Ông Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu cảnh sát biển “thực thi pháp luật trên biển, nhất là nhiệm vụ bảo vệ an toàn đối với công tác thăm dò, khai thác dầu khí; giữ môi trường hòa bình ổn định”.
Ông Thanh vừa nói “thực thi pháp luật” và “bảo vệ an toàn” nhưng lại vừa nói “giữ môi trường hòa bình ổn định” thì Cảnh sát biển chỉ có biết nhịn nhục thôi. Làm lãnh đạo mà nói nước đôi thì cấp dưới làm sao thi hành? Đó là điều mà Tôn Ngô Binh Pháp ngày xưa cũng như các trường đại học quốc phòng ngày nay cấm kỵ.
Lo lắng hơn nữa là cái điều mà CSVN không nói hay không dám nói. Theo bản tin BBC thì: Lãnh đạo Cục Cảnh sát biển được dẫn lời nói công việc chính trong năm 2012 của lực lượng này là “tuần tra khu vực quần đảo Trường Sa; bảo đảm tốt việc phối hợp với Quân chủng Hải quân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, ngăn chặn tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam”.
Như vậy thì Cục Cảnh sát biển vô tình hay cố ý bỏ quên khu vực quần đảo Hoàng Sa? nhất là ngư trường mà ngư dân VN thường bị lâm nạn mà không bao giờ thấy bóng dáng Cảnh sát biển bảo vệ, nó có còn là “vùng biển chủ quyền của Việt Nam” nữa hay không?
CSVN trên thực tế cũng như trên pháp lý đã chấp nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng đã không thành thật với ngư dân và dân chúng của mình, đánh hoả mù và tạo ảo giác là tuy TQ chiếm đóng nhưng là vùng tranh chấp.
Nếu là vùng tranh chấp thì phải đặt thẳng vấn đề với TQ, nếu TQ không chịu thương lượng thì đưa vấn đề ra toà án quốc tế như Phi Luật Tân đã làm. Đằng này TQ đã nói thẳng và nói rõ với CSVN rằng HS là của TQ cho nên dứt khoát KHÔNG có nằm trên bàn thương lượng và CSVN im lặng. Sự im lặng này là gì ngoài ý nghĩa là ngoan ngoãn chập nhận?
Thực tế HS là TQ chiếm đóng, giữ quyền kiểm soát từ 1974 và lúc đó CSVN câm miệng hến do đã nhận quá nhiều viện trợ vũ khí của TQ để đánh chiếm VNCH và bánh ít đi thì bánh qui lại, CSVN đã hứa HS cho TQ dù HS không phải là của CSVN lúc đó và họ đã nghĩ rằng mình cao cơ, lấy của TQ cái thật (vũ khí) và cho TQ cái lời hứa cuội qua Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Nhưng CSVN cuội với dân thì được chứ cuội với TQ thì làm sao được?
Với Công hàm PVĐ trong tay, với luật quốc tế về Estoppel Law nói rằng anh đưa ra một lời tuyên bố hứa hẹn một điều gì thì sau đó không được nói ngược lại lời tuyên bố đó, nếu cái nói ngược đó gây ra bất lợi cho một nước khác. Các vị TS Từ Đặng Minh Thu, thạc sĩ Hoàng Việt trên báo Đại Đoàn Kết cũng thừa nhận điểm pháp lý này và lý luận rằng hồi hứa là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và bây giờ là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. TQ và luật quốc tế có chấp nhận lý luận này không?
Trong hội thảo về Biển Đông ở New York ngày 13-15/3/2013 do Asia Society và Trường Hành chính công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore phối hợp tổ chức, Thiếu tướng Chu Thành Hổ (Zhu Chenghu), Hiệu trưởng Học viện Quốc phòng, Trường Đại học Quốc phòng của Trung Quốc đã trưng Công hàm PVĐ để xác nhận tư thế pháp lý của TQ và phía VN im lặng – một sự im lặng đáng sợ.
Công hàm PVĐ, luật quốc tế Estoppel, thực tế chiếm đóng và quyền kiểm soát toàn thể quần đảo HS, HS không nằm trên bàn thương thảo/chương trình nghị sự về các vùng tranh chấp, bản đồ CSVN nạp cho Liên Hiệp Quốc được lơ lững hình J khi nhìn vào cho ít phản cảm vì đầu chữ J chấm dứt trước khi đụng HS và hình Y trên thực tế cũng như trên ý nghĩa để không có HS trong đó mà chẽ ra để tránh né, thái độ im lặng đáng sợ của CSVN về HS thì liệu có ai tin rằng chế độ CSVN hiện tại sẽ tranh đấu để giành lại chủ quyền HS cho Việt Nam trong tương lai hay không?
Riêng cá nhân người viết thì không.
© Lê Minh Nguyên
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét