Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Hệ lụy công hàm 1958

Hệ lụy công hàm 1958


Hệ lụy công hàm 1958

Bức công hàm ngày 14-9-1958


Những năm gần đây một cái công hàm lịch sử gây dư luận xôn xao đang để lại hậu quả của nó làm nhói đau lòng dân tộc Việt vì đã được “nước bạn Trung quốc” ân cần nhắc lại nhưng chính quyền CSVN thì lờ đi như không biết. Lịch sử của tổ tiên ta đã chứng minh chủ quyền của dân tộc mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ấy thế mà chính quyền CSVN đã lên tiếng nói rằng nó là “một phần của Trung quốc theo lịch sử”. Xin hỏi đó là lịch sử nào? Phóng viên Lê Dân đài RFA tìm hiểu qua tra cứu một số văn kiện và báo chí quốc tế trình bày như sau:
“Theo tư liệu của Bộ Ngoại giao Trung quốc thì văn kiện mang tên “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa” được tạp chí Beijing Review in lại trong số ấn hành ngày 18 tháng Hai năm 1980, thì Hà Nội đã thỏa hiệp được với Bắc kinh trong quá khứ về việc này. Chúng tôi xin trích thuật:
“Vào tháng Sáu năm 1956, hai năm sau khi chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã thành lập tại Hà Nội, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm đã nói với ông Li Zhimin, tham tán sứ quán Trung quốc tại Việt Nam, rằng theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels, Hoàng Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Trung quốc theo lịch sử”. (?)
“Đến ngày 4 tháng 9 năm 1958, Bắc kinh ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Trung quốc, “trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa…” (RFA online ngày 12-12-2007)
Sau đây xin trích nguyên văn lời công bố của chính quyền Bắc kinh về lãnh hải 12 hải lý và chủ quyền biển đảo của họ vào ngày 4 tháng 9 năm 1958:
“Lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước CHND Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung quốc”. (X-cafevn online ngày 5-9-2009)
Mười ngày sau, tức là ngày 14 tháng 9 năm 1958 thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Chu Ân Lai một bức công hàm có nội dung:
“Chúng tôi trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc.
“Chính phủ nước Việt Nam DCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt bể.
“Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
(Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)
Nguyên bộ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Mạnh Cầm đã giải thích bức công hàm này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2-12-1992 và được Thông tấn Xã Việt Nam loan tin ngày 3-12-1992, xin trích như sau:
“Ông nói: “các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo Hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thỏ từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam là thuộc về chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.
“Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt- Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị.
“Trong tinh thần đấy thì do tính cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.
“Đặc biệt việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với Trung quốc không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng sa cả”. (RFA online ngày 12-12-2007)
Qua sự giải thích và biện minh của ông Nguyễn Mạnh Cầm có câu: “trong tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)” cho thấy rằng chính quyền VNDCCH, mà trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh là chính đã phải cúi đầu công nhận chủ quyền của Trung cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó 2 năm chính thứ trưởng Ung Văn Khiêm cũng đã công nhận hai quần đảo nói trên thuộc về Trung cộng “theo lịch sử” rồi, làm sao chối cãi?
Trong chuyến đi Bắc Kinh của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ngày 25-6-2011 gặp ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung quốc đặc trách đối ngoại và ông ta đã cố tình nhắc lại:
“Tối 28-6, Tân Hoa Xã đưa lên mạng bản tin Anh ngữ, theo đó Bắc Kinh hy
vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến công cán tại Trung quốc của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, được hiểu là Trung quốc kêu gọi Việt Nam thực hiện điều gọi là đồng thuận.
“Ngoài ra Tân Hoa Xã còn nhắc lại tư liệu lịch sử, theo đó năm 1958 khi Trung quốc tuyên bố chủ quyền các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) thủ tướng Việt Nam ông Phạm Văn Đồng đã gởi công hàm ngoại giao bày tỏ sự đồng thuận với thủ tướng Trung quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai”. (RFA online ngày 1-7-2011)
Theo tài liệu mà Wikileaks vừa tiết lộ bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Mỹ tại Hà nội thì chắc chắn rằng theo “đồng thuận” ngầm, Việt Nam đã “bán” hẵn quần đảo Hoàng Sa cho Trung quốc. Có phải đây là sự “đồng thuận” theo như lời của Zheng Zhenhua, phó Giám độc Cơ quan Hoạch định Chính sách thuộc Ban Quan hệ Á châu bộ Ngoại giao Trung quốc đã nói rõ về số phận của quần đảo Hoàng Sa nên đảng CSVN không thể công bố?
“Zheng lưu ý rằng Trung quốc đã chính thức tuyên bố ranh giới khu vực chủ quyền 12 hải lý xung quanh quần đảo Hoàng Sa, nơi họ tin rằng chủ quyền của họ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn theo Zheng, Trung quốc không làm điều này với khu vực quần đảo Trường Sa, vì Bắc kinh thừa nhận rằng những tuyên bố như vậy tại đây là phức tạp hơn”. (Bí mật VN qua hồ sơ Wikileaks – trang 184)
Sau chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn và công bố “đồng thuận” của Tân Hoa Xã, chính quyền Việt Nam bắt đầu thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung cộng để bảo vệ HS-TS khiến cho những người Việt Nam nghi ngờ một sự “đồng thuận” khuất tất gì đó nên họ đã kiến nghị chính quyền công bố công khai cho toàn dân biết, nhưng cho đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn lặng câm. Luật sư Trần Vũ Hải đã nêu lên thắc mắc chung, ông nói:
“Trách nhiệm của Bộ ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Trung quốc có đúng như quan điểm của Tân Hoa Xã loan báo hay không. Trước mắt phải khẳng định điều đó hay là Tân Hoa Xã theo cái truyền thống làm như thế liên quan tới Biển Đông mà không phản ánh đúng quan điểm của Việt Nam đã trình bày trong buổi đó…
“Nếu không giải thích sẽ bị hiểu nhầm bất lợi về nhiều thứ: Nhưng tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người đích thân yêu cầu bộ Ngoại giao phải giải thích về vấn đề này, Tân Hoa Xã có nói đúng hay họ xuyên tạc để có quan điểm rõ ràng….
“Theo VNExpress bản tin trên mạng ngày 30-6, ông Lê Văn Nghiêm Cục trưởng Thông Tin đối ngoại nhìn nhận là đã học được bài học qua vấn đề Biển Đông. Đó là trong mọi trường hợp phải chủ động thông tin, không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương”. (RFA online ngày 1-7-2011)
Nhà ngoại kỳ cựu, ông Lưu Văn Lợi đã lên tiếng giải thích về bức công hàm này qua bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay (Số 315, tháng 9-2008, trang 40) với tựa đề “Bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi các nhà lãnh đạo Trung quốc ngày 14-9-1958” được ông Bùi Văn Phú ghi lại như sau:
“Chính phủ Trung quốc tuyên truyền đây là một “bằng chứng” Việt Nam công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung quốc.
“Xem nguyên văn bức thư của ông Phạm Văn Đồng người ta thấy bức thư chỉ
có một nội dung là ủng hộ Trung quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải tôn trọng quy định 12 hải lý. Nội dung đó không hề nói đến vấn đề lãnh thổ, càng không nói gì đến vấn đề các quần đảo. Nội dung chỉ có thế, sao lại xuyên tạc là “sự công nhận” Hoàng Sa là của Trung quốc?” (Talawas online ngày 9-14-2009)
Bộ Ngoại giao vẫn im lặng không nói gì đến bức công hàm mà chỉ để Mặt trận Tổ quốc lên tiếng qua báo Đại Đoàn Kết và ở đó thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cũng giải thích một cách lấp liếm như ông Lưu Văn Lợi trong khi ông Nguyễn Mạnh Cầm đã thừa nhận: “quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết..” còn ông thứ trưởng Ung Văn Khiêm thì nói rằng:“Theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels Hoàng Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Trung quốc theo lịch sử”. Có một điều đáng nói là “ lãnh đạo ta” đã vô liêm sĩ và thiếu tinh thần trách nhiệm khi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc bấy giờ không phải thưộc quyền của mình nên họ đã trơ trẻn nhận vơ là của “đồng chí vĩ đại”. Cả hai ông cớm ngoại giao đã tuyên bố rõ như thế mà còn giải thích quanh co chỉ nhận có hải phận 12 hải lý? Chính vì công nhận 12 hải lý nầy mà Trung cộng đã ngang ngược hoành hành trên vùng biển quanh Hoàng Sa và Trường Sa mấy năm nay, vậy mà ông thạc sĩ Hoàng Việt viết:
Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH-Trung quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”
“Trung quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung quốc trong tình thế đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung quốc vẫn không quên mục đích “sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.
“Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối XHCN bấy giờ là cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan…
“Trong công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữtrong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định đã thừa nhận chủ quyền của Trung quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý”….
“Trong công hàm 1958, thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo HS và TS nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”…(Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)
Luật gia Trần Đình Thu cũng lập luận cùng một giọng điệu với thạc sĩ Hoàng Việt trong Đại Dân Tộc, ông còn cho rằng cái công hàm “nói nôm na giống như một tiếng vỗ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối”, thưa ông Thu, ở đây tôi nghĩ không phải vậy, mà nó còn để lại một hậu quả nghiêm trọng không lường khi mà “nước bạn Trung quốc” đã cố tình chiếm đảo của ta thì chúng ta không thể coi nhẹ cái công hàm ấy được. Qua việc phân trần của luật gia Thu cho chúng ta thấy được cái cảnh bị lệ thuộc thiên triều của Việt Nam DCCH lúc bấy giờ bi thảm như thế nào.
“Theo luật quốc tế, gía trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tếnói nôm na như là tiếng vổ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung quốc nói rõ những vùng biển đảo nào thuộc Trung quốc thì khi đó mới có gía trị.
“Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam DCCH đang quan hệ với Trung quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung quốc là không thể không làm. Khổ nổi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?…
“Tuy nhiên, công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi…
“Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung quốc. Việc nước bạn Trung quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ”. (Đàn Chim Việt online ngày 12-12-2011)
Từ lâu rồi Trung quốc hoành hành trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông, ông Thu có thấy được hậu quả tai hại của cái công hàm đó như thế nào không? đối với người vô trách nhiệm thì cái công hàm đó như “một tiếng vỗ tay”, nhưng với ông “bạn Trung quốc” có chủ tâm chiếm đảo của ta thì nó lại khác, nó là một bằng chứng có gía trị vô cùng. Để biện minh cho việc làm ngang ngược của mình trên Biển Đông, Trung cộng đã nhắc lại cái công hàm năm 1958 theo như bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội gửi về bộ Ngoại giao Hoa kỳ mà Wikileaks vừa tiết lộ được nhà báo Ngô Nhân Dụng viết nên bài “Một di sản của Phạm Văn Đồng” lược trích:
“Việc ngăn cấm các công ty quốc tế tìm dầu trong thềm lục địa Việt Nam buộc chính quyền Bắc kinh phải giải thích với nước có những hang dầu bị cấm. Và họ đã viện dẫn lá thư Phạm Văn Đồng làm bằng cứ. Một điện văn của đại sứ Mỹ ở Hà nội (mới tiết lộ cuối tháng 8 năm 2011) kể lại mấy cuộc tiếp xúc với quan chức Trung cộng để nghe họ biện minh việc cấm đoán các hảng dầu Mỹ. Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 tháng 3 năm 2008 với nhân viên Ngoại giao Mỹ, ông Trịnh Chấn Hoa (Zheng Zhenhua Đ/N), phó chủ nhiệm phòng Kế hoạch thuộc Vụ Á châu, bộ Ngoại giao Bắc kinh, đã nêu lên lá thư do ông Phạm Văn Đồng ký gửi thủ tướng Chu Ân Lai để chứng minh Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958”. (Người Việt online ngày 13-9-2011)
Trung cộng đã tung hoành như cướp trên vùng biển đảo của ta với biết bao vụ đâm chìm tàu và bắn giết ngư phủ và cái ngang ngược nhất là đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trong thềm lục địa của ta. Trung quốc đã điều biết bao tàu lớn nhỏ uy hiếp, đe dọa nhân dân ta cũng như đưa tàu khai thác dầu khí lớn nhất của chúng vào Biển Đông thì chuyện giải quyết sẽ ra sao?
Mới vừa rồi, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố:
“Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình”. (VNExpress online ngày 25-11-2011)
Với tham vọng bành trướng với quân đông, tàu lớn, súng to của “nước bạn” chúng ta sẽ “dùng biện pháp hòa bình” để lấy lại Hoàng Sa như thủ tướng Dũng vừa tuyên bố, trong khi chúng chiếm của ta bằng máu thì liệu có tin được không?
Đừng nghe những gì ông Dũng nói, ông ta chỉ hô hào suôn để lừa phỉnh và trấn an dư luận, thương lượng bí mật song phương có tính cách “câu giờ” thì chắc chắn rằng Hoàng Sa sau 50 năm Trung cộng chiếm cứ mà không có thưa kiện ra quốc tế theo như lời cảnh giác của luật sư Trần Lâm thì xem như “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Đứng trước hiểm họa vĩnh viễn mất Hoàng Sa và cả Trường Sa nhân dân Việt Nam đã biểu tình phản đối và tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã long trọng tuyên bố:
“Được biết tình hình này, một số cựu chiến binh lão thành phẫn nộ: Họ dựa vào công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chứ gì, nếu cần dân Việt nam sẽ xé toạc công hàm đó, gạch chéo lên công hàm đó: quyết định về lãnh thổ mà không có chuẩn y của quốc hội, không trưng cầu dân ý thì chẳng có gía trị gì, dân xé lúc nào cũng được. Dân chúng tôi không bị ràng buộc bởi công hàm đó!”
(Đối Thoại online ngày 13-12-2007)
Thay mặt lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thượng tọa Thích Quảng Độ Viện trưởng Viện Tăng thống ra tuyên cáo về cái công hàm ngày 14-9-1958 xin trích như sau:
“Công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ đại diện cho thiểu số đảng viên cộng sản mà không đại biểu cho toàn dân miền Bắc Việt Nam, vì nội dung bán nước của công hàm không được trưng cầu dân ý, cũng không được thông qua trước Quốc hội VNDCCH, dù nhân dân không cộng sản chẳng có đại biểu tại quốc hội này y hệt như quốc hội hiện nay…
“Xem như thế công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng vô gía trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung”. (Thời Luận ngày 17-9-2008)
Theo đề nghị của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch MTTQVN tại Tp Sài Gòn và cũng là nguyện vọng của nhân dânViệt Nam yêu cầu:
“Nhà nước nên tổ chức đối thoại một cách công khai về Biển Đôngtrên tinh thần xây dựng, chứ đồng thuận mà không có phản biện chỉ tạo một sự đồng thuận gỉa tạo…Một dân tộc có quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước rất là hiển hách như Việt Nam thì không nên quỵ luỵ trước Trung quốc”. (Bauxite Việt Nam online ngày 19-9-2011)
Đại Nghĩa (Sưu tầm)
© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét