Tết ở Việt Nam
Thời thơ ấu, tôi lớn lên trong một thành phố nhỏ miền Trung, một thành phố nghèo nàn, quanh quẩn chỉ có mấy con phố chính, “đi dăm phút đã trở về chốn cũ”. Những nhân vật của thành phố này, trong ký ức bề bộn của gần bảy mươi năm qua, tôi còn nhớ rõ, lạ lùng đối với tôi là những nhân vật Tàu. Trên con đường ra chợ, tôi ít khi dám nhìn thẳng vào những ngôi nhà người Tàu, với bàn ghế chất đầy, những khung ảnh treo la liệt trên tường và nhân vật làm tôi sợ hãi nhất là một bà già, chân bó những lớp vải dày, khuôn mặt quắt queo như xác ướp, với những móng tay dài, cong vút thường ngồi bất động trên một chiếc ghế, nhìn ra đường.
Trong thành phố này, hình như tất cả việc buôn bán đều tập trung vào những gia đình người Tàu, có lẽ đã đến đây cả trăm năm trước khi tôi ra đời. Ở đây tôi không thấy những nhân vật người Tàu nghèo khó như người Tàu bán lạc rang hay đẩy xe mì gõ như sau này khi lớn lên, tôi thấy ở Saigon – Chợ Lớn. Trong thành phố này có một tiệm thuốc Bắc với bảng hiệu mang theo chữ “Đường”, đại khái như Tế Sinh Đường hay Thiên Lương Đường, mà tôi thường lãnh nhiệm vụ mang cái phái thuốc của ông cụ tôi đến “bổ” mấy thang. Có hai tiệm ăn nằm ở hai con đường khác nhau, mang chữ “Ký” ở đàng sau, tôi không còn nhớ rõ là Nhuận Ký hay Minh Ký, trông cũng tối tăm, với những chiếc bàn ghế xỉn màu, mà tôi nghĩ chỉ có những người sang trọng mới đủ tiền để vào ăn! Tôi vẫn ao ước có dịp đến đó, như để ăn một bát mì hay được sở hữu một cái bánh bao, nhưng không bao giờ có dịp, cho đến lúc tôi chưa lên được lớp ba, thì cha tôi đổi việc làm, gia đình dời đi thành phố khác.
Trong thành phố này, hình như tất cả việc buôn bán đều tập trung vào những gia đình người Tàu, có lẽ đã đến đây cả trăm năm trước khi tôi ra đời. Ở đây tôi không thấy những nhân vật người Tàu nghèo khó như người Tàu bán lạc rang hay đẩy xe mì gõ như sau này khi lớn lên, tôi thấy ở Saigon – Chợ Lớn. Trong thành phố này có một tiệm thuốc Bắc với bảng hiệu mang theo chữ “Đường”, đại khái như Tế Sinh Đường hay Thiên Lương Đường, mà tôi thường lãnh nhiệm vụ mang cái phái thuốc của ông cụ tôi đến “bổ” mấy thang. Có hai tiệm ăn nằm ở hai con đường khác nhau, mang chữ “Ký” ở đàng sau, tôi không còn nhớ rõ là Nhuận Ký hay Minh Ký, trông cũng tối tăm, với những chiếc bàn ghế xỉn màu, mà tôi nghĩ chỉ có những người sang trọng mới đủ tiền để vào ăn! Tôi vẫn ao ước có dịp đến đó, như để ăn một bát mì hay được sở hữu một cái bánh bao, nhưng không bao giờ có dịp, cho đến lúc tôi chưa lên được lớp ba, thì cha tôi đổi việc làm, gia đình dời đi thành phố khác.
Hầu hết tiệm buôn trong chiếc chợ nhỏ đều do người Tàu làm chủ. Hai đại lý gạo, một hai tiệm bán dầu hỏa, một đại bài rượu, những tiệp “chạp phô” bán đủ thứ gia dụng, từ đường, muối, mè, đậu, bột… mà tôi thường thấy những nông dân mang lên thành phố bán cho họ, cũng như những tiệm buôn nhỏ ở nhà quê, hay người tiêu dùng thường xếp hàng dài trước các tiệm buôn này để “cất” hàng.
Trong ngôi chợ nhỏ này, tôi chỉ nhớ người Việt có một cái chợ cá, ồn ào, hối hả, một khu khác bán rau cỏ, những tiệm bán nồi niêu bằng đất, đồ nhôm, than củi, hai tiệm bán vải vóc, chăn chiếu. Nhưng những món cần thiết khác cho đời sống như gạo, muối, đường thì chỉ có thể tìm thấy ở những tiệm buôn người Tàu.
Trong ngôi chợ nhỏ này, tôi chỉ nhớ người Việt có một cái chợ cá, ồn ào, hối hả, một khu khác bán rau cỏ, những tiệm bán nồi niêu bằng đất, đồ nhôm, than củi, hai tiệm bán vải vóc, chăn chiếu. Nhưng những món cần thiết khác cho đời sống như gạo, muối, đường thì chỉ có thể tìm thấy ở những tiệm buôn người Tàu.
Trong ý nghĩ của một đứa trẻ, tôi nghĩ trong thành phố này, nếu không có người Tàu, gia đình tôi sẽ không có cơm, chén nước mắm, hạt muối hay ly chè hay chén xôi để ăn hay một chai rượu cho cha tôi và bạn bè. Trong thành phố này tôi không thấy người Tàu nào làm nghề kéo xe, đi làm thuê hay ngồi xin ăn bên vệ đường.
Mẹ tôi thường khen người Tàu buôn bán thật thà, không nói thách, không lừa dối khách hàng, trọng chữ tín và có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau tận tình. Tôi không biết rõ những người Tàu trong cái thành phố nhỏ năm xưa ấy thuộc người Quảng Đông, Tiều (Triều Châu), Hải Nàm, Phúc Kiến, hay là người Hẹ (Hạ Phương,) nhưng thấy họ có trường học, chùa miếu và nghĩa trang riêng.
Tuy người Việt từ xưa đã từng có thời gian lệ thuộc Tàu nhưng vẫn có cái nhìn miệt thị đối với dân họ, ngoài cách gọi riêng theo gốc gác như người Quảng, người Tiều, người Hẹ, người Hán, người Ngô, còn thì chung chung người Tàu được gọi là Khách Trú, Ba Tàu, Các Chú, Chú Chệt, Chú Khách, Tàu Khựa, Tàu Phù, Tàu Ô…
Người Tàu ít khi gả con gái họ cho người Việt, nhưng trong thành phố nhỏ ngày xưa đó và cả sau này, tôi thấy nhiều cô gái Việt lấy chồng Tàu. Ngày nay gần như người Tàu đã bị đồng hóa, có chăng chỉ còn lại những cái tên, khuôn mặt và giọng nói.
Thời Pháp thuộc cho mãi đến năm 1954, vùng Chợ Lớn được xem như lãnh địa của Hoa Kiều, phố xá, bảng hiệu chằng chịt chữ Hán. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Hoa kiều muốn sinh sống làm ăn phải nhập tịch Việt Nam, hoặc ra khỏi nơi đây. Các bảng hiệu, tên họ phải viết lại bằng tiếng Việt. Tuy vậy hầu hết trong các nước Đông Nam Á, người Tàu thao túng nền kinh tế, các mặt hàng trọng yếu, mua chuộc các giới chức chính quyền từ trên xuống dưới. Ngay ở miền Nam trước đây, mùa Trung Thu, đường trở nên khan hiếm. Gạo, sữa và các nhu yếu phẩm đều nằm trong tay các chủ nhân Hoa Kiều. Người Tàu nổi tiếng là hối lộ giỏi, kín đáo. Những chức vụ quận trưởng, cảnh sát trưởng các địa phương đông người Tàu đều là những chức vụ béo bở, không phải là họ hàng thân tín, thì cũng phải chạy bằng tiền.
Vụ “trở cờ” lớn nhất của Hoa kiều tại Việt Nam là sau ngày 30/4/75, khi CS Bắc Việt tràn vào Saigon, Chợ Lớn đồng loạt treo cờ Trung Cộng đỏ rực cả một vùng, nhưng sau đó lá cờ này phải hạ xuống và khi việc đánh tư sản bắt đầu, Hoa kiều là những nạn nhân đầu tiên. Cuối cùng một số người Tàu trở về cố quốc qua biên giới phía Bắc, phần bỏ nước Việt ra đi tị nạn, vượt biển, tăng con số Hoa Kiều ở Châu Mỹ lên cao, trong khi đó gần đây qua các doanh nghiệp và công trình được ký kết giữa Việt Cộng và Trung Cộng, một số người Tàu lại tràn sang Việt Nam. Cuối cùng đi đâu cũng thấy Tàu!
Nhiều khi tôi tự hỏi, ngày xưa, không biết người Tàu rời đất nước họ bằng phương tiện gì và cái bản năng sinh tồn, ý chí kiếm sống của họ mạnh đến mức nào mà trên trái đất này không có chỗ nào là không có mặt người Tàu? Từ thế kỷ 16, 17 người Tàu đã bỏ nước ra đi, để ngày nay họ có 40 triệu người ở hải ngoại, Châu Á có 31 triệu ở Singapore, Indonesia, Philippines, Thai Lan, Malaysia, Campuchia, Laos, Việt Nam, và ngay tại Mỹ cũng có trên 3,5 triệu người Tàu sinh sống.
Người Tàu bỏ xứ ra đi vào những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh chế độ của nhà Thanh (phản Thanh phục Minh) nhưng thực tế là những đợt di dân ồ ạt vì sinh kế. Câu chuyện ông Hui Bon Hoa ở Saigon, lập nghiệp từ một gánh ve chai trở thành tỉ phú, đã nói lên khả năng cần cù, chịu khó và làm thương mãi giỏi của người Tàu trên thế giới.
Mẹ tôi thường khen người Tàu buôn bán thật thà, không nói thách, không lừa dối khách hàng, trọng chữ tín và có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau tận tình. Tôi không biết rõ những người Tàu trong cái thành phố nhỏ năm xưa ấy thuộc người Quảng Đông, Tiều (Triều Châu), Hải Nàm, Phúc Kiến, hay là người Hẹ (Hạ Phương,) nhưng thấy họ có trường học, chùa miếu và nghĩa trang riêng.
Tuy người Việt từ xưa đã từng có thời gian lệ thuộc Tàu nhưng vẫn có cái nhìn miệt thị đối với dân họ, ngoài cách gọi riêng theo gốc gác như người Quảng, người Tiều, người Hẹ, người Hán, người Ngô, còn thì chung chung người Tàu được gọi là Khách Trú, Ba Tàu, Các Chú, Chú Chệt, Chú Khách, Tàu Khựa, Tàu Phù, Tàu Ô…
Người Tàu ít khi gả con gái họ cho người Việt, nhưng trong thành phố nhỏ ngày xưa đó và cả sau này, tôi thấy nhiều cô gái Việt lấy chồng Tàu. Ngày nay gần như người Tàu đã bị đồng hóa, có chăng chỉ còn lại những cái tên, khuôn mặt và giọng nói.
Thời Pháp thuộc cho mãi đến năm 1954, vùng Chợ Lớn được xem như lãnh địa của Hoa Kiều, phố xá, bảng hiệu chằng chịt chữ Hán. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Hoa kiều muốn sinh sống làm ăn phải nhập tịch Việt Nam, hoặc ra khỏi nơi đây. Các bảng hiệu, tên họ phải viết lại bằng tiếng Việt. Tuy vậy hầu hết trong các nước Đông Nam Á, người Tàu thao túng nền kinh tế, các mặt hàng trọng yếu, mua chuộc các giới chức chính quyền từ trên xuống dưới. Ngay ở miền Nam trước đây, mùa Trung Thu, đường trở nên khan hiếm. Gạo, sữa và các nhu yếu phẩm đều nằm trong tay các chủ nhân Hoa Kiều. Người Tàu nổi tiếng là hối lộ giỏi, kín đáo. Những chức vụ quận trưởng, cảnh sát trưởng các địa phương đông người Tàu đều là những chức vụ béo bở, không phải là họ hàng thân tín, thì cũng phải chạy bằng tiền.
Vụ “trở cờ” lớn nhất của Hoa kiều tại Việt Nam là sau ngày 30/4/75, khi CS Bắc Việt tràn vào Saigon, Chợ Lớn đồng loạt treo cờ Trung Cộng đỏ rực cả một vùng, nhưng sau đó lá cờ này phải hạ xuống và khi việc đánh tư sản bắt đầu, Hoa kiều là những nạn nhân đầu tiên. Cuối cùng một số người Tàu trở về cố quốc qua biên giới phía Bắc, phần bỏ nước Việt ra đi tị nạn, vượt biển, tăng con số Hoa Kiều ở Châu Mỹ lên cao, trong khi đó gần đây qua các doanh nghiệp và công trình được ký kết giữa Việt Cộng và Trung Cộng, một số người Tàu lại tràn sang Việt Nam. Cuối cùng đi đâu cũng thấy Tàu!
Nhiều khi tôi tự hỏi, ngày xưa, không biết người Tàu rời đất nước họ bằng phương tiện gì và cái bản năng sinh tồn, ý chí kiếm sống của họ mạnh đến mức nào mà trên trái đất này không có chỗ nào là không có mặt người Tàu? Từ thế kỷ 16, 17 người Tàu đã bỏ nước ra đi, để ngày nay họ có 40 triệu người ở hải ngoại, Châu Á có 31 triệu ở Singapore, Indonesia, Philippines, Thai Lan, Malaysia, Campuchia, Laos, Việt Nam, và ngay tại Mỹ cũng có trên 3,5 triệu người Tàu sinh sống.
Người Tàu bỏ xứ ra đi vào những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh chế độ của nhà Thanh (phản Thanh phục Minh) nhưng thực tế là những đợt di dân ồ ạt vì sinh kế. Câu chuyện ông Hui Bon Hoa ở Saigon, lập nghiệp từ một gánh ve chai trở thành tỉ phú, đã nói lên khả năng cần cù, chịu khó và làm thương mãi giỏi của người Tàu trên thế giới.
Khi lớn lên, ra đời, đi xa, ở đâu tôi cũng thấy có sự hiện diện của người Tàu như câu nói “Ở đâu có khói là có người Tàu!” Mông Cáy, Lào Cai… là biên giới cực Bắc đã đành, vì sao tận cùng phía Nam của nước Việt, Cà Mau, Châu Đốc, Hà Tiên đi đâu cũng đụng người Tàu, đến nỗi xứ Bạc Liêu có câu ca dao được truyền tụng: “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ, dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu!”
Bây giờ ở Mỹ, đi thành phố nào cũng thấy “China Town”, xứ nào phát triển thương mãi nhiều thì xứ đó có nhiều người Tàu như San Francisco, Los Angles, New York… mà không phải ở Châu Mỹ, cả đến những xứ xa xôi như Ghana, Haiti, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania… cũng có Tàu.
Ít khi thấy người Tàu mang ơn đất nước đã cho họ đời sống mới, chỉ thấy gián điệp Trung Cộng có mặt khắp nơi, trong các địa hạt chính trị, quốc phòng, thương mãi… Nói chung nước nào cũng sợ Tàu!
Bây giờ ở Mỹ, đi thành phố nào cũng thấy “China Town”, xứ nào phát triển thương mãi nhiều thì xứ đó có nhiều người Tàu như San Francisco, Los Angles, New York… mà không phải ở Châu Mỹ, cả đến những xứ xa xôi như Ghana, Haiti, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania… cũng có Tàu.
Ít khi thấy người Tàu mang ơn đất nước đã cho họ đời sống mới, chỉ thấy gián điệp Trung Cộng có mặt khắp nơi, trong các địa hạt chính trị, quốc phòng, thương mãi… Nói chung nước nào cũng sợ Tàu!
Bị lệ thuộc Tây Ban Nha trong vòng 300 năm, gia tài văn hóa truyền thống của Mễ Tây Cơ đã bị phá hủy, ngày nay đất nước này có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công giáo Rôma. May mắn, với gần 1,000 năm lệ thuộc, người Việt chưa ai nói tiếng Tàu, có chữ viết, phong tục riêng, chiếc áo dài có thể gài bên tay phải thay vì gài nút bên tay trái, nhưng rõ ràng là chúng ta chưa “mất gốc”.
Tuy trong đời sống của mỗi người Việt Nam hình như đều có một chút Tàu, một ấm trà, một câu thơ, một bức tranh thủy mạc, coi tuồng Hồ Quảng, hương khói, nhang đèn mù mịt, ngày nay người ta đem cả đoàn lân vào trong chánh điện nhà Chùa, nhưng rồi cuối cùng trong bữa cơm cũng phải có một chén nước mắm thay vì… xì dầu.
Tuy trong đời sống của mỗi người Việt Nam hình như đều có một chút Tàu, một ấm trà, một câu thơ, một bức tranh thủy mạc, coi tuồng Hồ Quảng, hương khói, nhang đèn mù mịt, ngày nay người ta đem cả đoàn lân vào trong chánh điện nhà Chùa, nhưng rồi cuối cùng trong bữa cơm cũng phải có một chén nước mắm thay vì… xì dầu.
Huy Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét