Dân Luận: Theo công an thành phố Hà Nội thì công ty của ông Lê Quốc Quân đã trốn thuế với con số ước lượng là 437 triệu đồng. Thế những những biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan chức năng sử dụng trong vụ án này giống như bị cáo phạm tội giết người đặc biệt nghiêm trọng: Không cho bảo lãnh, không cho gặp thân nhân, tịch thu con dấu và nhiều đồ vật của công ty.Ngày 9/7 tới đây vụ án này sẽ được đem ra xét xử ở Hà Nội. Chúng ta hãy cùng xem xem đây là một phiên tòa công khai, minh bạch hay khép kín với toàn công an, ngay cả thân nhân bị cáo cũng không được có mặt?
I. Các vấn đề liên quan đến tố tụng
1. Việc bắt giữ người của cơ quan điều tra
Trong vụ án này, việc bắt anh Quân không thuộc diện bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, việc bắt anh Quân phải thực hiện theo Điều 80 BLTTHS. Theo quy định tại điều này, việc bắt anh Quân tại đâu phải có đại diện chính quyền địa phương nơi đó chứng kiến. Về thực tế, việc bắt giữ anh Quân ở một nơi khác nhưng sau đó mới đưa về chính quyền địa phương nơi anh Quân có hộ khẩu để làm Biên bản về việc bắt người. Nếu đúng như vậy là sai tố tụng. Tuy nhiên, luật sư không có trong tay Biên bản về việc bắt người nên chưa thể khẳng định. Biết đâu họ đã hợp pháp hoá việc bắt người này;
2. Việc không cho bảo lĩnh và đặt tiền thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 93 BL tố tụng hình sự quy định: Đặt tiền để thay thế biện pháp ngăn chặn. Theo đó, bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ có quyền đặt tiền để thay thế biện pháp ngăn chặn (tạm giam). Ngày 29/12/2012, vợ anh Lê Quốc Quân đã có đơn đề nghị với nội dung “Căn cứ vào Khoản 1 Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, tôi xin đặt tiền hoặc tài sản để thay thế biện pháp tạm giam đối với chồng tôi. Hiện tại, gia đình tôi có chỗ ở ổn định, có tài sản là nhà đất đủ để trả các khoản tiền theo mức tiền phạt quy định tại Điều 161 BLHS nếu chồng tôi có phạm tội. Tôi thiết nghĩ, việc áp dụng biện pháp tạm giam để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử và áp dụng đối với chồng tôi là không cần thiết. Tôi cam kết, chồng tôi sẽ có mặt khi các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập.
Vì vậy, tôi kính đề nghị các Quý cơ quan chấp thuận đề nghị của tôi và đưa ra mức tiền hoặc giá trị tài sản phải đặt bảo đảm để thay thế biện pháp tạm giam đối với chồng tôi. Trong trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập mà chồng tôi không có mặt thì tôi đồng ý sung công quỹ nhà nước số tiền hoặc tài sản mà tôi đã đặt để đảm bảo” gửi VKSND và Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội. Nhưng, đến nay không có bất cứ hồi âm nào.
3. Việc thu giữ tài liệu đồ vật
Việc thu giữ con dấu của công ty anh Quân là trái pháp luật, vi phạm: Điều 6, khoan 4 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 31/2009/NĐ-CP, vi phạm luật doanh nghiệp 2005;
Trong quá trình điều tra, công an thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật ở văn phòng công ty anh Quân và ỏ nhà. Tuy nhiên, trong kết luận điều tra không nói rõ đồ vật, tài liệu nào liên quan đến vụ án, đồ vật tài liệu nào không liên quan để trả lại gia định. Hiện nay mới trả đc 2 điện thoại, 1 máy ảnh, một ví và tiền, thẻ atm trong ví. Vậy các đồ vật khác thì sao?
Việc khám xét, thu giữ các tài liệu, đồ vật của công ty anh Quân từ những năm trước đã gây 04/04/2011) ảnh hưởng, thiệt hại cho việc hoạt động của cty cũng như việc tìm các bằng chứng gỡ tội cho anh Quân. Công an thành phố Hà Nội tiến hành khám xét và thu giữ rất nhiều tài liệu, đồ vật (tài sản) của gia Luật sư Lê Quốc Quân, trong đó có rất nhiều tài sản không liên quan đến vụ án. Khi lập biên bản thu giữ, Điều tra viên đã không liệt kê cụ thể những tài sản thu giữ. Đến nay, vụ án đã kết thúc điều tra chuyển sang giai đoạn truy tố và chuẩn bị xét xử. Tuy nhiên, Công an thành phố Hà Nội đã không trả lại những tài sản đã thu giữ không liên quan đến vụ án. Bà Nguyễn Thị Hiền đã làm đơn đề nghị trả lại những tài sản không liên quan đến vụ án gửi trực tiếp cho Điều tra viên Trịnh Văn Tư nhưng không được hồi âm. Bà Hiền đã cùng Luật sư Trần Thu Nam đã đến làm việc trực tiếp với Điều tra viên Trịnh Văn Tư tại Công an thành phố Hà Nội đề nghị trả lại tài sản đã thu giữ không liên quan đến vụ án nhưng ông Tư đã từ chối. Điều tra viên Trịnh Văn Tư đã đưa ra một lý do như thách đố gia đình là: Muốn Công an trả lại con dấu của Công ty thì phải có giấy uỷ quyền của anh Lê Quốc Quân. Luật sư Trần Thu Nam đã thông báo cho anh Quân và anh Quân đã đề nghị trại tạm giam cho lập giấy uỷ quyền để người thân nhận lại tài sản cũng như con dấu. Nhưng Trại tạm giam đã từ chối mà không đưa ra lý do.
4. Việc không cho thân nhân của anh Lê Quốc Quân gặp mặt
Vợ Luật sư Lê Quốc Quân là bà Nguyễn Thị Thu Hiền đã đến trại tạm giam số 1 - Công an thành phố Hà Nội để đề nghị cho gặp chồng. Tuy nhiên, đề nghị xin gặp chồng đã bị từ chối với lý do chưa có ý kiến của cơ quan thụ lý án. Sau khi bà Hiền có văn bản đề nghị được gặp chồng gửi Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thì:
Ngày 05/05/2013, Toà hình sự - Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có Công văn số 887/TA-HS trả lời đơn của tôi với nội dung “Vụ án Lê Quốc Quân bị truy tố tội “Trốn thuế” Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý, chuẩn bị xét xử và Trại tạm giam số 1- Công an thành phố Hà Nội cũng không có báo cáo nào về tình trạng sức khỏe của bị can cần phải được gia đình thăm gặp. Vì vậy Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chưa chấp nhận yêu cầu của bà”.
Về nội dung trả lời của Công văn số 887/TA-HS nêu trên của Toà hình sự - Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã vi phạm các quy định của pháp luật của Việt Nam về quyền thăm gặp thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam. Cụ thể như sau:
Bộ luật tố tụng hình sự quy định, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 22 Quy chế về tạm giữ, tạm giam được ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của chính phủ quy định “Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định”. Tại Điều 3 Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/06/2011 của Bộ Công an quy định chế độ thăm gặp thân nhân của phạm nhân như sau: “Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đang bị giam tại buồng kỷ luật), mỗi lần gặp không quá 01 giờ”. Như vậy, thăm gặp thân nhân là quyền đương nhiên của phạm nhân, không phải khi nào có tình trạng bất ổn về sức khỏe phạm nhân mới được gặp thân nhân. TAND thành phố Hà Nội trả lời “không có báo cáo nào về tình trạng sức khỏe của bị can cần phải được gia đình thăm gặp” để không chấp nhận yêu cầu của tôi là không có căn cứ, hạn chế quyền đương nhiên của phạm nhân.
5. Có sự phân biệt đối xử đối với anh Quân
Trong quá trình tam giam anh Quân, trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội có sự đối xử không tốt với anh Quân. Không cho anh Quân được nhận sách báo, không được nhận kinh thánh. Trong 1 buồng giam 60m2 có đến 48 người, trong việc bố trí chỗ giam trong buồng có sự phân biệt nên vị trí nóng bức, bị bố trí nằm gần nhà vệ sinh. Chế độ ăn uống của nhà tù Việt nam rất tồi tệ, chủ yếu là ăn cơm bẩn, lẫn nhiều sạn với mấy cộng rau muống già
II. Nội dung việc trốn thuế
Theo lời của anh Quân và các luật sư tham gia bào chữa cho anh Quân thì: Đây là vụ án có sự bố trí, sắp đặt. Ngoài việc vi phạm các quy định của pháp luật về tố tụng (khởi tố, bắt giữ người bất hợp pháp, tạm giam, điều tra, truy tố và chuẩn bị xét xử) có sự bịa đặt, vu khống nhằm mục đích bỏ tù một nhà nhân quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét