Kính Hòa, phóng viên RFA
Kính Hòa/RFA
Nhiều người, thậm chí cấp lãnh đạo cao cấp của bộ máy quản lý truyền thông của nhà nước đề cập đến khuynh hướng lá cải của truyền thông trong thời gian gần đây. Kính Hòa tìm hiểu khuynh hướng ấy trong bài sau đây.
Một công nhân tranh thủ đọc báo trong giờ nghỉ (minh họa) - AFP
Báo VN tràn ngập tin lá cải hay chính thống?
Hôm 20 tháng sáu vừa rồi ông Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son, có nhắn nhủ báo chí Việt Nam những điều sau đây,
“Báo chí phải định hướng dư luận và phải tìm các giải pháp để tăng nguồn thu hợp pháp.”
Lời nhắn nhủ này có vẻ xuất phát từ nhận định của ông Son trong buổi nói chuyện cùng ngày,
“Báo chí hiện có khuynh hướng dễ dãi lá cải khiến bạn đọc bức xúc.”
“Báo chí hiện có khuynh hướng dễ dãi lá cải khiến bạn đọc bức xúc.”...Cũng cần nhắc lại ông Son đã hơn một lần gọi những thông tin mà các tờ báo và đài của ông là thông tin chính thống. Vậy báo chí của ông Son vừa là chính thống mà lại vừa là lá cải chăng?
Và cũng cần nhắc lại ông Son đã hơn một lần gọi những thông tin mà các tờ báo và đài của ông là thông tin chính thống. Vậy báo chí của ông Son vừa là chính thống mà lại vừa là lá cải chăng?
Ông Son không nêu cụ thể thế nào là lá cải và dễ dãi. Có lẽ ông cho rằng các tin, bài về cướp của giết người, về tình dục, về scandal giới Showbiz…? Quả thực các thông tin lọai đó đang tràn ngập hơn 700 tờ báo mà ông Son đang quản lý.
Cách đây không lâu tin đồn về việc ngôi sao tình dục Nhật Bản Maria Ozawa đến Việt Nam đã được một số báo in lẫn báo mạng đưa tin. Một cô bé muốn nổi tiếng là Huyền Anh tung lên mạng những Video clip khoe thân thể quảng cáo cho bản thân mình cũng được các báo nhà nước (mà báo nào mà chẳng của nhà nước trong chế độ hiện hành!) rộn ràng nhắc tới. Không kể đến vô vàn tin tức về các vụ án từ lớn tới nhỏ, trừ các vụ án chính trị!
Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Như để chứng minh cho nhận định của ông Son về cái gọi là khuynh hướng lá cải này, trong một lần trả lời phỏng vấn Mặc Lâm, nhà văn và nhà báo Vi Thùy Linh hiện sống ở Hà Nội nói,
“những chuyện giật gân lá cải gần như bằng với chính thống mặc dầu không ai tôn vinh nó cả nhưng nó đang nhiều đến mức độ nếu tính theo thói quen ở Việt Nam thì đa số hơn thiểu số. Cái đa số này đang gần như trở thành dòng chủ lưu rẻ tiền. Nó trở thành chủ lưu vì nó không bị tiểu trừng, không bị lên án và nó cứ hoành hành như thế.”
Ông Son không nêu cụ thể thế nào là lá cải và dễ dãi. Có lẽ ông cho rằng các tin, bài về cướp của giết người, về tình dục, về scandal giới Showbiz…? Quả thực các thông tin lọai đó đang tràn ngập hơn 700 tờ báo mà ông Son đang quản lý.
Viết theo kiểu định hướng dư luận
Nhưng không rõ ông Nguyễn Bắc Son và nhà văn Vi Thùy Linh có quan niệm khác nhau về thế nào là chính thống hay không. Có vẻ như nhà báo Thùy Linh cho rằng các thông tin về chính trị xã hội, những gì quan trọng trong việc vận hành của một xã hội là thuộc cái chủ lưu, cái chính thống. Còn ông Son có vẻ không bận tâm điều đó lắm, ông nói đến chính thống khi mà truyền thông nhà nước được huy động để chỉ trích một vấn đề gì đó. Trong thời gian gần đây có thể kể ra vài chiến dịch như thế: Phê bình 72 nhân sĩ trí thức ký kiến nghị đòi thay đổi Hiến Pháp, Phê bình việc cho xuất bản quyển Trại Súc Vật tại Việt Nam, Tấn công những người đang ủng hộ cuộc thuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ trong tù…Điều này được những người cai quản hệ thống truyền thông ở Việt Nam gọi là định hướng dư luận.
Nhưng nếu viết về những vấn đề chính thống như nhà báo Thùy Linh quan niệm thì có nhiều rủi ro quá. Trong vài năm gần đây, nhiều nhà báo, do theo đuổi những vấn đề chính thống ấy như chống tham nhũng, chống Trung quốc xâm lược, phê bình các phát biểu chính trị của các lãnh đạo đảng cộng sản…lần lượt phải nghỉ việc, thậm chí tù tội. Có thể kể đến việc các tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, tờ báo lớn ở phía Nam và cả nước, lần lượt phải ra đi, các nhà báo bị cầm tù như Việt Tiến, Hòang Khương, bị nghỉ việc như Nguyễn Đắc Kiên…nhà báo Trung Dân gặp rắc rối khi tờ báo Du lịch của ông đăng bài chống thái độ xâm lược của Trung quốc, …
Một sạp bán báo trên đường phố Hà Nội (minh họa)
Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh, người được giải Netizen về tự do Internet và gần đây nhất bị cấm ra nước ngòai, đã phát biểu như sau,
“Viết những chuyện chính trị theo quan điểm nhà nước thì không ai đọc, viết lạng quạng lại bị kỷ luật, vậy người ta viết về những chuyện dân sinh, chuyện sốc, tầm bậy tầm bạ thì không động chạm tới ai mà còn bán được báo! Tờ báo cũng cần phải sống nữa.”
Và chưa có nhà báo nào viết về những chuyện tầm bậy tầm bạ như thế bị truy tố hay đuổi việc bao giờ. Không có các tội danh tuyên truyền chống phá, lật đổ…đối với những bài báo được cho là tầm bậy tầm bạ đó. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi những bài viết cùng hình ảnh phiên tòa hoa hậu Mỹ Xuân cầm đầu đường dây môi giới mại dâm tràn ngập các trang báo với rừng ống kính phóng viên, còn phiên tòa xử hai sinh viên Nguyên Kha và Phương Uyên chống Trung quốc xâm lược chỉ ngắn gọn vài dòng.
Như vậy lối thóat cho các nhà báo Việt Nam đã rõ, không nên đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm như: Trung quốc, Đất đai, Dân oan, Tham nhũng…Còn khuynh hướng lá cải thì…không sao cả. Trong tình hình như vậy chức năng quan trọng của truyền thông đã bị làm nhẹ đi, vì rất nhiều chuyện xảy ra cần phải đưa tin, nhưng nhạy cảm nên phải đưa vắn tắt, hoặc đưa theo cách nói gần nói xa.
Ngày 30/6 năm nay, một ngày trước ngày thành lập đảng cộng sản Trung quốc, một chỉ thị từ cơ quan quản lý báo chí bị rò rỉ, có nội dung sau đây,
“Các báo chú ý: Ngày mai, 1/7, là ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các báo tuyệt đối không đưa tin về biểu tình, về tranh chấp chủ quyền Việt Nam-Trung Quốc”.
Thế còn việc viết theo kiểu định hướng dư luận? Chắc là ông Nguyễn Bắc Son không khuyên các các nhà báo định hướng theo khuynh hướng lá cải rồi. Nhưng định hướng theo kiểu ông muốn, tức là chỉ nói cái gì nhà nước mong muốn, nhà nước cho là tốt thì cũng không dễ dàng. Làm nhà báo tại Việt Nam là một công việc vô cùng khó chịu, những tin tức liên quan đến vận mệnh quốc gia như trong chỉ thị trên kia mà bị cấm. Nhưng tư cách nhà báo cũng không dễ dàng cho phép họ nói cái điều mà mình cho là không trung thực, hoặc không xảy ra được, vì theo lời cụ Hùynh Thúc Kháng chủ bút tờ báo Tiếng Dân thời thuộc địa Pháp,
Nếu chúng ta không có quyền được nói lên sự thật thì chúng ta có quyền không nói lên sự dối trá!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét