dân ý.
2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố họ đã sẵn sàng để chấp nhận một cách hữu nghị việc quân đội Pháp khi, phù hợp với hiệp ước quốc tế, thay thế quân đội Trung Hoa [của Tưởng Giới Thạch]. Một bản phụ lục về thoả thuận này và được gắn liền với hiệp ước sơ bộ này sẽ thiết lập các điều khoản mà theo đó các hoạt động giải giới [quân Nhật] sẽ được thực hiện.
3. Các điều khoản được nêu trên đây sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Ngay sau khi trao đổi chữ ký, Đại Diện của mỗi Nước ký kết hiệp định sẽ đưa ra tất cả các biện pháp cần thiết để chấm dứt sự xung đột ngay lập tức, giữ các lực lượng quân sự ở các vị trí tương ứng của họ và tạo môi trường thuận lợi cần thiết để lập tức mở các cuộc đàm phán thân thiện và thẳng thắn.
Các đàm phán đó sẽ gắn kết đặc biệt là trên quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước ngoài; tình trạng tương lai của Đông Dương; và lợi ích kinh tế và văn hóa Pháp tại Việt Nam.
Hà Nội, Sài Gòn hay Paris có thể được chọn để làm địa điểm của hội nghị.
Làm tại Hà Nội, ngày 06 tháng ba năm 1946.
Ký tên: Sainteny, Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh
Bản phụ lục cho Hiệp định Pháp-Việt ngày 06 tháng ba năm 1946
Giữa các Đại Diện các Nước ký kết [dịch từ chữ “High Contracting Parties” by definition, are states] được chỉ định trong hiệp ước sơ bộ, sau đây là thỏa thuận:
Thứ nhất, các lực lượng giải giới sẽ gồm:
10.000 quân Việt Nam với chỉ huy là người Việt Nam, đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của Việt Nam.
15.000 quân Pháp, bao gồm các lực lượng Pháp hiện có mặt trong lãnh thổ Việt Nam ở phía bắc vĩ tuyến 16. Những quân nhân này phải chỉ gồm những người xuất xứ từ Pháp chính quốc [French metropolitain], ngoại trừ những người lính lo bảo vệ cho tù binh Nhật Bản.
Các lực lượng này, như một khối, sẽ được đặt dưới sự chỉ huy tối cao của Pháp với sự hỗ trợ của đại diện Việt Nam.
Việc tiến quân, đóng quân và việc xử dụng các lực lượng này sẽ được xác định trong một cuộc họp tham mưu chung giữa các đại diện của các bộ tư lệnh Pháp và Việt Nam, cuộc họp này sẽ được tổ chức sau khi các đơn vị Pháp đến.
Các ủy ban hỗn hợp sẽ được tạo ra ở các cấp để đảm bảo liên lạc trong tinh thần hợp tác hữu nghị giữa các lực lượng Pháp và Việt Nam.
Thứ hai, quân Pháp trong các lực lượng giải giới sẽ được chia làm ba loại:
Các đơn vị chịu trách nhiệm canh giữ tù binh chiến tranh Nhật Bản sẽ được chuyển về nước, ngay sau khi họ hoàn tất nhiệm vụ, tức sau khi đã sơ tán các tù binh Nhật Bản, với một chậm trễ tối đa là 10 tháng dù trong bất kỳ biến cố nào.
Các đơn vị chịu trách nhiệm bảo đảm, có phối hợp với quân đội Việt Nam, việc duy trì trật tự công cộng và an ninh trong lãnh thổ Việt Nam. Mỗi năm một phần năm số quân này sẽ được thay bởi quân đội Việt Nam, việc thay quân này do đó sẽ được hoàn thành một cách hiệu quả sau năm năm.
Các đơn vị chịu trách nhiệm phòng thủ căn cứ không quân và hải quân. Bao lâu nhiệm vụ được giao phó cho các đơn vị này sẽ được xác định trong các hội nghị sau.
Thứ ba, ở những nơi mà các lực lượng Pháp và Việt Nam đang đóng quân, vùng phân định chính xác sẽ được chỉ định cho họ.
Thứ tư, chính phủ Pháp tự mình sẽ không sử dụng tiếng Nhật cho các mục đích quân sự.
Thực hiện tại Hà Nội, 06 tháng 3 năm 1946
Ký tên: Sainteny, Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh
______________________
Chú thích: Bản dịch tiếng Anh
(đánh tên sai Vũ Hồng Khanh thành Vu Hang Khanh hay Vu Hung Khanh xemhttp://en.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_H%E1%BB%93ng_Khanh)

Franco-Vietnam Agreement of March 6th, 1946

The government of the French Republic, represented by M. Sainteny, a delegate from the High Commissioner of France, properly authorized by Admiral D’Argenlieu, High Commissioner of France, in who resides the sovereign powers of the French Republic, on one part;
And the government of Vietnam, represented by its president, Ho Chi Minh and the special delegate pf the Council of Ministers, M. Vu Hang Khanh, on the other part;
The following has been agreed upon:
The French government recognizes the Republic of Vietnam as a free state, having its own government, parliament, army and treasury, belonging to the Indo-Chinese Federation and to the French Union.
Concerning the unification of the three ky (Tonkin, Annam And Cochin-China) , the French government binds itself to carry out the decisions taken by the population through a referendum.
The government of Vietnam declares itself ready to accept amicably the French army when, in conformance with international agreements, it relieves Chinese forces. An annex agreed upon and attached to the present preliminary convention will establish the terms according to which the relief operations will be effected.
The stipulations formulated above will enter into force immediately. Directly after the exchange of signature, each of the high contracting parties will take all necessary measures to stop hostilities immediately, to keep the military forces in their respective positions and to create the favorable climate necessary to the immediate opening off friendly and frank negotiations.
These negotiations will bear especially on the diplomatic relations of Vietnam with foreign states; the future status of Indo-China; and French economic and cultural interests in Vietnam.
Hanoi, Saigon or Paris may be chosen as the location of the conference.
Done at Hanoi, March 6, 1946
Signed: Sainteny, Ho Chi Minh, Vu Hung Khanh
Annex to the Franco-Vietnam Agreement of March 6th, 1946
Between the High Contracting Parties designated in the preliminary convention, the following is agreed upon:
Firstly, the relief forces will be composed of 10,000 Vietnamese with their Vietnamese cadres, under military control of Vietnam
15,000 French, including the French forces now located in the territories of Vietnam north of the 16th parallel. These elements must be composed solely of French metropolitan origin, except for soldiers guarding Japanese prisoners
These forces, as a whole, will be placed under supreme French command with the assistance of Vietnamese representatives.
The advance, stationing and employment of these forces will be defined during a general staff conference between the representatives of the French and Vietnamese commands, which will be held upon the landing of the French units.
Mixed commissions will be created at all echelons to ensure liaison in a spirit of friendly cooperation between the French and Vietnamese forces.
Secondly, the French elements of the relief forces will be divided in the three categories:
Units charged with guarding of Japanese prisoners of war will be repatriated, as soon as their mission is completed, following the evacuation of Japanese prisoners, in any event with a maximum delay of 10 months.
The units charged with ensuring, in cooperation with the Vietnamese Army, the maintenance of public order and security in Vietnamese territory. Each year a fifth of these troops will be relieved by the Vietnamese Army, this relief will thus be effectively completed after five years.
The units charged with the defense of air and naval bases. The length of the mission entrusted to these units will be defined in the later conferences.
Thirdly, in the places where French and Vietnamese forces are stationed, precisely demarcated zones will be assigned to them.
Fourthly, the French government binds itself not to use the Japanese for military purposes.
Done at Hanoi, March 6, 1946
Signed: Sainteny, Ho Chi Minh, Vu Hung Khanh

Đọc thêm:

Definition of high contracting parties
The representatives of states who have signed or ratified a treaty. From the point of view of international law it is immaterial where the treaty-making power resides (e.g. in a head of state, a senate, or a representative body): this is a question determinable by the constitutional law of the particular contracting state concerned. Other nations are entitled only to demand from those with whom they contract a de facto capacity to bind the society that they represent. The House of Lords has held that the determination of who the high contracting parties are is to be based upon the terms of the individual treaty in question. Thus the signatories, as well as the parties, can be considered to be high contracting parties.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét