Nguyên Anh (Danlambao) - Đài VTC1 VN vừa cho trình chiều bộ phim về chị Võ thị Sáu. Theo VNCS sử ký chị Sáu sinh năm 1933 chiên đấu và hy sinh thời VN Pháp thuộc. Chiến công của chị cũng đơn giản thôi, ném hai lần lựu đạn, một lần làm… mất mặt tên tỉnh trưởng thời đó (chắc do lúc đó tổng cục hậu cần sản xuất lịu đạn lởm quá) và lần thứ nhì chị ném thì tịt cha nó ngòi cho nên chị bị… bắt! Sau đó tòa án thực dân đã kết án tử hình chị khi mới vừa 16 cái xuân xanh… Nhưng khi xem phóng sự được một cô hướng dẫn tường thuật về những giây phút cuối cùng của chị thì được biết như sau: “Khi chúng đem chị đi xử bắn, các bạn tù đã đồng loạt hát bài Chiến sỹ ca, khi đến pháp trường chị yêu cầu không được bịt mắt để chị nhìn quê hương của mình lần cuối, sau đó khi chúng lên đạn chị đã hô to: Hồ chủ tịt muôn năm!”
Vụ này nghe sao quen quen… à nghe! Hình như liệt sỹ nào trước khi chết cũng đều hô to về mr Râu! Chuyện chị Sáu nhìn theo góc độ đương thời chúng ta thấy gì? Một cô nhóc 15 tuổi nghe chú Ba thím Sáu dụ dỗ bỏ nhà tham gia khủng bố và chưa diệt được tên địch nào đã phải chết oan!
Nguyễn Văn Trỗi anh chàng thợ điện cũng thế, trước khi chết cũng y như chị quên người vợ tên Quyên và chỉ thờ Râu chủ tịch (!) Và hắn cũng là một tên khủng bố mà lại lởm cái chổ đặt mìn chưa nổ đã bị bắt. Sau đó cô hướng dẫn cho biết sau loạt đạn của 7 cây súng trường chị Sáu đã đứng như trời trồng trợn mắt nhìn bọn chúng làm cho tên đội trưởng hãi quá không dám bồi thêm phát ân huệ!
Có thật không nhỉ?
Mấy tên đao phủ giết người hàng ngày không gớm tay mà lại sợ chị sao? hơn nữa một người bị bắn thẳng ở cự ly gần bằng một viên đạn súng trường thì phản ứng là giật nãy người lên văng ra phía sau chứ sao lại đứng yên nhìn trừng trừng?
Vụ chị Sáu làm người viết nhớ lại nhà văn Lê anh Xuân trong bài thơ Dáng đứng trên đường băng Tân sơn Nhất mô tả người chiến sỹ giải phóng ăn đạn xong vẫn chết đứng như chàng Từ Hải trong truyện Kiều của đại văn hào Nguyễn Du gì đâu. (!)
Như vậy để làm một anh hùng CS thì người chết phải chết đứng chứ không được chết nằm hay chết ngồi và cái chết phải oai phong lẫm liệt như các anh hùng Lương sơn bạc.
Còn thực tế thì lại khác trong VNCH quân sử, các chiến sỹ anh hùng ngoài anh hùng lụi Lê văn Tám thì đều chết thê thảm không như những gì mà đám tuyên láo thêu dệt.
Cuối phóng sự các nhà viết kịch bản của ban tuyên láo VN lại thêu dệt thêm về sự linh hiển của chị lại khinh thường trình độ hiểu biết của người dân và quên rằng bây giờ là thế kỷ 21 kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật chứ không phải thời tranh tối tranh sáng cho nên đã thần thánh hóa chị Sáu theo cách tuyên truyền mê tín và cho rằng hồn ma chị Sáu còn tham tấm bằng Anh Hùng cho nên báo điềm bằng cây sứ trên mộ mình tỏa ra hai nhánh, một nhánh hướng nam một nhánh quay về phương bắc từ từ héo đi, chỉ đến khi chủ tịch nước độc nhản long Lê Đức Anh cấp bằng anh hùng cho chị cái cây mới chịu…
Cũng chỉ là một kịch bản của cái ban tuyên láo!
Chị Sáu chỉ vì sống trong bối cảnh u mê tăm tối thời đó đã bị bọn chúng lợi dụng và khi chị chết được dựng lên làm anh hùng.
Ngày nay các đoàn người dân mê tín trong nước lũ lượt kéo ra Côn Đảo thắp nhang cho chị nhưng không phải do chị là… anh hùng mà họ cho rằng khi chết chị còn… zin nên vô cùng linh hiển và nữa đêm họ kéo đến xin… số đề!
Ngày nay các đoàn người dân mê tín trong nước lũ lượt kéo ra Côn Đảo thắp nhang cho chị nhưng không phải do chị là… anh hùng mà họ cho rằng khi chết chị còn… zin nên vô cùng linh hiển và nữa đêm họ kéo đến xin… số đề!
Chuyện chị Sáu cũng như chuyện bà Banh của Trạng Quỳnh:
Khen nhà Báo Lố tạo ra nàng!
Tuổi trẻ hiên ngang thét sẵn sàng
Lựu đạn quăng liền hai trái… tịt
Làm chơi tù thật họa tai bay
Chú Ba thím Chín thi nhau lủi
Bỏ mặc Sáu đây với lũ Tây
Phút cuối còn đem làm quân sử
Chửi cha tuyên láo xạo tài thay!
Anh hùng mạt vận nay cho…. số!
Khói nhang mờ mịt tưởng rằng hay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét