Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Chiến tranh Việt Nam

Thư viện CNN

tiecthuong(CNN) – Dưới đây là tóm lược một số dữ kiện về chiến tranh Việt Nam.
Nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam
1883-1945 – Nam Kỳ, miền Nam Việt Nam, An Nam và Bắc Kỳ – miền Trung và miền Bắc Việt Nam –  cùng với Campuchia và Lào hợp thành thuộc địa Đông Dương thuộc Pháp.
Đông Dương thuộc Pháp
Đông Dương thuộc Pháp. Nguồn: en.wikipedia.org
1946 – Cộng sản ở miền Bắc bắt đầu chiến tranh chống Pháp.
1949 – Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam tại miền nam Việt Nam.
1951 – Hồ Chí Minh trở thành người lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, ở miền bắc.
Bắc Việt Nam theo chế độ Cộng sản. Nam Việt Nam thì không. Cộng Sản Bắc Việt và phiến quân Cộng sản ở Nam Việt Nam (còn gọi là Việt Cộng) muốn lật đổ chính quyền miền Nam Việt Nam và tái thống nhất đất nước.
Sự kiện
1954 – Bắc Việt bắt đầu giúp phiến quân ở miền Nam Việt Nam chống lại quân đội miền Nam Việt Nam, từ đó cuộc xung đột Việt Nam bắt đầu.
Tháng Tư 30, 1975 – Nam Việt Nam đầu hàng Bắc Việt Nam khi quân đội Bắc Việt vào Sài Gòn, kết thúc cuộc xung đột Việt Nam.
Cuộc chiến tranh đã được ước tính tốn khoảng 200 tỷ USD.
Quan điểm chống chiến tranh tăng lên ở Mỹ từ giữa những năm 1960 trên với các cuộc biểu tình, biểu tình ở các đại học, và các hình thức phản đối khác.
Quân du kích Bắc Việt dùng đường mòn Hồ Chí Minh, một mạng lưới các đường rừng và đường mòn trên núi, để gửi quân dụng và lính vào Nam Việt Nam.
Những vụ đánh bom miền Bắc Việt Nam đã vượt qua tổng số trọng tải bom thả xuống Đức, Ý, và Nhật Bản trong Thế chiến II.
Ngày nay, Việt Nam là một quốc gia Cộng sản.
Thống kê về quân nhân Mỹ (Nguồn: Bộ quốc phòng Hoa Kỳ)
8.744.000 – Tổng số quân Mỹ phục vụ trên toàn thế giới trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
3.403.000 phục vụ ở Đông Nam Á.
2.594.000 phục vụ ở Nam Việt Nam
Tổng số quân nhân Mỹ được liệt kê là tù binh và người mất tích ở mặt trận (POW / MIA) khi chiến tranh kết thúc là 2646 và đến tháng 5, 2013 vẫn còn 1647 người mất tích.
Số tử vong của quân đội Hoa Kỳ
Quân tham chiến: 47.434
Quân nhân không tham chiến: 10.786
Tổng cộng quân số ở chiến trường: 58.220
1,3 triệu – Tổng số tử vong quân sự cho tất cả các nước tham gia
1 triệu – Tổng số thường dân thiệt mạng
999 – xác quân nhân Mỹ đã tìm lại được và xác định được căn cước, kể từ tháng Giêng năm 1973.
Thời mục
2 tháng Chín 1945 – Việt Nam tuyên bố độc lập (không là thuộc địa của Pháp). Cả Pháp cũng như Hoa Kỳ không công nhận tuyên bố này. Tổng thống Harry S. Truman viện trợ quân sự cho Pháp để chống lại Việt Minh.
Tháng 5 năm 1954 – Thất bại lớn của Pháp ở trận Điện Biên Phủ dẫn đến cuộc hòa đàm tại Geneva. Hiệp định Geneva kết thúc chiến tranh Đông Dương.
Khu vực Đong Dương cũ (sau 20/7/1954)
Khu vực Đông Dương cũ (sau 20/7/1954)
Ngày 21 tháng Bảy năm 1954 – Việt Nam ký Hiệp định Geneva và chia thành hai nước ở vĩ tuyến 17, phía bắc do Cộng sản lãnh đạo và miền nam do Mỹ hỗ trợ.
1957-1963 – Chiến tranh giữa Quân Bắc Việt và Việt Cộng với quân miền nam Việt Nam. Hy vọng ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, Mỹ đã gửi thêm viện trợ và cố vấn quân sự để giúp chính phủ Nam Việt Nam. Số lượng cố vấn quân sự Mỹ tại Việt Nam tăng từ 900 năm 1960 lên 11.000 vào năm 1962.
1964-1969 – Năm 1964, Việt Cộng, lực lượng du kích cộng sản, có 35.000 quân tại Nam Việt Nam. Mỹ ngày càng gửi quân nhiều hơn nữa để chiến đấu chống lại Việt Cộng và quân Bắc Việt; số lượng quân đội Mỹ tại Việt Nam lên cao nhất là 543.000 người trong tháng 4 năm 1969. Quan điểm chống chiến tranh ở Mỹ tăng trưởng mạnh hơn khi quân số gia tăng.
Ngày 2 tháng 8 năm 1964 – Vịnh Bắc Bộ – Quân Bắc Việt bắn vào một tàu khu trục [USS Maddox] Mỹ neo trong Vịnh Bắc Việt. Sau khi Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố lầm rằng đã có một cuộc tấn công thứ hai vào tàu USS Maddox, Quốc hội thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép sự can thiệp toàn diện của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Johnson ra lệnh ném bom miền Bắc Việt Nam để trả đũa cho vụ “tấn công” ở Vịnh Bắc Việt.
5 tháng Tám năm 1964 – Tổng thống Lyndon B. Johnson yêu cầu Quốc hội cho quyền để đi đến chiến tranh chống lại Bắc Việt Nam và quân Cộng Sản vì đã vi phạm Hiệp Định Geneva đối với Nam Việt Nam và Lào. Yêu cầu này được chấp thuận 7 tháng Tám năm 1964 trong một nghị quyết chung của hai viện Quốc hội.
30 tháng 1 năm 1968 – Tết Mậu Thân – Bắc Việt mở một cuộc tấn công bất ngờ lớn trong dịp năm mới của Việt Nam. Cuộc tấn công vào 36 thành phố và thị trấn lớn ở Nam Việt Nam. Cả hai bên bị thương vong nặng nề, nhưng cuộc tấn công chứng minh rằng cuộc chiến sẽ không kết thúc sớm hoặc dễ dàng. Công chúng Mỹ chống lại sự gia tăng chiến tranh và Mỹ bắt đầu giảm quân số tại Việt Nam.
Ngày 16 tháng ba năm 1968 – vụ thảm sát Mỹ Lai – Khoảng 400 phụ nữ, trẻ em và người già bị lính Mỹ tàn sát tại Mỹ Lai ở Nam Việt Nam. Trung úy William L. Calley, Jr., sau đó [tháng Tư, 1969] bị đưa ra tòa án quân sự vì đã dẫn đầu cuộc tấn công và bị kết án tù chung thân nhưng đã được thả vào năm 1974 khi tòa án liên bang đã hủy bản án. Calley là quân nhân duy nhất bị kết án trong sự kiện Mỹ Lai.
Tháng Tư năm 1970 – Cuộc xâm lăng Campuchia – Tổng thống Richard Nixon ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ cùng quân đội miền Nam xâm nhập khu vực biên giới Campuchia và phá hủy các trung tâm quân dụng và hậu cần của quân Bắc Việt. Cuộc xâm lăng gây ra làn sóng biểu tình chống chiến tranh, và đến 3 Tháng Sáu năm 1970, Nixon thông báo việc rút quân đã hoàn tất.
Tổng thống Richard Nixon – Diễn văn trước quốc dân về tình hình ở Đông Nam Á (Nguồn: Miller Center: American President)

4 tháng Năm, 1970 – Đơn vị Vệ binh Quốc gia bắn vào một nhóm biểu tình tại Đại học Kent State ở Ohio, giết bốn sinh viên và làm bị thương chín người khác. Các cuộc biểu tình chống chiến tranh và bạo loạn xảy ra tại hàng trăm trường đại học khác trong suốt tháng Năm, 1970.
Ngày 8 tháng Hai năm 1971 – Cuộc xâm lăng Lào – Theo lệnh của Tổng thống Nixon, quân Mỹ cùng binh lính miền Nam Việt Nam, với sự hỗ trợ của máy bay B-52, xâm lăng nam Lào trong nỗ lực ngăn chặn đường tiếp tế của quân Bắc Việt qua ngả Lào vào miền Nam Việt Nam. Quyết định này của Nixon không được sự đồng ý của Quốc hội và gây ra thêm nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Mỹ.
Ngày 27 tháng 1 năm 1973 – Lệnh ngừng bắn khi cuộc hòa đàm [tại Paris] tiếp tục.
Ngày 29 Tháng Ba 1973 – Các binh sĩ cuối cùng của Mỹ rời khỏi Việt Nam. Chiến tranh bắt đầu trở lại giữa Bắc và Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ không trở lại.
30 tháng Tư, 1975 – Nam Việt Nam đầu hàng Bắc Việt Nam khi quân đội Bắc Việt vào Sài Gòn, bây giờ gọi là Thành phố Hồ Chí Minh.
Dinh Độc Lập, 30 tháng Tư, 1975 (saigon). Nguồn AP.
Dinh Độc Lập, 30 tháng Tư, 1975 (Saigon). Nguồn AP.
25 tháng 5 năm 2012 – Tổng thống Barack Obama ký bản tuyên bố Kỷ niệm kỷ niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam sẽ tiếp tục cho đến ngày 11 tháng 11 năm 2025. Trong 13 năm tiếp theo, chương trình sẽ này sẽ “vinh danh và tạ ơn một thế hệ người Mỹ tự hào đã cùng với đất nước của chúng ta vượt qua một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất mà chúng ta đã từng phải đối diện.”
15 tháng Năm 15, 2013 – Đến ngày này 1,647 binh sĩ Mỹ vẫn còn mất tích.
© 2013 DCVOnline

1 nhận xét:

  1. Chiến tranh VN là 1 chiến tranh phi nghĩa, đã làm tổn thất quá nặng nề về của và người :(
    Rao vặt

    Trả lờiXóa