Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Lộ trình xây dựng xã hội dân chủ cho Việt Nam

Lộ trình xây dựng xã hội dân chủ cho Việt Nam

Chia sẻ bài viết này
Dân Luận: Tác giả bài viết không nói rõ ai sẽ là người thực hiện lộ trình này. Người dân Việt Nam đã không còn hy vọng vào khả năng tự thay đổi của Đảng CSVN, những bài viết kiểu "thời cơ vàng của Đảng ta" ngày càng hiếm. Tổ chức chính trị nào ngoài Đảng CSVN có khả năng thúc đẩy lộ trình này đây?
Tại thời điểm 2013, xã hội ở Việt Nam là xã hội của chế độ chính trị phản dân chủ, độc tài, toàn trị do bởi Cộng sản Việt Nam. Đặc điểm cơ bản của xã hội này là Giới lãnh đạo áp đặt toàn xã hội phải theo một loại tư tưởng Mác – Lênin được coi là chính thống để hạn chế và ngăn chặn sự nghiệp chính trị của những thành phần xã hội có tư tưởng phi Cộng sản. Những người tài năng, sáng tạo trong dân chúng không theo chủ nghĩa Mác – Lê nin đã bị trù dập, gạt bỏ ngay từ khi tham gia công tác xã hội và không được tham gia vào lực lượng chính trị ngay từ cấp cơ sở.
Bản tính của những người có tâm, có tài thường quan tâm cho dân chúng thì càng tích cực lo cho quyền lợi của người dân thì càng đụng chạm đến quyền lợi của Giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam và càng bị trù dập để mất khả năng tham gia, đóng góp tài năng cho xã hội.
Kết cục, Giới lãnh đạo chỉ thu nhặt những người chấp nhận theo chủ nghĩa Cộng sản và hầu như mất khả năng quan tâm đến lợi ích người dân.
Do sự tập trung quyền lực toàn bộ vào Đảng Cộng Sản cùng những toan tính tham quyền cố vị nên theo nguyên tắc tuân thủ ngoan ngoãn, chế độ chính trị hiện nay đã tạo ra một cơ chế hành chính nhu nhược thối nát từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Ngay tại cấp cơ sở đã loại bỏ người có tài năng, tích cực đã dẫn đến lãnh đạo cấp cơ sở là những người không còn tài năng. Để chọn một ê kíp giữ địa vị thì lãnh đạo cấp trên thường chọn những thành phần kém hơn nữa để duy trì sự tín nhiệm và tuân thủ. Cứ như vậy, theo quy luật chọn bề dưới càng không có tài năng càng yên thân tại vị mà ngay tại cấp cơ sở không có người tài năng thì coi như Cơ chế hành chính của Chế độ chính trị hiện tại không chỉ là một lâu đài xây trên cát mà còn có hình Kim tự tháp chổng ngược. Nó có thể đổ sụp bất cứ lúc nào khi một tình huống giao động bất ngờ nào đó xảy ra. Với nhìn nhận như trên thì việc lập ra một lộ trình, chuẩn bị tinh thần và vật chất để hạn chế thiệt hại là cần thiết. Dưới đây là nội dung lộ trình và có thể thực hiện trong vòng 3 năm:
1. Bước đầu, Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn lãnh đạo để tận dụng những khả năng hữu dụng của bộ máy nhà nước về việc quản lý trật tự, sinh hoạt công cộng của cả nước.
2. Thực thi tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, trình bày quan điểm của công dân bằng cách không hạn chế công dân sử dụng các phương tiện báo chí, truyền thông theo khả năng của họ. Người dân được quyền dùng mọi phương tiện để bày tỏ và thu nhận thông tin, quan điểm. Báo chí tư nhân phải được công nhận.
3. Ban hành Luật thành lập đảng và các tổ chức chính trị, xã hội.
4. Những người có tài năng được các đảng, các tổ chức chính trị, xã hội trọng dụng làm nền tảng cho tiến trình bầu cử tự do và minh bạch.
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng những đảng, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia sinh hoạt chính trị, tham gia cầm quyền dựa trên sự tín nhiệm bởi từng lá phiếu bầu cử của người dân.
Thực hiện đúng theo lộ trịnh này, xã hội sẽ không tạo ra bất kỳ sự hỗn loạn nào. Đặc biệt việc tiến hành và kết thúc lộ trình càng sớm, càng nhanh thì càng tốt vì tình trạng như hiện nay, càng kéo dài thì xã hội càng băng hoại và nguy cơ đổ vỡ càng lớn hơn, bất mãn, loạn lạc càng cao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét