Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Mỹ, Việt Nam và Campuchia: Chính trị thực dụng trở lại

The Economist

realpolitikChính trị thực dụng, thịnh hành trong những năm 1970, đã trở lại. Hai kẻ thù cũ được chính quyền Obama đối xử khác nhau.
HÀ NỘI và SINGAPORE | 03 tháng 8 năm 2013
Ngày 25 tháng Bảy Tổng thống Barack Obama đón đối tác Việt Nam, Trương Tấn Sang, đến Nhà Trắng. Đó là lần thăm viếng thứ hai của một nguyên thủ Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ giữa hai kẻ thù cũ vào năm 1995. Hội nghị này đánh dấu mức cao mới trong quan hệ được gọi là một “đối tác toàn diện”.
So sánh với cách Mỹ đối xử với giới lãnh đạo của Campuchia, một quốc gia cũng đã chịu đựng những vụ đánh bom khủng khiếp của Mỹ trong thập niên 1960 và thập niên 70. Khi ông Obama đã có cuộc họp duy nhất của ông với Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, tại Phnom Penh năm ngoái phát ngôn viên Mỹ đã nhấn mạnh rằng bầu không khí của cuộc gặp gỡ là “căng thẳng”, khi ông Obama “lên lớp” ông Hun Sen về các vi phạm nhân quyền ở Campuchia. Đường lối cứng rắn của tổng thống Mỹ được hỗ trợ bằng một nhóm chính trị gia Mỹ vận động om sòm, yêu cầu cắt giảm viện trợ của Mỹ nếu cuộc bầu cử Campuchia không phải “đáng tin cậy”. Một số ngay cả còn muốn các tổ chức quốc tế tài trợ tái thiết của Campuchia như Ngân hàng Phát triển Châu Á có lời đe dọa tương tự.
T.t. Obama (Mỹ) gặp Thủ tứng Hunsen (Campuchia) và Chủ tịch Trương Tấn Sang (Việt Nam). Nguồn: OntheNet
T.t. Obama (Mỹ) gặp Thủ tướng Hunsen (Campuchia) và Chủ tịch Trương Tấn Sang (Việt Nam). Nguồn: OntheNet
Giới lãnh đạo của Việt Nam xứng đáng được hoan hỉ đón tiếp trong khi Campuchia bị đối xử hời hợt? Nếu dựa trên các tiêu chí dân chủ và nhân quyền, có lẽ không.
Cuộc bầu cử của Campuchia có lẽ không hoàn hảo, nhưng hầu hết các nhà quan sát nói rằng đó là một cuộc bầu cử cởi mở hơn và cạnh tranh hơn so với hai cuộc bầu cử trước (như kết quả chứng thực). Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam không thèm bận tâm với những cuộc bầu cử. Và nó cũng không chấp nhận bất cứ hình thức cạnh tranh chính trị nào khác. Áp bức đầy rẫy. Số án tù cho các blogger và những người bất đồng chính kiến khác trong nửa đầu năm 2013 với tội trạng là “tuyên truyền chống nhà nước” đã nhiều hơn tất cả các vụ giam giữ cho cả năm ngoái, theo Human Rights Watch. Phong cách Chủ ngĩa Độc tài của ông Hun Sen chắc chắn là côn đồ, nhưng nó dường như đã giảm bớt một chút.
Ở Washington một vài dân biểu Mỹ, được cộng đồng người Mỹ gốc Việt lớn tiếng hỗ trợ, khiếu nại về việc [ông Obama] đối xử quá mềm dẻo với giới lãnh đạo hiện nay của Việt Nam. Nhưng dường như không ai có vẻ đang lắng nghe.
Lý do có sự khác biệt trong cách đối xử vì trên thực tế chính quyền Obama đã chọn Việt Nam như một đồng minh trong “chốt” an ninh của Mỹ tại với châu Á. Việt Nam là một sức mạnh đáng kể trong khu vực, và quan trọng hơn, nó đáng ngưỡng mộ vì giám mạnh mẽ đương đầu với đối thủ mới của Mỹ, Trung Quốc, trong các tranh chấp biển ở khu vực. Mỹ cũng mong muốn Việt Nam trở thành một thành viên của liên minh thương mại tự do mới của Mỹ, là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và dường như sẵn sàng nhắm mắt bỏ qua vì hai mục tiêu địa chiến lược. Campuchia, ngược lại, là đồng minh chính của Trung Quốc trong khu vực và sẽ không [được] tham gia TPP trong tương lai gần. Chính trị thực dụng, thịnh hành trong những năm 1970, đã trở lại.
© 2013 DCVOnline

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét