Margaret Thatcher, người phụ nữ từng được coi là một thủ tướng tài ba và thành công ưu hạng trong lịch sử Anh quốc và là một chính trị gia có quyền lực và cứng rắn hàng đầu thế giới Tự do trong giai đoạn diễn ra trong năm cuối của cuộc Chiến tranh lạnh, và mở đầu Cuộc chiến Falklands, , đã qua đời ngày 8 tháng 04, 2013. Cái chết của bà được nhiều người thương tiếc, cũng như không ít người hả dạ, dù sao đối với Thế giới tự do, công trạng của Thatcher còn được hậu thế nhắc nhở. Tuy nhiên, không mấy người biết, người nổi danh là “đàn bà thép”(Iron Lady) này đã từng tan nát phần hồn và phần xác trong những năm cuối cùng của cuộc đời trong việc chống lại bệnh hoạn tuổi già và gậm nhấm bi kịch gia đình.
Phần sau đây dựa vào nguồn tài liệu trong tâp hồi ký Not for Turning: The Life of Margaret Thatcher củaRobin Farris, một nhân vật từng thân cận với Thatcher, phát hành vào tháng 04, 2013.
Margaret Thatcher sinh ngày 13 tháng 10, 1925, trở thành lãnh tụ đảng Bảo thủ Anh vào năm 1979. Bà được bầu làm Thủ tướng và là người phụ nữ đầu tiên ở Anh giữ nhiệm vụ này. Trong ba nhiệm kỳ,Thatcher có tiếng cứng rắn đối nội cũng như đối ngoại, cắt giảm chương trình phúc lợi xã hội, giảm thiểu vai trò của các nghiệp đoàn và tư nhân hóa một vài ngành kỹ nghệ. Đối ngoại thì bà sát cánh với Reagancủa Mỹ đối phó với liên bang Soviet trong những năm cuối cùng của cuộc Chiến tranh lạnh và trong cuộc chiến Falkland, Thatcher của Anh giữ vai trò chỉ đạo. Thatcher, từ chức vào năm đầu thập niên 1990 vì nhiều chính sách do bà thực hiện không được tán đồng và vì cuộc đấu tranh nội bộ trong đảng,
Vào cuối đời Margaret Thatcher có dấu hiểu suy thoái về tinh thần, tuy rằng so với các chính trị gia khét tiếng khác bước vào buổi hoàng hôn của cuộc đời thì Margaret vẫn tỏ ra minh mẫn hơn, nhất là ở nghị lực muốn chiến thắng tuổi già và kiên cường đối diện với thử thách hiện tại thì ở nơi bà vượt hẳn nhiều người.
Tuổi già thực lắm nguy cơ và áp lực, như De Gaulle đã ví “cao niên như chiếc tàu đắm” (old age is a shipwreck) và thực tế cho thấy các tay kiêu hùng một thời trên chính trường vào buổi tàn niên đều cảm nhận sự bất lực nơi mình và khó tránh buồn tủi khi khả năng trí tuệ của mình không còn và có đôi lúc tỉnh táo thì có cảm giác chẳng khác con hổ trong vườn bách thú “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”. Cứ nhìn lại bi kịch cuối đời của các chính khách cùng phe Bảo thủ với Margaret Thatcher như Nick Ridley chết vào 1993, Keith Joseph vào 1994 và Willie Whitelaw vào 1999 thì rõ.
Margaret Thatcher không ở ngoại lệ. Năm 1990 sau khi rời khỏi dinh thủ tướng ở 10 Downing Street không lâu bà đã có dấu thiệu bệnh người già. Tinh thần của “người đàn bà thép” như bị năm tháng làm hao mòn. Bề ngoài khó thấy sự thay đổi ở Margaret Thatcher khi bà xuất hiện trước công chúng. Nhưng người có dịp tiếp cận với vị cựu thủ tướng thì nhận ra những dấu hiệu suy thoái của bà khi trò chuyện với bà. Từ 1996, Thatcher đã nặng tai hơn và bà không dùng quen hệ thống trợ thính cho dù có thử qua. Do đó ai có dịp gặp bà phải hét to bà mới nghe được và bà thường trả lời lúng túng vì nghe không rõ và ngôn ngữ không thông. Có người cho rằng tại bà quen với men nồng, cũng có người đổ tại tuổi già thì thép cũng chảy huống chi là con người.
Nhưng Margaret Thatcher không chịu đầu hàng tuổi già cho dù có ngườI bảo bà có dấu hiệu mất trí và mắc chứng alzheimer, và chính cô con gái của bà, Carol lại có lần xác nhận mẹ mình mất trí (dementia). NhưngMargaret Thatcher không chấp nhận những ý kiến của người khác về tình trạng an khang của mình, kể cả các bác sĩ điều trị cho bà.
Mặc dù được gửi tới bệnh viện nhiều lần để theo dõi sức khỏe. Nhưng Margaret Thatcher rất cứng cỏi và muốn chứng tỏ trong những lần khám bệnh rằng bà là con người bất khả chiến bại. Khi bước vào phòng khám, bà đã tập trung hết sức mình để chứng tỏ mình khỏe khoắn như người bình thường.
Nhưng có thực “thép đã tôi” thì muôn đời bền vững hay không? Hiển nhiên là không.
Tiếp theo là những lần bị suy tim, dù dạng nhẹ nhưng cũng làm mỏi mòn nữ chính khác, lại thêm chứng thấp khớp hoành hành đi đứng cũng khó khăn. Trí nhớ của Thatcher sút kém theo thời gian và trong khi viết hồi ký chính trị vào năm 2001 bà đã gặp nhiều khó khăn, khi nhớ khi quên và tác phẩm khó hoàn thành như ý muốn. Bản năng chính trị của Thatcher cũng kém bén nhậy. Trong cuộc xâm lăng Iraq theo kế hoạch của Bush-Blair đưa ra, Thatcher là người ủng hộ. Nhưng trong chỗ riêng tư, bà than thở không thích cuộc chiến này và rằng bà đã không có đủ thông tin về Iraq khi ủng hộ Bush-Blair.
Những năm cuối thế kỷ 20 và khi đã “rửa tay gác kiếm,” Thatcher có cơ hội sống bên chồng là Denis Thatcher (1915-2003) nhiều hơn. Đáng lý vợ chồng già sẽ tìm ra hạnh phúc bách niên giai lão nhưng không như ý muốn, mà cuộc sống của họ gồm những ngày căng thẳng. Denis Thatcher tuy lớn hơn vợ mười tuổi nhưng tỉnh táo hơn Margaret Thatcher và có thiện chí săn sóc vợ, cùng vợ dắt tay nhau đi lễ nhà nguyện ởChelsea. Nhưng Margaret Thatcher tuy ra khỏi chính trường mà lửa tham vọng chưa dứt nên không làmDenis hài lòng dù ông khuyên bà nghỉ ngơi hẳn để hưởng phúc. Bà lại hay quên, nhắc lại nhiều lần một việc mà chứng nào tật ấy nên làm Denis bất bình và họ sinh ra cãi vã. Phải chăng cũng như những cặp vợ chồng già khác, khi việc đời đã gác mà phải nhìn nhau tối ngày thì những mâu thuẫn tính tình và tập quán có thể nẩy sinh nhiều hơn?
Trong giai đoạn này, Margaret Thatcher tự nhiên có ảo tưởng, do bệnh hoặc do thuốc tạo ra, là chồng có lúc không trung thành với mình. Có lẽ là lúc nhớ lại chuyện xưa với vài dấu hỏi sau khi họ lấy nhau vào 1951. Nhưng lúc xế chiều thì dấu hỏi trở thành nghi ngờ thực sự và tranh cãi nảy lửa. Cho đến khi sức khỏe của Denis Thatcher bỗng nhiên suy sụp thì mâu thuẫn giữa cặp chồng này chuyển dần tới bi kịch.
Vào năm 2002, họ chung vui lễ Giáng sinh 2002 ở Tenerife và sau đó thì Denis Thatcher phải giải phẫu ghép mạch tim, Margaret Thatcher có thể cảm nhận sự ân hận đã không chú ý tới sức khỏe của chồng nhưng thay vì thay đổi cách đối xử với chồng, bà lại quấy rầy ông ta trong lúc ông ta cần săn sóc nhất.Denis Thatcher phải chuyển tới nơi dưỡng bệnh là một khách sạn ở Devon xa hẳn mọi sự thăm viếng. Rồi sau đó ông ta sang Nam Phi sống với con là Mark. Margaret ít lâu sau cũng sang Nam Phi, đoàn tụ với chồng con và đó là lần họp mặt cuối cùng của họ trước khi Denis nhắm mắt từ giã cõi đời vào tháng 6, 2003.
Denis Thatcher nhắm mắt cuộc đời của Margaret càng thêm cô cơn. Trước đây bà muốn nuôi chó nhưng chồng con là Denis cũng như Mark ngăn cản nên chỉ có một con mèo có tên là Marvin bầu bạn quấn chân. Nhưng sau người điều dưỡng cho bà cũng quẳng Marvin đi vì sợ bà vì nó mà vấp té. Bà ta như bị cô lập trong nơi mình ở vì người có trách nhiệm sợ bà có khả năng lạc đường nếu ra ngoài. Cũng vì thế luôn luôn có một cảnh sát trước cửa để trông chừng nữ chính khách đã bước vào giai đoạn lú lẫn.
Tin không vui lại tới tấp tới tai bà ta, nào là có thể bà ta không có quyền bỏ phiếu ở Quý tộc viện nữa vì đã lú lẫn. Ngoài ra, lại còn mối lo về tài chính và con cái.
Về cuối đời, ngoài bệnh hoạn, Margaret Thatcher còn có mối lo về tiền bạc cho dù đã có lúc chức quyền cao, tiền bạc không thiếu.
Ông chồng, Denis Thatcher vốn là một phú thương nhưng ông này sau khi rút khỏi thương trường, tài chính cũng suy thoái theo và rồi bệnh hoạn, tạ thế vào năm 2003 vì chứng ung thư tuyến tụy.
Về già, không những không nhờ được con trai là Mark, mà con gái Carol cũng vô tích sự, lại còn phải chi phí nhiều khoản về thuốc men, nhân viên phục dịch tốn kém rất nhiều.
Còn vấn đề nhà ở nữa. Căn nhà ở Chester Square ở Belgravia chỉ là nhà thuê lại từ quỹ tín dụng gia đình hết hạn từ 2010 và Mark Thatcher muốn mẹ dọn đi để có thể bán. Nhưng vì sức khỏe và tuổi cao nênMargaret còn ở lại căn nhà cũ nhưng khó tránh có sự căng thẳng giữa mẹ và con trai.
Margaret Thatcher từ lâu đã có mối lo về con cái và nỗi lo này còn nặng tâm tư bà vào những năm cuối đời.
Thatcher có hai người con, song sinh là Carol và Mark, sinh năm 1953. Người con trai là Mark thì ở Tây ban nha với vợ con, Còn cô gái Carol thì có nhà ở Thụy sĩ. Cả hai người đều sống xa mẹ khi Margaret Thatcher qua đời và chỉ về đưa đám mẹ sau khi nghe tin mẹ mất.
Cậu cả Mark là tay ăn chơi nổi tiếng và chơi xe đua có danh, lần đầu tiên được báo chí nhắc tới trong cuộc chiến tranh giành đảo Falklands vào năm 1982 khi Mark mất tích ở sa mạc Sahara sáu ngày. Sau này Mark gây xì-căng-đan bị giới hữu trách Nam phi thẩm vấn vì cho rằng anh ta có can dự vào một hệ thống cho vay lãi nặng và thiếu gia cũng còn phải dàn xếp ngoài tòa về một vụ buôn bán phi pháp ở Mỹ.
Năm 2004, Mark bị bắt tại nhà ở Nam phi vì bị cáo buộc có liên quan tới một vụ đảo chánh thất bại ởEquatorial Guinea. Mark phủ nhận tội danh nhưng nhìn nhận có tài trợ phi cơ dùng trong cuộc đảo chính.Mark còn bê bối về việc vợ con khiến Margaret không khỏi buồn lòng.
Còn Carol Thatcher hoạt động trong lãnh vực truyền thông tuy có thành tựu nhưng sau này thất nghiệp vào 2009 và dọn sang Thụy sĩ. Cả hai người đều không ai có được được chất thép của Margaret Thatcher.
Chu Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét