Ngày 04/07/2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt. Lần đầu tiên Việt Nam có một tổ chức của các nhà báo hoạt động độc lập với Nhà nước. Nhân sự kiện này, RFI có cuộc phỏng vấn với nhà báo, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội (Sài Gòn). Linh mục Lê Ngọc Thanh là người phụ trách trang mạng Truyền Thông Chúa Cứu Thế của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.
Ngày 03/05/2014, ông được tổ chức Phóng viên Không Biên giới trao tặng danh hiệu "Anh hùng Thông tin", cùng với 99 nhà báo, blogger từ nhiều quốc gia.
RFI : Xin Cha cho biết về ý nghĩa của sự ra đời của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay ?
Nhà báo, linh mục Lê Ngọc Thanh : Trong tình hình hiện nay, chúng ta biết rằng xã hội trên khắp thế giới được thu nhỏ vào (nhờ) mạng lưới internet. Có thể nói ở Việt Nam người ta có thể biết được rõ ràng những sự việc xảy ra ở Thái Lan, ở Trung Quốc, ở Mỹ…
Nhưng nhiều vấn đề ở chính tại Việt Nam người dân Việt Nam lại không có cơ hội được biết nhiều. Là bởi vì chính những người làm báo tại Việt Nam, chính các cơ quan truyền thông báo chí Việt Nam lại không được tự do đưa những thông tin quan trọng cho người dân đến với người dân. Điều này, vì vậy, làm cho người dân bị mất đi quyền (được thông tin -ndr) của mình để có những quyết định quan trọng trong đời sống.
Điều thứ hai là, vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt là những vấn đề thuộc về con người đã được các công ước quốc tế, cùng tuyên bố nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã minh định. Việt Nam là thành viên đã ký kết thực hiện những điều đó, nhất là gần đây Hiến pháp 2013 đã tái xác nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và cả quyền tự do lập hội. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, mình phải lập ra Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam này, để góp được cách thức, dần dần tạo ra môi trường tự do báo chí, tự do thông tin thực sự cho các công dân Việt Nam. Và nhờ đó, những người Việt Nam có được thông tin, họ có thể làm được những chọn lựa… giúp cho đời sống cá nhân, đời sống gia đình, đời sống xã hội, đời sống quốc gia phát triển.
Thưa Cha, đâu là các hoạt động cụ thể chủ yếu của Hội trong thời gian tới ?
Hiện chúng tôi mới hoạt động. Song song với việc (Hội) ra mắt ngày hôm nay, thì chúng tôi cũng ra ngay trang tin tức « Việt Nam thời báo », song song đó, sẽ là một bản tin tiếng Anh : « Vietnam Times » sẽ xuất hiện trong vài ngày nữa.
Chúng tôi bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình là đưa tin tức ở Việt Nam đến với công chúng Việt Nam trên khắp thế giới, và đưa các tin tức về Việt Nam, ưu tiên bằng tiếng Anh, cho các hãng tin, cũng như công dân các nước trên thế giới.
Quý vị có thể vào trang facebook của chúng tôi « Việt Nam thời báo » hôm nay, quý vị sẽ thấy ngay chúng tôi có những bài viết để minh định việc ra đời của Hội. Như bài ông Ngô Nhật Đăng trả lời phỏng vấn blogger Phạm Thanh Nghiên, rồi bài viết có tính cách đặt vấn đề về hoàn cảnh báo chí Việt Nam hiện nay của nhà báo Phạm Chí Dũng về vấn đề Việt Nam tự do báo chí, kiểm duyệt và tự kiểm duyệt. Và một bài rất là nhạy cảm với vấn đề Việt Nam trong tương quan với Trung Quốc hiện nay, mà phía Việt Nam gần như không đưa tin cho dân chúng, trong khi Trung Quốc họ chủ động làm truyền thông. Đó là bài « Hai mươi năm trước Trung Quốc đã cho là dừng thăm dò Nam Hải sẽ đổi được cùng nhau khai thác », bài được đăng trên báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đưa những thông tin mà thật sự cần cho người dân, cần cho công chúng, cần cho thời cuộc, mà nhà cầm quyền đã không muốn cho người dân biết.
Hoạt động thứ hai của chúng tôi là chúng tôi sẽ tổ chức huấn luyện các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực báo chí này, để họ có thể được làm quen với các phương pháp truyền thông chuyên nghiệp quốc tế, và bắt đầu từng bước, từng bước, họ sẽ trở thành « nhà báo công dân » đúng nghĩa, và họ sẽ thay thế những nhà báo tâm huyết lớn tuổi, đang ít dần đi.
Và thứ ba là hoạt động liên kết quốc tế. Chúng tôi đang tiến hành các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, vụ lợi và phi vụ lợi về truyền thông và báo chí, để được tham gia với họ như một thành viên làm báo độc lập và cũng mong được sự yểm trợ về chuyên môn, kỹ thuật để giúp chúng tôi có thể sớm tạo ra được bộ mặt của trang báo online cũng như các hoạt động của hội chúng tôi.
Được biết là Cha đã có một thời gian dài điều hành trang mạng truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế. Xin Cha cho biết làm thế nào để các sản phẩm truyền thông độc lập ở Việt Nam ra được những thông tin bảo đảm được tính chuyên nghiệp, trong hoàn cảnh rất đặc biệt của Việt Nam ?
Chúng tôi nghĩ rằng, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, để chuyên nghiệp và nhanh chóng đưa tin nhất đến với mọi người là một thách thức lớn đối với chúng tôi hiện nay. Bởi vì, gần như chúng tôi khó có thể tiếp cận một cách công khai - với tư cách nhà báo - trong các sự kiện quan trọng ở Việt Nam, bởi Nhà nước không cho phép tiếp cận. Nhưng mà chúng tôi lại có một lợi thế khác, tức là những người tham gia vào Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có mặt ở khắp từ Bắc chí Nam, nên dường như các sự kiện lớn chúng tôi có điều kiện tiếp cận, để có các thông tin ban đầu. Sau đó, chúng tôi sẽ có những cách thức, như qua điện thoại hoặc đề nghị phóng viên đến tại chỗ để tìm hiểu.
Tất nhiên, trong giai đoạn ban đầu, công việc của chúng tôi sẽ khó khăn, vì đa số dân chúng chưa biết chúng tôi là ai. Nhưng tôi nghĩ rằng, chỉ trong một thời gian ngắn, khi chúng tôi nói rằng, chúng tôi là phóng viên của « Việt Nam Thời báo », hoặc của tổ chức Nhà báo Độc lập Việt Nam, thì dân chúng sẽ đón nhận. Vì dân chúng đã bắt đầu biết đến chúng tôi trong ngày hôm nay. Ngày hôm nay, trên trang facebook, đã có hơn 3.000 người theo dõi chúng tôi, bắt đầu biết đến chúng tôi. Đã có 5.500 lượt người đọc danh sách hội viên.
Điều thứ hai nữa, khi chúng tôi phản ánh các thông tin, các sự kiện xảy ra ở Việt Nam, chúng tôi đặt tiêu chí là sự thật và khách quan, và không có bổn phận phải khen ai điều gì và chê ai điều gì. Chúng tôi muốn đưa các thông tin trung thực đến cho mọi người và rõ ràng nhất. Chúng tôi cũng không đặt ra cho mình sứ mạng như báo chí của Nhà nước hiện nay là định hướng dư luận. Cái đó không phải là chức năng của chúng tôi. Chức năng của chúng tôi là làm cho công chúng biết rõ điều phải biết, để họ có đủ thông tin để họ tự quyết định cái tốt nhất mà họ phải làm. Cái quan điểm này, khi chúng tôi áp dụng với truyền thông Chúa Cứu thế, thì cũng được đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, có một khó khăn lớn mà chúng tôi đang khuyến khích nhau phải vượt qua, đó là có thể khi các phóng viên của chúng tôi tác nghiệp ở bên ngoài có thể công an đe dọa bắt bớ và câu lưu. Và điều này, tất cả chúng tôi đã sẵn sàng, vì chúng tôi ý thức rằng mình làm một công việc đúng và cần thiết. Và nếu có phải trả giá, thì chúng tôi cũng sẵn sàng.
Thách thức đối với các nhà báo độc lập ở Việt Nam là rất lớn. Các cơ quan chính quyền có thái độ như thế nào đối với sự xuất hiện của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ?
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ vừa qua, từ khi chúng tôi họp để chuẩn bị những điều cần công bố ngày hôm nay, cho đến giờ này, thì không có một dấu hiệu gì trực tiếp để cản trở.
Tuy nhiên, sáng nay, cũng có một vài vụ việc chúng tôi cũng chưa minh định rõ. Đó là sáng nay, có một cuộc họp dự kiến diễn ra tại chùa Liên Trì của 20 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Rất nhiều người bị cản đường, không thể đến được, vì vậy cuộc họp đó cũng không diễn ra được. Ví dụ, anh Phạm Bá Hải từ 6 giờ sáng đã bị công an canh cửa không ra khỏi nhà được. Anh Hoàng Dũng của con đường Việt Nam, trước khi đi họp, anh muốn chạy qua Dòng Chúa Cứu thế ở Kỳ Đồng để đưa các em đi thi, anh đăng ký là tình nguyện viên tiếp sức mùa thi, đến Nhà thờ anh bị công an bắt phải quay về nhà, không cho vào trong nhà thờ. Chánh trị sự Hứa Phi ở Lâm Đồng hay Chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Kim Lân ở Vĩnh Long đều bị chặn xe…
Còn về đụng chạm trực tiếp đến Hội thì đến giờ phút này chúng tôi cũng chưa thấy.
Ở đây, Cha có nói đến sứ mệnh của nhà báo là phải truyền bá sự thật, thông tin một cách khách quan, không khen ai, chê ai. Xin Cha giải thích về quan điểm « không khen ai, chê ai này ».
Sự việc như thế nào, mình mô tả đúng như vậy, và khi mình bình luận về sự việc đó, mình cũng phải dựa trên những sự thật đã xảy ra, hoặc tiền lệ đã từng xảy ra, để mà nêu vấn đề, chứ không có dựa trên suy đoán chủ quan của nhà báo. Mọi cái đều phải xuất phát từ một cái thực tế xảy ra, và kinh nghiệp quá khứ đã xảy ra, để mình mô tả và bình luận sự kiện, chứ không có từ chủ quan, tin vào tình cảm, thích hay không thích, để mình chê hay mình khen.
Điều này chúng tôi đặt rất nặng, ngay trong quá trình đào tạo các bạn trẻ tham gia viết báo. Bởi vì, khen và chê thì đó là cách nhìn của « ủy ban khen thưởng quốc gia », hay của một tổ chức nào có chức năng đó, chứ còn báo chí không có chức năng đó. Mình làm như vậy thì tự nhiên mình lấn sân người ta, còn cái việc chính của mình thì mình lại không làm.
Cái thứ hai là, người ta hay thích báo chí thì phải dạy dỗ, khuyên người ta nên thế này, nên thế kia, thực ra cái đó lấn sân sang lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực tôn giáo, đạo đức. Lãnh vực báo chí không có chức năng đó.
Cách làm của chúng tôi là, chúng tôi sẽ có bộ phận biên tập, giúp các cộng tác viên và các nhà báo của chúng tôi khi gửi bài đến, thấy rõ cái vấn đề đó trong từng tác phẩm của mình… Có thể việc này sẽ phải làm từng bước, chứ không thể rụp một cái đi vào đường lối này ngay được. Sẽ đi từng bước, từng bước, để điều chỉnh lại ngay từ cách nói, đến ngôn từ, cách suy nghĩ, chúng tôi cũng sẽ cố gắng để diễn tả nó quân bình hơn, nó trung lập hơn.
Tất nhiên, với mỗi người, ai cũng có những chính kiến, ai cũng có những suy nghĩ, nhưng mà nếu mình để mạnh cái chính kiến, cái suy nghĩ của mình trên bài báo đó, thì chúng ta làm cho người đọc bị ám ảnh về cái lo sợ, buồn phiền, hoảng hốt, hoặc sự đắc thắng của chúng ta. Trong khi công chúng cần biết sự thật về những cái thông tin đó, cần được tỉnh táo đón nhận tin đó, để rồi với cái kinh nghiệm sống riêng của họ, với cái vốn sống riêng của họ, họ sẽ làm cái chọn lựa và làm quyết định riêng cho họ.
Trước khi chia tay, Cha có thêm gửi gắm gì với thính giả ?
Xin rất cảm ơn đài RFI ban tiếng Việt đã cho chúng tôi có cơ hội chia sẻ, đã chúc mừng chúng tôi nhân sự kiện chúng tôi ra mắt hoạt động.
Chúng tôi biết cái hành trình này khi thực hiện tại Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, tuy nó là một niềm vui và khát khao lớn của cộng đồng, dân chúng người Việt trên khắp thế giới và ngay tại Việt Nam, nhưng với hệ thống truyền thông, vốn dĩ trước đây được gọi là « công cụ của đảng », và hiện nay vẫn do đảng Cộng sản là một đảng duy nhất lãnh đạo đất nước Việt Nam, nên có thể chúng tôi vẫn cần phải có sự trợ giúp nhiều của quý vị, về tinh thần, cũng như sự lên tiếng kịp thời, khi chúng tôi gặp những khó khăn. Để nhờ đó các anh em cộng tác viên, nhà báo của chúng tôi sẵn sàng hiến thân, đi đến cùng chọn lựa của mình, để có thể từng bước tạo ra một nền báo chí tự do thật sự, nền báo chí vì dân, nền báo chí vì sự phát triển xã hội và đất nước.
Xin chân thành cảm ơn Cha Lê Ngọc Thanh.
Nhưng nhiều vấn đề ở chính tại Việt Nam người dân Việt Nam lại không có cơ hội được biết nhiều. Là bởi vì chính những người làm báo tại Việt Nam, chính các cơ quan truyền thông báo chí Việt Nam lại không được tự do đưa những thông tin quan trọng cho người dân đến với người dân. Điều này, vì vậy, làm cho người dân bị mất đi quyền (được thông tin -ndr) của mình để có những quyết định quan trọng trong đời sống.
Điều thứ hai là, vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt là những vấn đề thuộc về con người đã được các công ước quốc tế, cùng tuyên bố nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã minh định. Việt Nam là thành viên đã ký kết thực hiện những điều đó, nhất là gần đây Hiến pháp 2013 đã tái xác nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và cả quyền tự do lập hội. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, mình phải lập ra Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam này, để góp được cách thức, dần dần tạo ra môi trường tự do báo chí, tự do thông tin thực sự cho các công dân Việt Nam. Và nhờ đó, những người Việt Nam có được thông tin, họ có thể làm được những chọn lựa… giúp cho đời sống cá nhân, đời sống gia đình, đời sống xã hội, đời sống quốc gia phát triển.
Thưa Cha, đâu là các hoạt động cụ thể chủ yếu của Hội trong thời gian tới ?
Hiện chúng tôi mới hoạt động. Song song với việc (Hội) ra mắt ngày hôm nay, thì chúng tôi cũng ra ngay trang tin tức « Việt Nam thời báo », song song đó, sẽ là một bản tin tiếng Anh : « Vietnam Times » sẽ xuất hiện trong vài ngày nữa.
Chúng tôi bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình là đưa tin tức ở Việt Nam đến với công chúng Việt Nam trên khắp thế giới, và đưa các tin tức về Việt Nam, ưu tiên bằng tiếng Anh, cho các hãng tin, cũng như công dân các nước trên thế giới.
Quý vị có thể vào trang facebook của chúng tôi « Việt Nam thời báo » hôm nay, quý vị sẽ thấy ngay chúng tôi có những bài viết để minh định việc ra đời của Hội. Như bài ông Ngô Nhật Đăng trả lời phỏng vấn blogger Phạm Thanh Nghiên, rồi bài viết có tính cách đặt vấn đề về hoàn cảnh báo chí Việt Nam hiện nay của nhà báo Phạm Chí Dũng về vấn đề Việt Nam tự do báo chí, kiểm duyệt và tự kiểm duyệt. Và một bài rất là nhạy cảm với vấn đề Việt Nam trong tương quan với Trung Quốc hiện nay, mà phía Việt Nam gần như không đưa tin cho dân chúng, trong khi Trung Quốc họ chủ động làm truyền thông. Đó là bài « Hai mươi năm trước Trung Quốc đã cho là dừng thăm dò Nam Hải sẽ đổi được cùng nhau khai thác », bài được đăng trên báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đưa những thông tin mà thật sự cần cho người dân, cần cho công chúng, cần cho thời cuộc, mà nhà cầm quyền đã không muốn cho người dân biết.
Hoạt động thứ hai của chúng tôi là chúng tôi sẽ tổ chức huấn luyện các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực báo chí này, để họ có thể được làm quen với các phương pháp truyền thông chuyên nghiệp quốc tế, và bắt đầu từng bước, từng bước, họ sẽ trở thành « nhà báo công dân » đúng nghĩa, và họ sẽ thay thế những nhà báo tâm huyết lớn tuổi, đang ít dần đi.
Và thứ ba là hoạt động liên kết quốc tế. Chúng tôi đang tiến hành các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, vụ lợi và phi vụ lợi về truyền thông và báo chí, để được tham gia với họ như một thành viên làm báo độc lập và cũng mong được sự yểm trợ về chuyên môn, kỹ thuật để giúp chúng tôi có thể sớm tạo ra được bộ mặt của trang báo online cũng như các hoạt động của hội chúng tôi.
Được biết là Cha đã có một thời gian dài điều hành trang mạng truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế. Xin Cha cho biết làm thế nào để các sản phẩm truyền thông độc lập ở Việt Nam ra được những thông tin bảo đảm được tính chuyên nghiệp, trong hoàn cảnh rất đặc biệt của Việt Nam ?
Chúng tôi nghĩ rằng, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, để chuyên nghiệp và nhanh chóng đưa tin nhất đến với mọi người là một thách thức lớn đối với chúng tôi hiện nay. Bởi vì, gần như chúng tôi khó có thể tiếp cận một cách công khai - với tư cách nhà báo - trong các sự kiện quan trọng ở Việt Nam, bởi Nhà nước không cho phép tiếp cận. Nhưng mà chúng tôi lại có một lợi thế khác, tức là những người tham gia vào Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có mặt ở khắp từ Bắc chí Nam, nên dường như các sự kiện lớn chúng tôi có điều kiện tiếp cận, để có các thông tin ban đầu. Sau đó, chúng tôi sẽ có những cách thức, như qua điện thoại hoặc đề nghị phóng viên đến tại chỗ để tìm hiểu.
Tất nhiên, trong giai đoạn ban đầu, công việc của chúng tôi sẽ khó khăn, vì đa số dân chúng chưa biết chúng tôi là ai. Nhưng tôi nghĩ rằng, chỉ trong một thời gian ngắn, khi chúng tôi nói rằng, chúng tôi là phóng viên của « Việt Nam Thời báo », hoặc của tổ chức Nhà báo Độc lập Việt Nam, thì dân chúng sẽ đón nhận. Vì dân chúng đã bắt đầu biết đến chúng tôi trong ngày hôm nay. Ngày hôm nay, trên trang facebook, đã có hơn 3.000 người theo dõi chúng tôi, bắt đầu biết đến chúng tôi. Đã có 5.500 lượt người đọc danh sách hội viên.
Điều thứ hai nữa, khi chúng tôi phản ánh các thông tin, các sự kiện xảy ra ở Việt Nam, chúng tôi đặt tiêu chí là sự thật và khách quan, và không có bổn phận phải khen ai điều gì và chê ai điều gì. Chúng tôi muốn đưa các thông tin trung thực đến cho mọi người và rõ ràng nhất. Chúng tôi cũng không đặt ra cho mình sứ mạng như báo chí của Nhà nước hiện nay là định hướng dư luận. Cái đó không phải là chức năng của chúng tôi. Chức năng của chúng tôi là làm cho công chúng biết rõ điều phải biết, để họ có đủ thông tin để họ tự quyết định cái tốt nhất mà họ phải làm. Cái quan điểm này, khi chúng tôi áp dụng với truyền thông Chúa Cứu thế, thì cũng được đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, có một khó khăn lớn mà chúng tôi đang khuyến khích nhau phải vượt qua, đó là có thể khi các phóng viên của chúng tôi tác nghiệp ở bên ngoài có thể công an đe dọa bắt bớ và câu lưu. Và điều này, tất cả chúng tôi đã sẵn sàng, vì chúng tôi ý thức rằng mình làm một công việc đúng và cần thiết. Và nếu có phải trả giá, thì chúng tôi cũng sẵn sàng.
Thách thức đối với các nhà báo độc lập ở Việt Nam là rất lớn. Các cơ quan chính quyền có thái độ như thế nào đối với sự xuất hiện của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ?
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ vừa qua, từ khi chúng tôi họp để chuẩn bị những điều cần công bố ngày hôm nay, cho đến giờ này, thì không có một dấu hiệu gì trực tiếp để cản trở.
Tuy nhiên, sáng nay, cũng có một vài vụ việc chúng tôi cũng chưa minh định rõ. Đó là sáng nay, có một cuộc họp dự kiến diễn ra tại chùa Liên Trì của 20 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Rất nhiều người bị cản đường, không thể đến được, vì vậy cuộc họp đó cũng không diễn ra được. Ví dụ, anh Phạm Bá Hải từ 6 giờ sáng đã bị công an canh cửa không ra khỏi nhà được. Anh Hoàng Dũng của con đường Việt Nam, trước khi đi họp, anh muốn chạy qua Dòng Chúa Cứu thế ở Kỳ Đồng để đưa các em đi thi, anh đăng ký là tình nguyện viên tiếp sức mùa thi, đến Nhà thờ anh bị công an bắt phải quay về nhà, không cho vào trong nhà thờ. Chánh trị sự Hứa Phi ở Lâm Đồng hay Chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Kim Lân ở Vĩnh Long đều bị chặn xe…
Còn về đụng chạm trực tiếp đến Hội thì đến giờ phút này chúng tôi cũng chưa thấy.
Ở đây, Cha có nói đến sứ mệnh của nhà báo là phải truyền bá sự thật, thông tin một cách khách quan, không khen ai, chê ai. Xin Cha giải thích về quan điểm « không khen ai, chê ai này ».
Sự việc như thế nào, mình mô tả đúng như vậy, và khi mình bình luận về sự việc đó, mình cũng phải dựa trên những sự thật đã xảy ra, hoặc tiền lệ đã từng xảy ra, để mà nêu vấn đề, chứ không có dựa trên suy đoán chủ quan của nhà báo. Mọi cái đều phải xuất phát từ một cái thực tế xảy ra, và kinh nghiệp quá khứ đã xảy ra, để mình mô tả và bình luận sự kiện, chứ không có từ chủ quan, tin vào tình cảm, thích hay không thích, để mình chê hay mình khen.
Điều này chúng tôi đặt rất nặng, ngay trong quá trình đào tạo các bạn trẻ tham gia viết báo. Bởi vì, khen và chê thì đó là cách nhìn của « ủy ban khen thưởng quốc gia », hay của một tổ chức nào có chức năng đó, chứ còn báo chí không có chức năng đó. Mình làm như vậy thì tự nhiên mình lấn sân người ta, còn cái việc chính của mình thì mình lại không làm.
Cái thứ hai là, người ta hay thích báo chí thì phải dạy dỗ, khuyên người ta nên thế này, nên thế kia, thực ra cái đó lấn sân sang lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực tôn giáo, đạo đức. Lãnh vực báo chí không có chức năng đó.
Cách làm của chúng tôi là, chúng tôi sẽ có bộ phận biên tập, giúp các cộng tác viên và các nhà báo của chúng tôi khi gửi bài đến, thấy rõ cái vấn đề đó trong từng tác phẩm của mình… Có thể việc này sẽ phải làm từng bước, chứ không thể rụp một cái đi vào đường lối này ngay được. Sẽ đi từng bước, từng bước, để điều chỉnh lại ngay từ cách nói, đến ngôn từ, cách suy nghĩ, chúng tôi cũng sẽ cố gắng để diễn tả nó quân bình hơn, nó trung lập hơn.
Tất nhiên, với mỗi người, ai cũng có những chính kiến, ai cũng có những suy nghĩ, nhưng mà nếu mình để mạnh cái chính kiến, cái suy nghĩ của mình trên bài báo đó, thì chúng ta làm cho người đọc bị ám ảnh về cái lo sợ, buồn phiền, hoảng hốt, hoặc sự đắc thắng của chúng ta. Trong khi công chúng cần biết sự thật về những cái thông tin đó, cần được tỉnh táo đón nhận tin đó, để rồi với cái kinh nghiệm sống riêng của họ, với cái vốn sống riêng của họ, họ sẽ làm cái chọn lựa và làm quyết định riêng cho họ.
Trước khi chia tay, Cha có thêm gửi gắm gì với thính giả ?
Xin rất cảm ơn đài RFI ban tiếng Việt đã cho chúng tôi có cơ hội chia sẻ, đã chúc mừng chúng tôi nhân sự kiện chúng tôi ra mắt hoạt động.
Chúng tôi biết cái hành trình này khi thực hiện tại Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, tuy nó là một niềm vui và khát khao lớn của cộng đồng, dân chúng người Việt trên khắp thế giới và ngay tại Việt Nam, nhưng với hệ thống truyền thông, vốn dĩ trước đây được gọi là « công cụ của đảng », và hiện nay vẫn do đảng Cộng sản là một đảng duy nhất lãnh đạo đất nước Việt Nam, nên có thể chúng tôi vẫn cần phải có sự trợ giúp nhiều của quý vị, về tinh thần, cũng như sự lên tiếng kịp thời, khi chúng tôi gặp những khó khăn. Để nhờ đó các anh em cộng tác viên, nhà báo của chúng tôi sẵn sàng hiến thân, đi đến cùng chọn lựa của mình, để có thể từng bước tạo ra một nền báo chí tự do thật sự, nền báo chí vì dân, nền báo chí vì sự phát triển xã hội và đất nước.
Xin chân thành cảm ơn Cha Lê Ngọc Thanh.
Trọng Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét