Thắng quang vinh, bại vẫn anh hùng
Hình ảnh khán giả nhìn thấy sau trận banh nghẹt thở là cảnh ông huấn luyện viên Jurgen Klinsmann đứng ở giữa sân trong khi tất cả cầu thủ 2 đội tuyển đã vào phòng thay áo.
Ông đứng một mình, hai tay chống nạnh, đầu cúi xuống nhìn sân cỏ, thỉnh thoảng lại lắc đầu. Ở một góc sân, những cuộc phỏng vấn ngắn đã khởi sự, anh thủ môn tài ba Tim Howard không muốn nhắc đến thành tích 16 lần tung người cứu nguy, chỉ nhắc đi nhắc lại “mình thua đội hay hơn, nhưng quan trọng nhất là tất cả anh em chúng tôi đã trổ hết sức mình cho trận banh”, vừa đưa tay chùi khóe mắt anh Howard nói thêm “tôi thấy tiếc cho anh em, ai ai cũng cố gắng hết sức mà vẫn không xong”. Anh thủ quân Clint Dempsey tiếp lời “trận banh xong roi629, bây giờ chúng tôi nhìn xa hơn”. Nhìn xa như thế nào? “Chúng tôi tin tưởng vào tương lai của nền bóng đá quốc gia”.
Chừng 10 phút đồng hồ trước đó, trận cuối cùng của vòng 16 vừa kết thúc với kết quả Bỉ thắng Mỹ 2-1 ở hiệp phụ. Hai pha dàn xếp dẫn đến 2 bàn thắng cách nhau chỉ 12 phút đồng hồ của Kevin de Bryune và Romelu Lukaku đã xóa tan hy vọng của những người ủng hộ đội tuyển Mỹ, cho dù ngay sau đó anh cầu thủ trẻ tuổi Julian Green không chỉ gỡ được bàn danh dự cho đội quân áo trắng mà còn đẩy 10 chiếc áo đỏ của đội tuyển Bỉ phải lui về thủ thành. “Lúc nghỉ giải lao”, anh thủ môn Tim Howard kể lại, “anh em tụi tôi bảo với nhau phải cố gắng bằng mọi cách phải ghi được một bàn để đẩy Bỉ ở vào thế thủ”, chiến lược đó được đưa ra, được thực hiện đúng như ý muốn, nhưng những đợt tấn công của đoàn tuyển thủ Hoa Kỳ ở phút cuối cùng của trận banh cũng không giúp san bằng được cách biệt, hay như khán giả nói với nhau khi rời sân, “lúc đó đã quá trễ, không còn đủ thỉ giở để dàn trận gỡ huề”.
Không thể chối cãi -và cũng không nên mất thì giờ tranh cãi- đội tuyển Bỉ trên chân đội tuyển Hoa Kỳ, họ đi banh nhanh hơn, phát banh chính xác hơn, banh gắn bó với đôi chân của họ hơn, họ dàn xếp mạch lạc hơn, dàn tiền đạo của họ chọc thủng hàng hậu vệ của đội tuyển Mỹ dễ dàng hơn, cho dù như lời ông Klinsmann nói “chúng tôi đã bắt họ phải trổ hết sức lực lẫn tài nghệ” trước khi nhìn thấy chiến thắng. Thành công đó giúp Bỉ đi tiếp vào tứ kết trong lúc các cầu thủ Hoa Kỳ nhìn thấy cánh cửa vòng 16 khép lại trước mắt họ, đội tuyển Mỹ trở thành đội tuyển thứ 24 phải rời Giải Vô Địch Bóng Đá Thế Giới Brazil 2014.
Rời Giải Brazil 2014 nhưng “họ vẫn đứng thật thẳng người”, anh cựu cầu thủ Alexi Lalas từng góp mặt với đội tuyển quốc gia gửi tin nhắn chia sẻ cảm nghĩ của riêng mình với mọi người. “”Cũng như các bạn”, anh viết tiếp, “tôi không vui với kết quả của trận banh, nhưng tôi không xem đó là một thất vọng. Những gì chúng ta đã thấy trong gần 3 tuẩn lễ vừa qua là sự phát triển của đội tuyển quốc gia Mỹ. Và điều đó giúp chúng ta hy vọng, tin tưởng vào tương lai của làng bóng tròn quốc gia”.
Điều anh Lalas nói được chứng minh trong 4 trận đoàn tuyển thủ Mỹ đã ra sân. Hoa Kỳ là đội tuyển góp phần đẩy đội Bồ Đào Nha (đứng thứ tư trong bảng xếp hạng FIFA) phải về nước ngay sau vòng bảng, thắng Ghana là đội tuyển đã loại Hoa Kỳ khỏi Giải World Cup 2006 và 2010, chỉ thua Đức trong vòng gang tấc ở trận cuối cùa vòng bảng và chấp nhận thất bại trước đội tuyển mang biệt danh “Quỷ Đỏ” ở những phút cuối cùng của hiệp phụ trong trận tranh vé vào vòng tứ kết. Họ đạt được thành quả lớn lao đó trong lúc phải đối phó với những thử thách không một đội tuyển nào gặp phải, tử chuyện phải đi quãng đường xa nhất để đến sân tranh tài, ra sân ở Manaus thuộc vùng dất rừng già Amazon, nơi thời tiết khắc nghiệt đến độ chính người dân địa phương ví von “chúng tôi có 6 tháng trời nắng gắt, 6 tháng còn lại thì nóng như lò lửa địa ngục”, lại mất khẩu thần công Jozy Altidore ở phút thứ 21 của trận đầu tiên.
“Tôi rất hành diện về anh em cầu thủ. Với tất cả những cầu thủ, các thành quả đạt được ở Brazil đều là những điểm tuyệt vời, với quốc gia đó là sự khởi đầu của một bước tiến mới”, ông huấn luyện viên Klinsmann nói với mọi người trong phòng thay áo và sau đó lập lại trong cuộc họp báo sau khi trận banh kết thúc. “Thành quả chúng tôi đạt được là tất cả những đội tuyển đã so giầy với chúng tôi ở World Cup đều phải thán phục chứ không thể nói là họ coi nhẹ đội tuyển Mỹ được nữa”. Ông Klinsmann không nhắc lại, nhưng mọi người đều nhớ lại lời ông huấn luyện viên Akwasi Appiah của đội bóng Ghana mới nói cách đây không đầy một tuần lễ “ngày nay, Hoa Kỳ đã thật sự là một nước lớn của làng bóng đá thế giới rồi”, ý muốn nói thời kỳ có thể “xem nhẹ” đội banh Mỹ đã qua đi, làng bóng thế giới phải biết gờm đội banh của Xứ Cờ Hoa.
Trong cuộc họp báo trước khi cùng cầu thủ lên xe về lại khách sạn, ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Hoa Kỳ Sunil Gulati nói với giọng thật lạc quan, cho rằng “chúng ta bây giờ chỉ có tiến thôi chứ không lùi được nữa”. “Chắc các bạn còn nhớ không ai cho chúng ta cơ hội để chiến thắng cả”, ông Gulati nói tiếp “ai cũng nói Hoa Kỳ sẽ thua cả 3 trận vòng bảng, sẽ về nước mà không có điểm nào hết. Chỉ có chúng ta biết là mình làm được những điều không ai nghĩ tới, và chúng ta đã lảm đúng như thế” ở World Cup Brazil 2014. “Thành công này nhờ vào rất nhiều yếu tố, trong đó tôi không quên yếu tố quan trọng nhất chính là sự ủng hộ của khán giả, những người hăng say và hết lòng với đội tuyển, đã đi với chúng tôi từ những ngày đầu cỏn khó khăn. Tôi xin cám ơn tất cả các bạn, và nhắc lại với các bạn rằng từ bây giờ trở đi, chúng ta chỉ có tiến thôi”.
Như vậy, đã đủ cho đội tuyển Hoa Kỳ hãnh diện hay chưa? Câu trả lời đúng nhất: quá đủ. Ba mươi sáu tiếng đồng hồ nữa đoàn tuyền thủ Hoa Kỳ sẽ rời Sao Paolo lên lên đường về nước, và khi ngồi trên máy bay họ sẽ bảo với nhau rằng dù không vào được đến tứ kết nhưng dấu giầy của họ đã in đậm trên sân Brazil, họ cũng sẽ nở nụ cười mãn nguyện với những gì đã làm ở World Cup 2014, và hãnh diện nói với nhau là chúng ta đã bảo vệ được mầu cờ sắc áo, xứng đáng để được ngợi khen “thắng thật vinh quang, bại vẫn anh hùng”.
© Đàn Chim Việt
Đó là nhà văn Lê Đình Điểu lấy bút hiệu Cao Tần sáng tác ra một tập thơ nhỏ khá hay trong những năm đầu đời lưu vong (khoảng 77-78).
Trong khi đó đội tuyển nữ Mỹ vào hàng số Một và đối thủ đáng gờm của nhiều đội vô địch khác.
Còn ở một số nước, nhất là ở Châu Mỹ La Tinh lại coi bóng đá như một thứ tôn giáo, say mê hầu như chỉ mỗi bóng đá và nhờ nó mà có những cầu thủ con nhà nghèo trở nên nổi danh và giầu có. Đó là ước mơ lớn nhất của đám trẻ em ở những xóm nhà lá, kém may mắn.
Nói tóm lại, BÓNG ĐÁ trở thành một VĂN HÓA xứ này. Người ta ăn ngủ sống mỗi ngày với niềm vui bóng đá. Cho nên bảo đó là một tôn giáo cũng ko ngoa.
Như thế biết đâu có thể sau nhiều năm sống trong môi trường này sẽ tạo ra các siêu phẩm bóng đá, tức một vài em nhỏ có tài về bóng đá, không một thiên tài nên trở thành huyền thoại như Pélé, Garrincha … của Brasil. Và cũng chỉ có ở Brasil mới có một bác sĩ là danh thủ bóng đá, đó là Socrates. Anh ta bỏ nghề y chọn bóng đá, cho đến khi giải nghệ đá bóng mới trở lại ngành Y !
Tổ sư nói phét:-) !
Mày qua bên Mỹ học được củ gì
Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi
Nói mày hay ông thượng đẳng cu li
Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan
Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió
Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan
Thằng nào nói nhiều thằng ấy tay to
Tiếng mẹ thường chỉ dùng chửi đổng
Hay những đêm sầu tí toáy làm thơ
Nhưng tình người nhỏ hơn que tăm
Nhiều đứa hồn nhiên giống bầy trẻ nít
Còn hồn ông: già cốc cỡ nghìn năm
Là ngày đêm thương nước mênh mang
Thù hận bọn làm nước ông nghèo xí
Hận gấp nghìn lần khi chúng đánh ông văng
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng
Cao Tần là bút hiệu cuả ai?
Lê Tất Điều hay Lê Đình Điểu?