Chờ đúng ngày Quân lực VNCH (19/6, cũng là ngày Freedom Fighters Day theo như một nghị quyết của Đại nghị viện Virginia), Ủy ban Lâm thời VNCH đã tung ra một tài liệu phản biện văn thư phổ biến 10 ngày trước đó bởi ông phó đại sứ Vương Dân của Trung Cộng tại Liên hiệp quốc (tức “Position Paper” của TC mang tên “The Operation of the HYSY 981 Drilling Rig: Vietnam’s Provocation and China’s Position,” “Hoạt động của Giàn khoan HYSY 981: Khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc,” phổ biến hôm 9/6/2014 tới 193 phái bộ có mặt ở LHQ).
Bản Tin Báo Chí đến hơn 350 địa chỉ truyền thông ở Thủ đô Washington
Dùng những phương tiện của National Press Club (Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Mỹ) trên đường 14 gần Tòa Bạch Ốc, từ sáng sớm tinh mơ Ủy ban đã chuyển đi một bản tin báo chí mang tên “Republic of Vietnam Issues ‘Rebuttal’ to China’s Position Paper on Current South China Sea Standoff” (“Bài phản biện của VNCH đối với Văn thư bày tỏ lập trường của Trung Cộng về Tình hình đối đầu hiện tại ở Biển Đông”) đến hơn 350 địa chỉ báo đài và các văn phòng quan trọng ở thủ đô Hoa thịnh đốn. Ngoài bản tin báo chí, Ủy ban còn cho phân phát tới gần 200 văn phòng trong bin đinh của Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia toàn văn của bài phản biện trong tiếng Anh (3 trang).
Bản tin báo chí, vì là phải ngắn, nên chỉ nói được sơ sài đến việc Ủy ban Lâm thời VNCH đã đưa ra một tài liệu phản biện tài liệu của Trung Cộng với nội dung tóm lược như sau:
“Đây là một tài liệu phản biện từng điểm một văn thư bày tỏ lập trường của Trung quốc cho thấy là những khẳng định của TC vừa được quan niệm một cách cẩu thả vừa đi ngược lại các dữ kiện lịch sử. Mâu thuẫn nội bộ cũng còn thấy rõ trong một số lập luận chính của tài liệu TC. Ngoài việc nhắc đến những tài liệu đồ sộ chứng minh chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (kể cả hàng tá bản đồ do người Âu châu vẽ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19), bài phản biện còn nhắc đến 5 hiệp định quốc tế mà Trung quốc, vì đã ký vào đó nên có bổn phận phải tuân thủ như, tỷ dụ, sự toàn vẹn lãnh thổ của miền Nam VN, tức VNCH.”
Cuối bản tin báo chí còn ghi một đoạn: “Ai muốn được biết đầy đủ về bài phản biện hay/và xem những tài liệu được nhắc đến trong bài phản biện có thể liên lạc với chúng tôi ở” địa chỉ và số ĐT của Ủy ban Lâm thời VNCH, 6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150, U.S.A. (ĐT: 703 971 9178).
Phản ứng gần như tức thời
Chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi bản tin báo chí được tung ra, G.S. Trần Hữu Dũng của website www.vietstudies.info đã thấy và đưa bản tin vào website của ông. Sau đó, ông còn yêu cầu cho ông toàn bài phản biện bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh để ông đưa tất cả lên trên trang nhà www.vietstudies.com. Như vậy là có cả nghìn người trong học giới có thể đọc hay tham khảo được mấy tài liệu này.
24 giờ đồng hồ sau, Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia cũng báo cáo những tin tức rất phấn khởi: Tính đến sáng ngày 20/6, đã có 56 người vào truy cập, trong đó có 11 báo đài (media) và 45 người vào nghiên cứu (online & search), chưa kể là đã có 127 trang nhà đưa vào kết nối của họ (links). Trong số những kết nối này, người ta thấy những websites lớn như MarketWatch (758 nghìn người vào coi mỗi ngày), Reuters (617 nghìn), Boston.com (561 nghìn), Bloomberg Businessweek (407 nghìn), Dallas/Sacramento Business Journal (389 nghìn) v.v. Đã đành là những người truy cập vào các trang nhà lớn như MarketWatch thường không để ý đến những tin tức ít liên hệ đến cuộc sống của họ mà chỉ đi tìm đến thị trường chứng khoán, chẳng hạn, song cứ cho là 1000 người mới có 1 người để ý đến chuyện Biển Đông thì ta cũng vẫn có cả nghìn người vào xem Bản Tin nói trên.
Cũng vào sáng thứ Sáu, 20/6, có anh Tony Nguyen hứa là sẽ đưa lên VietPBN.net và cô CD ở Pháp hẹn đưa lên trang nhà Chuyển Hóa đi vào Việt nam. Ngoài ra, nhà báo Bút Vàng Đỗ Thị Thuấn đã cung cấp cho Ủy ban toàn bộ địa chỉ của các phái bộ ở LHQ để Ủy ban có thể chuyển đến họ toàn văn bài phản biện trong tiếng Anh.
Sau 5 ngày vẫn còn người vào coi
Dựa theo những con số mà hãng PRnewswire thống kê về các bản tin báo chí do Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia phân phối thì con số người vào xem Bản Tin Phản Biện của VNCH đã tăng lên như sau:
Nhanh nhạy nhất là các báo đài “pick up” tin này ngay từ ngày đầu: 11 báo đài nhưng sau mấy ngày cũng chỉ thêm được có 1 cơ sở truyền thông đại chúng nữa, thành 12 cả thảy (trong đó có cả đài Ả rập Al Jazeera).
Nhưng con số những người vào nghiên cứu hay sưu tầm (online & search) thì lại tăng một cách đáng kể: 56 ngày đầu, lên 311 ngày thứ 2, 386 ngày thứ 3, và cuối cùng là 400 ngày thứ 4. Như vậy rõ ràng là tài liệu phản biện của VNCH đã đánh trúng vào một đề tài nóng hổi.
Đến sáng ngày thứ 5 thì bài phản biện đã được trang nhà Anhbasam ở trong nước cũng đem đăng lên cho đồng bào trong nước được xem.
Phản ứng của những người đã có dịp xem bài phản biện cũng tỏ ra đồng tình và rất thuận lợi. Một cựu sĩ quan hải quân VNCH viết: “Bài phản biện là một công trình nghiên cứu thật thấu đáo và đầy đủ. Trong khi Hà Nội ngậm tăm thì… bài phản biện [đã tỏ ra] rất hùng hồn.” Một giáo sư tiến sĩ ở Viện Đại học George Washington (ở DC, thủ đô Hoa kỳ) cho rằng “Đây là [một] văn kiện quan trọng có giá trị lịch sử sau này… Cả nước có 86 triệu dân mà đảng CSVN sau 40 năm cầm quyền tuyệt đối lại đưa cả nước xuống hố.” Giáo sư THD ở Ohio nhận xét: “Bài phản biện này nội dung mạnh mẽ, ngôn từ ngoại giao đứng đắn…” Một “còm” khác cũng đồng ý: “Cả Bộ Ngoại giao VC không đưa ra nổi một phản biện có chất lượng như bản tuyên bố này.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét