Robert A. Manning
Anh Khôi chuyển ngữ
Anh Khôi chuyển ngữ
Trong vòng một thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một chuỗi thử thách kinh tế có thể dẫn đến nhiều khó khăn chính trị hơn so với những thử thách mà nước này đã đối mặt trong vòng ba thập kỷ qua.
Lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối phó với hiện trạng bất ổn định: mô hình kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo đã vượt qua giới hạn của nó; tổn thất về môi trường trầm trọng đến từ sự phát triển quá nóng từ năm 1979; và các tầng lớp nắm quyền lực chính trị lâu năm hiện đang bị mang ra ánh sáng vì các vụ bê bối tham nhũng kinh niên, và sự thiếu vắng cả tính minh bạch lẫn trách nhiệm.
Và những thử thách này diễn ra trong một môi trường an ninh khu vực bất ổn được hình thành bởi sự hành xử ngang ngược của Bắc Kinh tại châu Á, điều này đã dấy lên những quan ngại trong các nước láng giềng từ Ấn Độ cho tới Việt Nam.
Ngoài những vấn đề về cơ cấu kinh tế, Trung Quốc sẽ phải đối phó với các làn sóng độ thị hóa mới, trong đó ước tính sẽ có khoảng 350 triệu người di cư tới các thành phố lớn trước năm 2030, nâng con số cư dân thành thị lên gần 1 tỉ. Tính tới năm 2025, Trung Quốc sẽ có khoảng 221 thành phố với 1 triệu người ở mỗi thành phố. So sánh với châu Âu hiện nay, toàn bộ châu Âu chỉ có 35 thành phố với số dân trên 1 triệu người. Sự bùng nổ đô thị chưa có tiền lệ mang tính lịch sử này cho thấy tình thế nan giải của Trung Quốc vào thời điểm mà rô-bốt và kinh tế số đang tái định nghĩa lại công việc. Ví dụ, FOXCONN, với 1,2 triệu công nhân Trung Quốc và lắp ráp khoảng 40% toàn bộ các thiết bị điện tử được tiêu thụ trên thế giới mới tuyên bố sẽ mua 1 triệu rô-bốt trong vòng 3 năm tới.
Các lãnh đạo Trung Quốc cũng cần phải đối mặt với những dạng sức mạnh cá nhân chưa từng có trong lịch sử từ tầng lớp trung lưu đang bùng nổ hiện nay, và nhiều người trong số này đang bất bình về nạn tham nhũng tràn lan, thiệt hại về môi trường cũng như sự bất công đang gia tăng ngày mỗi cao trong xã hội. Tầng lớp này chứa tới 500 triệu công dân Trung Quốc, những người đang sử dụng internet, và hàng trăm triệu người sử dụng Weibo –mạng xã hội của Trung Quốc tương tự như Twitter, tại một quốc gia với hơn 700 triệu điện thoại di động.
Có những dấu hiệu rõ ràng rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra được sự cần thiết phải thay đổi. Tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ thuộc vào những hành động cụ thể. Hơn ba thập kỷ tăng trưởng hai con số tại đây, Trung Quốc chính là nền tảng vững chắc cho thành công của Đảng Cộng sản với cương vị lãnh đạo.
Nhưng những lãnh đạo Trung Quốc biết rõ rằng mô hình xuất khẩu với đầu tư làm động lực sẽ không mang lại bền vững lâu dài. Đây chính là phần mở đầu trong bản báo cáo Trung Quốc 2030 được xuất bản hồi năm ngoái do Ngân hàng Thế giới và Ban Cải cách và Phát triển Nhà nước Trung Quốc tài trợ, một cơ quan chính sách hàng đầu tại đây.
Trung Quốc 2030 mô tả một cách rõ ràng rằng những cải cách rộng khắp nhằm tạo ra một chức năng lớn hơn dành cho các thị trường tư nhân, tăng cường sức cạnh tranh và củng cố lại nền pháp quyền sẽ là những điều cần thiết nếu Bắc Kinh nhận ra mục tiêu trở thành “một xã hội hiện đại, hòa bình, sáng tạo và thu nhập cao”. Quan trọng, bản báo cáo đã chỉ ra rằng “cải tổ các tập đoàn nhà nước và ngân hàng sẽ có thể giúp cân đối lại sự sắp xếp của các tập đoàn nhà nước với sự yêu cầu và cho phép sự cạnh tranh tới từ mảng doanh nghiệp tư nhân trong một thương trường công bằng”.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu cải cách đáng chú ý nào diễn ra, dù cho Chủ tịch nước mới nhậm chức Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường, cùng với một vài thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc được xem như là những nhà cải cách.
Nếu Bắc Kinh có kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược thì rõ ràng họ không được cụ thể cho lắm. Liệu việc này sẽ như thế nào? Sau đây là ba tương lai có thể có được đưa ra như một công cụ phỏng đoán nhằm suy nghĩ về các khả năng có thể diễn ra cũng như các chiến lược hiện tại của Trung Quốc.
Một thế giới hòa hảo
Trong bối cảnh tốt nhất này, Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ trở nên tự do hơn, và trong năm năm tới bắt đầu củng cố nền Pháp quyền và đẩy hệ thống tài chính của họ theo hướng phân bổ tài nguyên dựa trên thị trường nhiều hơn. Sự tăng trưởng dựa vào người tiêu dùng duy trì được ở mức 6-7% mỗi năm khi Trung Quốc giảm sự phụ thuộc của họ vào xuất khẩu và tăng tính ổn định xã hội thông qua sự cải tổ chính trị và pháp luật bằng việc khai thông hệ thống chính trị và thúc đẩy Pháp quyền, tính minh bạch và tính trách nhiệm.
Trung Quốc cũng tìm thấy một mô hình tạm ước có tính hợp tác và ổn định hơn tại Đông Nam Á với cả Hoa Kỳ và các nước láng giềng châu Á lân cận. Mối quan hệ Trung Quốc–Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai tốt đẹp này cho Trung Quốc.
Tình trạng xáo xộn
Đây là một phản ứng đối với khủng hoảng hơn là một tương lai được xây dựng từ chiến lược, trong đó các lãnh đạo lại không biết cách điều hành hiệu quả đối với các khủng hoảng môi trường. Các cuộc khủng hoảng khác có thể diễn ra nằm ở sự bùng nổ trong thị trường bong bóng nhà đất, tham nhũng, gia tăng bất bình đẳng và sự bất bình xã hội.
Trung Quốc thực hiện cải cách vì sự bắt buộc thay vì có kế hoạch và mục đích rõ ràng. Trung Quốc thực hiện các bước đi lưỡng lự trong việc thúc đẩy Pháp quyền, tăng tính trách nhiệm của các quan chức Đảng địa phương và khu vực, và dần dần cải cách hệ thống kinh tế và tài chính nhằm cải thiện tính cạnh tranh, làm giảm sức mạnh độc quyền của các tập đoàn nhà nước, và chập chạm miễn cưỡng tiến tới việc tái cơ cấu nền kinh tế. Tương lai này được thấy qua chính sách đối ngoại đa tạp gồm chủ nghĩa dân tộc, sự cẩn trọng, hợp tác lẫn cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Bẫy thu nhập trung bình
Áp lực duy trì mức tăng trưởng 7-8% tới từ việc cho vay quá mức và có động lực chính trị bởi các ngân hàng nhà nước nhằm duy trì vẻ ngoài của một nền kinh tế đang tăng trưởng, và điều này lại làm tăng nợ và tiếp tục những khoản đầu tư không hiệu quả. Điều này chứng minh sự phản tác dụng của những chính sách trên.
Tình hình bong bóng nhà đất bị giảm phát, các nhà đầu tư trung lưu đổ các khoản tiền tiết kiệm của họ vào việc mua các căn hộ giờ đây lỗ nặng, bất ổn xã hội ngày mỗi gia tăng, và tăng trưởng thực của Trung Quốc giảm mạnh xuống chỉ còn 2-3% khi mà thất nghiệp tăng vọt. Trung Quốc rơi vào bẫy thu nhập trung bình, thất bại trong việc đi lên cuỗi giá trị trong sản xuất nhằm cạnh tranh với các quốc gia tiên tiến hơn, trong khi đó chi phí lao động cao hơn ở nước làm mất sức cạnh tranh với các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á.
Khi mà Trung Quốc tăng cường tập trung vào những thử thách nội tại vào tính ổn định, họ có thiên hướng nhìn thế giới bên ngoài như một nguồn của các vấn đề cũng như một mối đe dọa chiến lược, do đó chủ nghĩa dân tộc nung nấu và sự không khoan nhượng đang tăng trong mối quan hệ của họ với các quốc gia khác và diễn đàn quốc tế.
Một trong những khó khăn lớn nhất của Trung Quốc trong việc nhận thức được tương lai gần với một bối cảnh thế giới hòa hảo đó là mạng lưới những quyền lợi bất di bất dịch được trao cho tầng lớp lãnh đạo trong khối ngân hàng nhà nước, các tập đoàn nhà nước, và những quyền lợi có mối quan hệ mật thiết với quân đối nổi lên từ cuộc cải cách sau năm 1979. Ví dụ, theo báo cáo thì hiện có khoảng 83 tỉ phú trong Quốc hội nước này.
Từ những khó khăn thấy trước dành cho làn sóng cải cách mới này, đầu tiên Trung Quốc có vẻ như sẽ trôi nổi từ tình trang xáo xộn tới bẫy thu nhập trung bình. Để đạt đủ động năng chính trị nhằm vượt qua những phản kháng để thực hiện được sự cải cách có thể đòi hỏi nhiều áp lực từ dưới lên trên (với sự cho phép từ Bộ Chính trị) vày việc này được gây ra bởi những sự kiện khơi màu như giảm phát từ bong bóng nhà đất mà hậu quả của nó là thực sự tệ hại.
___________________
Robert A. Manning là thành viên cao cấp tại Atlantic Council’s Brent Scowcroft Center for International Security and its Strategic Foresight Initiative (Trung tâm An ninh Quốc tế và Sáng kiến Chiến lược Tầm nhìn xa khu vực Đại Tây Dương thuộc Viện Scowcroft Brent). Ông từng là Cố vấn Cấp cao cho Trợ lý Ngoại trưởng chuyên khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (1989–1993), Hoạch định Chính sách (2004–08) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Tình báo Chiến lược Quốc gia (2008–12).
Nguồn: EAF
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét