“Tại sao thế giới không hiểu những đau khổ của tôi?”
Sự mâu thuẫn ở đây không ngụ ý sự mâu thuẫn trong bản chất của con người ví dụ như khao khát yêu thương nhưng lại dễ dàng oán hận – đây cũng là một kiểu mâu thuẫn, nhưng do nó đều nằm trong bản chất của con người, trong từng cá thể nên xét giữa các cá thể khác nhau nó lại là một điểm tương đồng.
Tôi muốn nói đến sự mâu thuẫn khi người ta được nghe về “cái lá” (*). Chúng ta có một bộ từ điển, một bộ từ điển đủ hợp lý và chặt chẽ để người ta định nghĩa về “cái lá” đủ để người ta phân biệt nó không phải là cái bút chì hay cái bát và thế cái lá là cái lá, nó được mọc ở trên cây, nhưng nếu nó ở dưới đất, nó là cái lá đã rụng và tất nhiên nó vẫn là cái lá, thời gian và không gian không làm thay đổi bản chất của nó. Và rồi chúng ta tự hào, chúng ta đã gắn mỗi phần của thế giới với một cái nhãn duy nhất và bất biến đủ để tất cả đều hiểu. Và như thế, thế giới rõ ràng hơn bao giờ hết, sáng trong hơn bao giờ hết, nếu người ta tìm thấy điều gì đó mới mẻ, nó sẽ được gắn một nhãn mới, nó thống nhất và bất biến.
Trở lại xa hơn một chút. Khi vũ trụ được hình thành, ở một nơi xa xôi và tối tăm được gọi là địa cầu có một loài động vật biết đi bắt đầu tìm cho mình những định nghĩa về thế giới, cố gắng dùng trí tuệ và sức mạnh của mình để thoát khỏi các nỗi sợ – và thứ họ sợ nhất là những thứ họ không biết họ tìm cách lý giải nó, chiến đấu với nó và rồi họ chiến thắng nó, họ là chủ của thế giới. Ngay cả thần linh họ tạo ra trong trí tưởng tượng của họ cũng chỉ xoay quanh họ hỗ trợ cho họ trong cuộc chiến chinh phục thế giới của mình.
Và giây phút chiến thắng ấy, giây phút họ phát hiện ra mình là trung tâm vũ trụ lại là giây phút đáng xấu hổ nhất, giây phút ngạo mạn nhất, sai lầm nhất nhưng không phải đau khổ nhất – đau khổ chỉ mới bắt đầu.
Bởi hắn tin “cái lá” là “cái lá”. Than ôi, cái lá mà hắn nhìn thấy đã biến mất từ lâu rồi, biến mất từ thời điểm hắn định nghĩa về nó – bởi hắn không thể tìm được cái lá nào giống như cái lá trong tiềm thức. Và than ôi, đồng loại của hắn, những người dùng chung bộ từ điển với hắn đâu có nhìn được cái lá của hắn, họ tưởng tượng về cái lá của họ khi nghe hắn nói và cái lá đáng yêu của họ cũng đã biến mất từ lâu rồi. Rồi họ và hắn giao tiếp với nhau trong thế giới tưởng chừng như thống nhất. Nếu hắn gặp ai đó không cùng quan điểm giao tiếp với hắn, hắn tin kẻ đó đã cố tình làm sai bộ quy tắc và nó đáng bị trừng phạt – hắn đã oán hận. Hắn không đáng trách, sai lầm của hắn không phải ở thời điểm đó, sai lầm của hắn ở quá khứ, ở việc tin rằng có một thế giới thống nhất.
Và “cái lá” không phải là “cái lá”. Vào một ngày đẹp trời, sau khi đã quên đi những đứa khó chịu khác đủ để thảnh thơi và nhẹ nhõm. Hắn gặp một thằng điếc bẩm sinh, bởi vì điếc bẩm sinh nên nó câm. Hắn luôn tự hỏi thằng điếc và câm đó có tò mò xem mọi người nói chuyện thế nào không, nó có biết mọi người có thể giao tiếp bằng âm thanh không. Rồi hắn vô tình phát hiện ra phát hiện đáng giá nhất cuộc đời hắn – đó là những tiếng ú ớ của thằng điếc.
Hắn phát hiện ra thằng điếc ấy cũng nghĩ mọi người giao tiếp như nó, nó nói những thú ú ớ vì nghĩ đó là cách người ta giao tiếp bằng miệng và hóa ra trong thế giới đó, hắn chả có gì đặc biệt, hóa ra trong thế giới thằng điếc hắn cũng chỉ đang mở miệng ra và khép miệng lại để nói một thứ ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ chỉ có thằng điếc tin rằng cả thế giới hiểu. Nhưng thế giới đã không hiểu, và lúc này hắn hiểu, hắn biết ơn thằng điếc đó suốt đời.
Và đó là giây phút tuyệt vời nhất, giây phút hắn vứt bỏ cuốn từ điển của mình và may mắn, hắn không cố gắng tìm cuốn từ điển nào khác, bởi hắn biết không có thứ nào như thế, rồi hắn bắt đầu tập chấp nhận cuốn từ điển của thế giới. Nhưng vì thế giới có quá nhiều cuốn từ điển nên hắn đành từ bỏ việc thấu hiểu nó, hắn chấp nhận nó và đó là cách duy nhất để hắn có thể sống yên ổn – hay chính xác hơn là không tự làm khổ mình.
Hắn nhớ đến câu nói: “Nếu ai đã từng thèm khát một sự thấu hiểu, sẽ biết rằng chúng ta không thể nhìn cảm xúc của người khác bằng con mắt của họ và cũng đừng hy vọng điều ngược lại, chúng ta chỉ có thể chấp nhận nó.”
Hắn phát hiện thêm một điều nữa, có lẽ những con kiến cũng tin rằng mình là trung tâm của vũ trụ. Hắn cười.
Itlboy
(*) “Cái lá” là một ví dụ rất hay mà mình đọc được từ một bài viết nổi tiếng, mạn phép mượn “cái lá” của tác giả vào đây, à mà lẽ ra mình không phải xin phép vì “cái lá” của tác giả khác “cái lá” của mình. :D
Tôi muốn nói đến sự mâu thuẫn khi người ta được nghe về “cái lá” (*). Chúng ta có một bộ từ điển, một bộ từ điển đủ hợp lý và chặt chẽ để người ta định nghĩa về “cái lá” đủ để người ta phân biệt nó không phải là cái bút chì hay cái bát và thế cái lá là cái lá, nó được mọc ở trên cây, nhưng nếu nó ở dưới đất, nó là cái lá đã rụng và tất nhiên nó vẫn là cái lá, thời gian và không gian không làm thay đổi bản chất của nó. Và rồi chúng ta tự hào, chúng ta đã gắn mỗi phần của thế giới với một cái nhãn duy nhất và bất biến đủ để tất cả đều hiểu. Và như thế, thế giới rõ ràng hơn bao giờ hết, sáng trong hơn bao giờ hết, nếu người ta tìm thấy điều gì đó mới mẻ, nó sẽ được gắn một nhãn mới, nó thống nhất và bất biến.
Trở lại xa hơn một chút. Khi vũ trụ được hình thành, ở một nơi xa xôi và tối tăm được gọi là địa cầu có một loài động vật biết đi bắt đầu tìm cho mình những định nghĩa về thế giới, cố gắng dùng trí tuệ và sức mạnh của mình để thoát khỏi các nỗi sợ – và thứ họ sợ nhất là những thứ họ không biết họ tìm cách lý giải nó, chiến đấu với nó và rồi họ chiến thắng nó, họ là chủ của thế giới. Ngay cả thần linh họ tạo ra trong trí tưởng tượng của họ cũng chỉ xoay quanh họ hỗ trợ cho họ trong cuộc chiến chinh phục thế giới của mình.
Và giây phút chiến thắng ấy, giây phút họ phát hiện ra mình là trung tâm vũ trụ lại là giây phút đáng xấu hổ nhất, giây phút ngạo mạn nhất, sai lầm nhất nhưng không phải đau khổ nhất – đau khổ chỉ mới bắt đầu.
Bởi hắn tin “cái lá” là “cái lá”. Than ôi, cái lá mà hắn nhìn thấy đã biến mất từ lâu rồi, biến mất từ thời điểm hắn định nghĩa về nó – bởi hắn không thể tìm được cái lá nào giống như cái lá trong tiềm thức. Và than ôi, đồng loại của hắn, những người dùng chung bộ từ điển với hắn đâu có nhìn được cái lá của hắn, họ tưởng tượng về cái lá của họ khi nghe hắn nói và cái lá đáng yêu của họ cũng đã biến mất từ lâu rồi. Rồi họ và hắn giao tiếp với nhau trong thế giới tưởng chừng như thống nhất. Nếu hắn gặp ai đó không cùng quan điểm giao tiếp với hắn, hắn tin kẻ đó đã cố tình làm sai bộ quy tắc và nó đáng bị trừng phạt – hắn đã oán hận. Hắn không đáng trách, sai lầm của hắn không phải ở thời điểm đó, sai lầm của hắn ở quá khứ, ở việc tin rằng có một thế giới thống nhất.
Và “cái lá” không phải là “cái lá”. Vào một ngày đẹp trời, sau khi đã quên đi những đứa khó chịu khác đủ để thảnh thơi và nhẹ nhõm. Hắn gặp một thằng điếc bẩm sinh, bởi vì điếc bẩm sinh nên nó câm. Hắn luôn tự hỏi thằng điếc và câm đó có tò mò xem mọi người nói chuyện thế nào không, nó có biết mọi người có thể giao tiếp bằng âm thanh không. Rồi hắn vô tình phát hiện ra phát hiện đáng giá nhất cuộc đời hắn – đó là những tiếng ú ớ của thằng điếc.
Hắn phát hiện ra thằng điếc ấy cũng nghĩ mọi người giao tiếp như nó, nó nói những thú ú ớ vì nghĩ đó là cách người ta giao tiếp bằng miệng và hóa ra trong thế giới đó, hắn chả có gì đặc biệt, hóa ra trong thế giới thằng điếc hắn cũng chỉ đang mở miệng ra và khép miệng lại để nói một thứ ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ chỉ có thằng điếc tin rằng cả thế giới hiểu. Nhưng thế giới đã không hiểu, và lúc này hắn hiểu, hắn biết ơn thằng điếc đó suốt đời.
Và đó là giây phút tuyệt vời nhất, giây phút hắn vứt bỏ cuốn từ điển của mình và may mắn, hắn không cố gắng tìm cuốn từ điển nào khác, bởi hắn biết không có thứ nào như thế, rồi hắn bắt đầu tập chấp nhận cuốn từ điển của thế giới. Nhưng vì thế giới có quá nhiều cuốn từ điển nên hắn đành từ bỏ việc thấu hiểu nó, hắn chấp nhận nó và đó là cách duy nhất để hắn có thể sống yên ổn – hay chính xác hơn là không tự làm khổ mình.
Hắn nhớ đến câu nói: “Nếu ai đã từng thèm khát một sự thấu hiểu, sẽ biết rằng chúng ta không thể nhìn cảm xúc của người khác bằng con mắt của họ và cũng đừng hy vọng điều ngược lại, chúng ta chỉ có thể chấp nhận nó.”
Hắn phát hiện thêm một điều nữa, có lẽ những con kiến cũng tin rằng mình là trung tâm của vũ trụ. Hắn cười.
Itlboy
(*) “Cái lá” là một ví dụ rất hay mà mình đọc được từ một bài viết nổi tiếng, mạn phép mượn “cái lá” của tác giả vào đây, à mà lẽ ra mình không phải xin phép vì “cái lá” của tác giả khác “cái lá” của mình. :D
Itlboy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét