Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Nguyễn Văn Vĩnh, nhà kiến trúc nền tảng báo chí Việt Nam


Ton-Quynh-Vinh
Trong những cây viết tiền phong mở đường cho văn học chữ quốc ngữ như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh  Phan Khôi... thì Nguyễn Văn Vĩnh nổi bật về nhiều mặt. Gọi ông là học giả cũng đúng vì ông tham bác cả hai nền văn học cũ và
mới và ra công trong ba chục năm trời thúc đẩy tiến trình cải cách văn hóa và xã hội khi ta tiếp xúc với Tây phương. Xếp ông vào hàng ngũ dịch giả hàng đầu cũng không sai vì ông dịch hàng chục tác phẩm từ Văn học Pháp sang tiếng Việt (từ tiểu thuyết của Alexandre Dumas, Hugo  Balzac; kịch của Molière; ngụ ngôn của La Fontaine tới truyện trẻ con của Perrault), và ông cũng thành công trong việc chuyển ngữ một tuyệt tác của Văn học Việt sang tiếng Pháp (Kim Vân Kiều tân diễn Pháp văn)... Nhưng ba chữ Tân Nam Tử (tên hiệu của Nguyễn Văn Vĩnh) phải viết bằng nét son trong lịch sử báo chí Việt Nam. Vì hậu thế không thể không nhìn nhận Nguyễn Văn Vĩnh là người kiến trúc nền tảng báo chí Việt Nam.

Từ bỏ con đường danh lợi sang hoạt động báo chí:
Tiểu sử Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, ông sinh năm 1882, thông minh tài trí và tốt nghiệp trường thông ngôn (Collège des Intreprêtes) niên khóa 1893-1896 rất sớm ở tuổi 15. Bước hoạn lộ của ông khá hanh thông. Từ Lào cay, chuyển về Hải phòng, rồi vào làm tại tòa đốc lý Hà nội.
Nếu bị bả danh lợi lôi cuốn thì Nguyễn Văn Vĩnh có thừa cơ hội để vào Huế giữ chức thượng thư hay ở lại đằng ngoài giữ chức tổng đốc vì lúc đó Toàn quyền Beau (Jean Baptiste Paul Beau cầm quyền ở ĐôngDương từ 1902 tới 1908) để ý tới khả năng mẫn tiếp của Tân nam tử và muốn dùng con bài này trong mưuđồ chính trị. Tuy nhiên, “người thanh niên Việt Nam mới” này nuôi chí chim hồng và muốn cất cánh bay cao, mang tâm huyết dùng ngòi bút phụng sự cho non sông đất nước.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ông đã khởi đầu nghề báo bằng những bài viết cho các tờ Courrier d’Hai Phong (Thư tín Hải phòng) và tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương). Tuy nhiên, bước ngoặt đáng kể trên đường sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh phải kể từ 1906.
Năm 1906, Nguyễn Văn Vĩnh được cử theo công sứ Hauser sang Marseille dự Hội chợ đấu xảo (Foire Exposition) ở Marseille. Tại đây, Nguyễn Văn Vĩnh có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với giới truyền thông Phápvà khát vọng dùng văn mc để xây dựng nền văn hóa mới cho dân tộc thêm sục sôi trong tâm hồn người trí thức trẻ mới ngoài hai mươi tuổi.
Nhà văn Vũ Bằng, trong hồi ký Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, cho biết Nguyễn Văn Vĩnh vào dịp này đã viết thư cho bạn bè nhất là cho Phạm Duy Tốnđể trình bày điều mắt thấy tai nghe về sinh hoạt báo chí ở Pháp và ước mong sẽ thực hiện giấc mơ xây dựng báo chí ở Việt Nam.
Trước hết, ông nhận ra báo chí là phương tiện truyền thông nhanh chóng và phổ thông. Trong một lá thư gửi cho Phạm Duy Tốn ngày 02 tháng 5 năm 1906 ông viết:
Những việc xảy ra ít lâu nay trong toàn cầu không thể không làm cho bất cứ người nào ngạc nhiên. Bên Ý, núi Vesuve phun lửa. Bên Mỹ các thiên tai ở San Francisco. Ở Pháp và ở Đc, đình công và đình công.
Ngày 1er Mai (1-5) mấy lâu nay được coi như là ngày cách mạng xã hội. Tôi muốn tả kỹ để cho anh thấy những việc gì đã xảy ra... cùng với thư này tôi gửi luôn cho anh xem cho biết cái tình hình quốc tế ra sao vậy... ”
Ông cũng tâm sự với người đồng chí về văn mặc rằng chưa tới lúc xông pha nơi trường văn trận bút mà giờ đây ông có dịp chuẩn bị cho chiến trường ngôn luận mai sau:
Ở đây tôi có nhiều dịp tốt để viết báo, nhưng tôi không làm. Sở dĩ như thế vì từ bây giờ cho đến khi đạt mục đích, tôi muốn hoàn toàn là vô danh... cái mục đích ấy, tôi đã nói với anh nhiều rồi.”
Tại sao Nguyễn Văn Vĩnh cảm thấy chưa chín mùi hành động? Vì ba lý do: phải được phép ra báo (một công việc rất khó khăn dưới thời Pháp thuộc), phải có nhà in chịu in báo cho mình (các nhà in ngày ấy có khả năng in báo đều gián tiếp hay trực tiếp nằm trong tay nhà cầm quyền) và nếu đã có phép ra báo thì phải có một nhóm cộng tác viên có khả năng, đồng lý tưởng, viết báo không phải vì tiền mà nhắm xây dựng tiền đồ quốc văn.
Nên nhớ hiện tình nước ta lúc đó nghề in mới phôi thai. Lối in cổ thì phải khắc từng chữ (Hán), còn lối in mới chỉ trông cậy vào mẫu tự được đúc theo nhiều kiểu, và vào việc xếp chữ chậm chạp và phức tạp. Như thế báo chí muốn thông tin và tuyên truyền khó lòng chạy theo kịp thời sự nóng hổi. Nguyễn Văn Vĩnhmuốn làm báo cần phải chú ý tới nghề in.
Trong một lá thư gửi cho Phạm Duy Tốn, ông đã đề cập tới nhu cầu in ấn cần thiết cho báo chí. Nguyễn Văn Vĩnh hy vọng về lâu dài thực hiện những nấc thang nền tảng xây dựng phương tiện truyền thông mới:
Cuộc đi thăm lý thú nhất của tôi trong đấu xảo là cuộc đi thăm gian báo Petit Marseillais. T báo đó có những tài liệu xác thực nhất, lý thú nhất về nghề in từ khi nghề đó bt đầu phát triển... ”
Nguyễn Văn Vĩnh có cơ hội biết lối in ấn hiện đi đầu thế kỷ XX là lối Linotype:
Trong một buồng riêng, có bày những máy móc tối tân nói cho ta cái quan niệm của sự cố gắng khổng lồ trong ba thế kỷ. Ai đã từng được trông thấy một người thợ xếp chữ, tìm từng chữ một xếp với nhau, buộc thành bát rồi cho vào khuôn, ai đã từng thấy thế và cho nhìn vào chỗ này thì sẽ ngạc nhiên vô cùng. Không cần xếp chữ, không cần buộc, không cần lên khuôn gì cả. Một người chỉ cần điều khiển một cái cần nhưkiểu đánh máy chữ, trong vài tiếng đồng hồ là có một tờ báo in xong. Đó là máy Linotype...
Tôi còn có dịp nói với anh về cái máy in báo xong lại gấp lại luôn báo như tờ Petit Marseillais.”
Khi về nước, Nguyễn Văn Vĩnh đã có cơ hội vùng vẫy khi gặp một tay kinh doanh báo chí người Pháp có tên là Francois-Henri Schneider. Schneider là người sáng lập ra Tạp chí Đông Dương (Revue Indochinoise) và là chủ bút của tờ Tương Lai Bắc Kỳ (L'Avenir du Tonkin)sinh năm 1851 ở Paris, Pháp và là một chuyên viên in ấn ở Pháp và sang Đông Dương kinh doanh in ấn và báo chí trong khoảng từ 1888 tới 1918. Tay thực dân này cũng mở nhà in lớn ở Hà nội. Có quyền có thế trong guồng máy cai trị của thực dân ở Đông Dương, và hẳn có nhiệm vụ mật trong việc tuyên truyền cho chính phủ thuộc địa, Schneider có ý tìm kiếm người cộng tác để ra báo phục vụ mục tiêu này. Ông ta cũng sớm nhận ra tham vọng và tài ba của Tân nam tử cũng như uy tín của ông ở miền Bắc nên mời ông chủ trương Đăng cổ tùng báo (trước có tên là Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo), rồi cố vấn cho Lục tỉnh tân văn và chủ nhiệm Đông Dương tạp chí, ấn bản của Lục tỉnh tân văn ở miền Bắc.
Nguyễn Văn Vĩnh thừa thông minh để hiểu rằng thực dân muốn lợi dụng uy tín mình để tuyên truyền cho chính sách cai trị của chúng và ông đã theo cách “dùng gậy ông đập lưng ông”, dùng Đông Dương tạp chí(1913) để phục vụ cho mục đích xây dựng một nền văn hóa độc lập cho nòi Việt. Tiếp đó ông chủ trươngTrung Bắc tân văn vào 1915 (in tại nhà in Trung Bắc Hà nội) và biến nó thành tờ nhật báo đầu tiên phát hành ở hai miền Bắc và Trung.
Sự nghiệp báo chí của Nguyễn Văn Vĩnh vươn rộng. Với chủ trương chống chế độ quân chủ và thuyết phục thực dân phải cải thiện guồng máy cai trị và thành tâm thực thi việc khai thông dân trí cho người Việt, ông đã ra tờ báo tiếng Pháp đầu tiên do người Việt chủ biên có tên là Annam Nouveau ở Hà nội vào 1931.
Cho tới những năm cuối đời Nguyễn Văn Vĩnh vẫn khư khư hoài bão dùng báo chí như cơ quan ngôn luận của toàn dân như lời của Vũ Bằng thuật lại:
Hiện nay có bao nhiêu áp lực kìm hãm không cho dân ta tiến bộ; vì thế muốn xây dựng, phải đấu tranh, vì bao giờ cũng vậy, người Pháp (hay chính phủ Nam triều cũng thế) cũng phải lo cho quyền lợi của họ, mà dân thì có quyền lợi của dân; hai quyền lợi ấy trái nghịch nhau, làm sao mà đi được với nhau? Do đó, báo chí là tiếng nói của dân, binh vực quyền lợi cho dân, không thể không nói lên những sai lầm của chính phủ, những sơ hở của chế độ, và đưa ra những khía cạnh bất lợi của chính phủ đối với dân. Nói rút lại, người làm báo không thể để cho ngòi bút của mình tủi hổ. Cố nhiên, muốn được như thế, báo chí phải kinh qua những nghịch cảnh, thăng trầm, mà người làm báo, cũng như các nhà cách mạng, chính trị, thường không tránh được bị vu cáo, bị tù đày hay bị thiếu thốn về vật chất...”
Thời cuộc thay đổi quá nhanh. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở Âu Mỹ đã ảnh hưởng trầm trọng ởĐông Dương khiến Nguyễn Văn Vĩnh gánh nợ nần về báo chí.
Vào khoảng giữa thập niên 1930, Nguyễn Văn Vĩnh phải nhường tờ Học Báo (hậu thân của Đông Dương tạp chí) cho Lê Thăng, còn tờ Trung Bắc tân văn thì sang cho ông Nguyễn Văn LuậnNguyễn Văn Vĩnh thu hẹp hoạt động trong tờ Annam Nouveau cho tới khi tạ thế tại Lào vào 1936, kết thúc ba chục năm xây dựng nền tảng báo chí cho văn học chữ Quốc ngữ.
Hậu thế không bao giờ quên “Ngày 15 tháng 05 năm 2013 vừa qua là một ngày trọng đại trong lịch sử báo chí Việt Nam vì nó là cái mốc ghi nhận 100 năm tờ Đông Dương tạp chí, một tờ báo xứng với cái tên tạp chí chữ quốc ngữ đầu tiên xuất hiện trên văn đàn Việt Nam.”
Hoàng Yên Lưu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét