Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Cái đẹp đánh chết tài năng

plasticsurgery_mast“Cái nết đánh chết cái đẹp”? Câu nói đó không hẳn đúng trong trong thị trường lao động ngày nay vì sắc đẹp có thể thắng cả tài năng.
Vài năm trước, một phụ nữ Trung Quốc 21 tuổi đã đi giải phẫu thẩm mỹ để trông giống như Jessica Alba và tin đã lan truyền cả thế giới, nhưng việc thay đổi diện mạo vì lý do thực tế hiện nay rất phổ biến ở Trung Quốc.
Xiaoqing, 21 tuổi, muốn sửa sác đẹp cho gióng Jessica Alba để giành lại người yêu. Nguồn: http://www.smh.com.au/
Xiaoqing, 21 tuổi, muốn sửa sác đẹp cho giống Jessica Alba để giữ lại người yêu. Nguồn: http://www.smh.com.au/
Trung Quốc đang đứng thứ ba, chỉ sau Mỹ và Brazil, về con số các cuộc giải phẫu thẩm mỹ hàng năm, theo Hiệp hội quốc tế về phẫu thuật thẩm mỹ.
Không giống như ở Bắc Mỹ, một chuỗi các phòng mạch ở Trung Quốc ước tính 40% số bệnh nhân tại các phòng giải phẫu thẩm mỹ trong khoảng tuổi 20. Một công ty ở Thượng Hải cho biết 20% bệnh nhân bây giờ là sinh viên.
Phẫu thuật phổ biến nhất là — cắt mí mắt, rhinoplasty (sử cho mũi cao hơn), và sửa hàm lại—không có nghĩa là để chống già đi, nhưng để cho người trẻ có lợi thế hơn bạn đồng trang lứa.
Với giới nhà giàu mới ở Trung Quốc, sửa sắc đẹp là bước sau cùng trong quá trình tái tạo của họ. Kể từ khi TQ theo mô hình tư bản (định hướng XHCN) trong cuối những năm 1970, nền kinh tế đã phát triển theo cấp số nhân và do đó sinh ra lớp siêu giàu. Cuốn sách “Crazy Rich Asians” của Kevin Kwan mô tả tầng lớp nhà giàu Trung Quốc suy đồi đến độ phù phiếm. “Họ ở khắp mọi nơi, mua tất cả mọi thứ trong tầm mắt,” ông viết. “Nếu có hàng hiệu là họ muốn mua.”
Lớp nhà giàu mới Trung Quốc yêu túi xách da cá sấu hiệu Hermes Birkin bao nhiêu thì họ cũng chuộng sắc đẹp (sau khi giải phẫu) như thế, như những món hàng mua được. Đối với giới trẻ, một khuôn mặt hấp dẫn sẽ cho họ lợi thế lúc đi tìm việc và ở cả tình trường nơi mà phụ nữ trên 25 tuổi đã bị xem là “gái ế”.
Sinh viên TQ vừa tốt nghiệp ddaji học. Nguồn: faungg's photo/Flickr
Sinh viên TQ vừa tốt nghiệp ddaji học. Nguồn: faungg’s photo/Flickr
Điều này có nghĩa gì cho bảy triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học năm nay? Nó có nghĩa là việc tiến thân không dựa trên tài hay thành tích, nhưng tùy thuộc ngoại hình. Dù sự thật là trình độ giáo dục đẳng cấp thế giới có giá rất cao trong thị trường lao động ở bất cứ nơi nào, nhưng đơn xin việc ở Á châu thường yêu cầu ứng viên kèm một bức ảnh của họ, người diện mạo thanh tao tự nhiên hay nhờ phẫu thuật có ngay lợi thế không công bằng. Và việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp mới ở Trung Quốc ngày càng ít đi, nâng mức cạnh tranh lên tầm cao mới.
Sự ám ảnh với ngoại hình trong công sở có thể là điều khó hiểu, nhưng giới trẻ Trung Quốc coi đó là một khoản đầu tư cho tương lai của họ. Lần đầu tiên, giàu có đưa đến cơ hội, và nếu phải đẹp để leo lên bậc thang danh vọng thì đành phải thế. Họ đón nhận những gì công nghệ hiện đại và y học cung cấp, dù đó là một chiếc iPhone 5 hay một sóng mũi hoàn hảo hơn.
Có lẽ, ngày nào đó, họ sẽ vượt qua triết lý tiền mới và nết tiêu hoang. Trong lúc này, điều quan trọng cần lưu ý là giải phẫu thẩm mỹ không phải là không có rủi ro của nó. Bị tê vĩnh viễn, bị nhiễm trùng và có thể thiệt mạng là tất cả những rủi ro có thể xảy ra. Đối với hầu hết mọi người, vệ sinh tốt, trang điểm, và tự tin có thể đủ để thanh công, mà không cần phải thay đổi khuôn mặt.
Lý tưởng nhất, một ngày nào đó sinh viên Trung Quốc mới tốt nghiệp  sẽ không cần phải dùng đến biện pháp quyết liệt như vậy để tiến thân.
© 2013 DCVOnline

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét