Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Những chuyện chỉ có ở Việt Nam

Nhng chuy

ch Vi

Nam



“Nhắm mắt” duyệt dự án, thiệt hại 32,5 tỉ đồng


Hoàng Minh (NLĐ) - UBND tỉnh Long An phê duyệt dự án trùng lắp và duyệt chi tạm ứng cho doanh nghiệp sai luật đã gây thiệt hại ngân sách hơn 32 tỉ đồng. (và Chi tiền xả láng cho doanh nghiệp...)

Năm 2006, UBND tỉnh Long An đồng ý phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cầu cảng và kho đông lạnh trên tuyến Quốc lộ 50 (xã Phước Đông, huyện Cần Đước) do Công ty TNHH MTV Việt Hóa Long An (Công ty Việt Hóa) làm chủ đầu tư. Điều đáng nói là trước đó, năm 2005, UBND tỉnh Long An cùng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã thống nhất quy hoạch xây dựng cầu Mỹ Lợi nối liền với tỉnh Tiền Giang cũng ở vị trí này. 

Do trùng lắp địa điểm, hiện dự án cầu Mỹ Lợi, dự án cầu cảng và kho đông lạnh 
nằm trên địa bàn xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An vẫn chưa thể triển khai 

Dự án chồng dự án 

Cuối năm 2005, UBND tỉnh Long An có Công văn số 4660/UBND-CN gửi Ban Quản lý Các dự án giao thông 9 thuộc Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải - Bộ GTVT, thống nhất phương án xây cầu Mỹ Lợi trên Quốc lộ 50 nằm trên địa bàn huyện Cần Đước. Đến giữa năm 2006, Công ty Việt Hóa có văn bản xin đầu tư dự án cầu cảng và kho đông lạnh thủy hải sản ở giữa vị trí dự kiến xây cầu Mỹ Lợi đã được tỉnh thống nhất với Bộ GTVT. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà UBND tỉnh Long An vẫn chấp thuận. 

Để hợp thức hóa chủ trương, ngày 12-9-2006, tỉnh Long An chính thức ban hành Văn bản số 5266/UBND-KT, đồng ý thỏa thuận địa điểm để Công ty Việt Hóa đầu tư xây dựng cầu cảng và kho đông lạnh vào đúng vị trí xây dựng cầu Mỹ Lợi. UBND tỉnh Long An viện dẫn cơ sở đồng ý là căn cứ đề nghị của đại diện UBND huyện Cần Đước, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Công nghiệp và UBND xã Phước Đông. 

Chi tiền xả láng cho doanh nghiệp 

Ngay sau khi được "bật đèn xanh", dù chưa được UBND tỉnh ra quyết định giao đất hoặc cho thuê đất nhưng Công ty Việt Hóa vẫn tự ý tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được UBND huyện Cần Đước phê duyệt. 

Đến ngày 23-2-2009, Bộ GTVT bất ngờ ban hành Quyết định 389/QĐ-BGTVT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Lợi đi qua dự án cầu cảng và kho đông lạnh của Công ty Việt Hóa, đồng thời giao UBND tỉnh Long An có trách nhiệm đền bù, giải tỏa mặt bằng để thực hiện dự án. 

Tổng số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng cầu Mỹ Lợi là 47,3 tỉ đồng (làm tròn số). Trong đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án cầu cảng và kho đông lạnh phải chi trả cho Công ty Việt Hóa là 37,7 tỉ đồng (tỉnh Long An đã phê duyệt chi phí đền bù là 26,9 tỉ đồng nhưng chưa phê duyệt các chi phí hỗ trợ lãi vay ngân hàng, vi phạm hợp đồng liên kết là 10,7 tỉ đồng). 

Tính đến tháng 5-2013, Công ty Việt Hóa đã được ngân sách tạm ứng và chi trả 32,5 tỉ đồng, trong đó chi từ nguồn ngân sách Trung ương hơn 6,5 tỉ đồng, từ ngân sách địa phương là 26 tỉ đồng. Đối chiếu với nguồn chi do UBND tỉnh phê duyệt, số tiền ngân sách tạm ứng chi trả cho Công ty Việt Hóa vượt giá trị hơn 5,5 tỉ đồng. 

Theo tài liệu chúng tôi có được, toàn bộ tiền tạm ứng 26 tỉ đồng được ngân sách chi trả cho Công ty Việt Hóa đều do công ty này trình; ông Dương Quốc Xuân (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Long An, hiện là Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) ký, không qua thẩm định của các cơ quan chuyên môn tại địa phương. 

Thiệt hại lớn 

Theo phân tích của một cán bộ Thanh tra Bộ Tài chính, đối chiếu với một số văn bản pháp luật về quản lý đất đai, trong trường hợp này, chỉ khi UBND tỉnh Long An ra quyết định giao đất hoặc cho thuê đất, Công ty Việt Hóa mới được phép tiến hành đầu tư xây dựng dự án cầu cảng và kho đông lạnh. Đồng thời, khi nhà nước tiến hành giải phóng mặt bằng để xây dựng cầu Mỹ Lợi ngay tại địa điểm này (năm 2009) thì Công ty Việt Hóa mới được bồi thường, giải phóng mặt bằng. 

Tuy nhiên, trên thực tế, đến tháng 6-2013, Công ty Việt Hóa chưa được UBND tỉnh Long An ra quyết định giao đất hoặc cho thuê đất. Công ty này cũng chưa thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách từ năm 2006 đến nay. Căn cứ vào những quy định hiện hành, Công ty Việt Hóa không đủ điều kiện để được chi trả tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng. 

Rõ ràng, việc chấp thuận cho Công ty Việt Hóa triển khai dự án cầu cảng và kho đông lạnh "chồng" lên địa điểm dự án cầu Mỹ Lợi và việc duyệt chi tạm ứng tiền đền bù giải tỏa cho công ty này của lãnh đạo tỉnh Long An đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 32,5 tỉ đồng.


Thu hồi trước 5,5 tỉ đồng

Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, hiện Thanh tra Bộ Tài chính đã yêu cầu tỉnh Long An tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân dẫn đến lãng phí, thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của Công ty Việt Hóa trong việc thực hiện đầu tư dự án cầu cảng và kho đông lạnh khi chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất để xem xét đền bù các khoản chi phí hỗ trợ khác, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ vi phạm hợp đồng liên kết số tiền hơn 10,7 tỉ đồng.

Thanh tra Bộ Tài chính cũng yêu cầu tỉnh Long An chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thu hồi hơn 5,5 tỉ đồng đã chi tạm ứng đền bù cho Công ty Việt Hóa vượt giá trị được UBND tỉnh phê duyệt.



Bài và ảnh: Hoàng Minh



Chuyện lạ - “Cấm” công dân và nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ?


(Văn bản này để đối phó với bài viết của blogger, nhà báo Đoan Trang!?: Hãy biết quyền của mình (1): Chụp ảnh công an)

Công Tâm (GiadinhNet) - Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ra văn bản gửi Trưởng phòng CSGT các tỉnh, TP chỉ đạo về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Nội dung văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo này thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ?

Nội dung văn bản của Cục CSGT đường bộ, 
đường sắt đang gây khó hiểu cho PV khi tác nghiệp.

Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”. 

Văn bản nêu trên mục đích nhằm “xử lý” hành vi giả danh nhà báo tuy nhiên, ngôn ngữ trong văn bản thiếu rõ ràng gây khó hiểu. Theo đó, quy định “đối tượng”, “quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” cần phải làm rõ. Theo đó, “đối tượng” được nêu ở đây là ai? Là những người “có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ” hay bất kỳ người dân nào chứng kiến và ghi nhận lại sự việc? 

Theo tham khảo của PV Báo GĐ&XH, công ty TNHH Luật YouMe khẳng định: “Về nguyên tắc, công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm. Cán bộ, công chức, chiến sỹ công an trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao chỉ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ở đây, cần xác định rõ việc công dân thực hiện “quay phim, chụp ảnh hoạt động TTKS” của CSGT có bị pháp luật cấm? Hoặc được thực hiện trong phạm vi khu vực cấm hoặc hạn chế quay phim, chụp ảnh hay không? Nếu không thuộc các trường hợp này mà CSGT cấm người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh là đã thực hiện những việc ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang thi hành công vụ không thể hiểu ghi hình ảnh riêng tư của một hay một vài cá nhân cụ thể, mà là ghi hình ảnh thi hành công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng (công khai) nên không cần phải được CSGT (hay bất cứ cá nhân nào) ở có mặt ở nơi công cộng này “đồng ý”, hoặc “không đồng ý”. 

Cùng đó, với quy định: “Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản…” cũng là khái niệm khó hiểu. Phải chăng trong trường hợp nhà báo (có thẻ nhà báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp) thực hiện nghiệp vụ ghi hình, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ thì phải được “sự đồng ý” của CSGT thì mới có quyền tác nghiệp? Động thái yêu cầu “tập hợp, thông báo cho cơ quan chủ quản” do Đại tá Hà đưa ra là nhằm mục đích gì? Phải chăng, trong trường hợp này, nhà báo vừa phải được sự đồng ý của CSGT, được lực lượng này tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản xong thì mới được tiếp tục tác nghiệp? 

Luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty TNHH Luật YouMe cho rằng, theo quy định của Luật báo chí, thì nhà báo: “Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước” (khoản 1 Điều 8 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 hướng dẫn thi hành chi tiết Luật Báo chí). Như vậy, nghĩa vụ cung cấp thông tin không thuộc bí mật Nhà nước là trách nhiệm (bắt buộc) của cơ quan, tố chức. Do đó, hướng dẫn của Cục CSGT Đường bộ, đường sắt tại công văn số 1042/C67-P3 yêu cầu chỉ khi CSGT “cho phép”, “đồng ý” thì nhà báo mới được quay phim, chụp ảnh là trái quy định của pháp luật”. 

Ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, nhà báo hoạt động theo Luật Báo chí và khi nhà báo tác nghiệp đúng Luật Báo chí thì không ai có quyền ngăn cản. Ngày 20/8, ông Hà Minh Huệ sẽ có trả lời cụ thể PV Báo Gia đình và Xã hội trước nội dung ông văn số 1042 của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) 




Duy nhất chỉ có ở Hà Nội: Bộ đồng phục học sinh tiểu học giá hơn nữa triệu!



 Cho rằng nhà trường tự quyết định may đồng phục giá cao, không hợp với môi trường và túi tiền người nông dân, phụ huynh học sinh lên trường đòi gặp ban giám hiệu và báo tin cho Phòng giáo dục. (1)

Rất hài hước đáng xấu hổ, ví như những chuyện vặt vãnh hàng tôm hàng cá ngoài chợ, không đáng gõ vào Laptop. Tuy nhiên, không thể không nói lên để chúng ta cùng cười một thoáng cho vui với cái xã hội XHCN/CS (dù là ngành giáo dục) này để... xã “tress”.

Hơn mười ngày qua, người nông dân ba thôn, Bình Vọng, Văn Giáp và Văn Hội (xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) bức xúc xoay quanh bộ đồng phục“kiểu mới”của học sinh trường tiểu học Văn Bình. 

Sẽ chẳng có gì để bàn nếu như mẫu mã và giá cả đồng phục vẫn bình thường như các năm trước. Tuy nhiên, hội phụ huynh gồm 3 người của nhà trường, đại diện cho ba thôn cùng với ban giám hiệu đã tự ý quyết định "đột phá" thay đồng phục với thiết kế “hiện đại” gồm bộ quần áo mùa hè váy áo với nữ và áo veston nam nữ cho mùa đông. Mức giá đồng thời cũng nâng lên gấp đôi so với năm trước: (lớp 1, 2) giá 629.000 đồng, (lớp 3) giá 661.000 đồng và (lớp 4, 5) giá 693.000 đồng.


Bộ đồng phục mẫu mà đại diện cha mẹ học sinh 
của 


ba thôn đã ký hợp đồng với nhà may. Ảnh: Hoàng Thùy


Phụ huynh của một học sinh lớp 4 khi nghe những phụ huynh khác nói về chuyện này, vội vã đến gặp cô giáo chủ nhiệm lớp để nói rằng: Gia đình khó khăn không đồng ý cho con may bộ đồng phục ấy nữa, thì được thông báo, số đo đã được gửi xuống nhà may, gia đình "cố gắng mua cho con".!? 

"Cô chủ nhiệm bảo đã thông báo đồng phục và giá tiền cho học sinh để về nói với bố mẹ, nếu trẻ không nói thì là do các cháu chưa hiểu”. Nhưng con tôi học lớp 4. Hỏi 10 đứa bạn thì cả 10 đều bảo rằng “cô giáo không nói gì về giá cả, chỉ biết là đi đo đồng phục theo lời cô giáo”, chị phụ huynh cho hay như vậy. (1)

Trường tiểu học Văn Bình. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Một phụ huynh khác cho biết, cách đây nửa tháng chị có nghe nói về việc may đồng phục. Tưởng là vẫn may bình thường như đã thoả thuận vào cuối năm học trước nên chị không để ý. Tuy nhiên, đến khi con kể là quần áo đẹp, mặc thử trông như “cô dâu chú rể”, chị mới giật mình. Vội vàng đạp xe đạp lên nhà cô chủ nhiệm để hỏi thì được biết đồng phục học sinh năm nay đổi mới, giá cũng cao hơn. Cô giáo bảo “chị cố may cho con vì thằng bé rất thích”!?

"Tôi nhất quyết không đồng ý thì cô giáo bảo học sinh thích là được rồi. Tôi nói nếu đưa trẻ con ra chợ hỏi thích gì thì cái gì nó cũng thích", chị cho biết thêm, đồng phục năm trước vẫn còn dùng tốt vì mới mặc có vài lần, giờ lại may thêm bộ vest vừa đắt đỏ, vừa không phù hợp vì nó không đủ giữ ấm cho mùa đông.

Một phụ huynh có hai con đang học tại trường tâm sự, xã có khoảng 60-70% là nông dân, chỉ biết trông vào mấy sào ruộng nên lo tiền học đầu năm cho con đã rất khó khăn, thêm khoản đồng phục giá cao như thế này thì không biết xoay xở đường nào. Cuối năm học trước, phụ huynh lớp 3 còn không đồng ý may đồng phục mới vì đồ đã may năm trước vẫn còn dùng tốt, có những em mới mặc vài lần.

"Ngay cả may như cũ với giá 350.000 đồng chúng tôi còn không đồng ý. Cháu nào cần thì phụ huynh đăng ký thêm áo cộc tay thôi. Vậy mà đột nhiên các cháu về bảo đã đi đo quần áo, và khi chúng tôi hỏi cô giáo thì mới được biết giá là gần 700.000 đồng, tính ra là hơn 1 tạ thóc. Nhà trường có nghĩ đến phụ huynh khi đưa ra quyết định này không? Nếu hỏi ý kiến chúng tôi thì sẽ không bao giờ có sự đồng ý", vị phụ huynh này bức xúc.

Chị cho hay, ban đại diện hội phụ huynh gồm 3 người cũng không thể đại diện cho hơn 700 phụ huynh của toàn trường được. Nếu muốn thay đổi mẫu mã với giá cả tăng, cần phải họp công khai bàn bạc thông qua ý kiến của đông đảo phụ huynh. "Không thể có chuyện quần áo đã được may rồi thì nhà trường mới đưa thông tin tới cho phụ huynh và cho biết giá tiền. Như vậy là không tôn trọng phụ huynh", là đặt cái cày trước con trâu, chị nói và cho hay, hàng chục phụ huynh sau đó đã kéo đến trường để hỏi hiệu trưởng cho rõ ràng nhưng được nhà trường thông báo hiệu trưởng đi vắng.!?

"Ai cũng muốn con mặc đẹp, nhưng điều kiện của chúng tôi chưa có nên chúng tôi không thể đồng ý được. Thế nhưng nói chuyện với cô giáo các cô đều thuyết phục cố gắng thu xếp, vì nhà may đã may rồi. “Có người than vãn là 200.000 đồng tiền học còn chưa nộp được, lấy đâu tiền mua quần áo thì được cô chủ nhiệm doạ nếu không có đồng phục thì hôm khai giảng phải đứng ra ngoài hàng", một phụ huynh cho hay như vậy.

Dù không có con học ở trường nhưng một người dân trong xã cũng bức xúc. Bà cho rằng, nếu thiếu sách, vở thì học sinh sẽ không học được, nhưng nếu không có bộ quần áo đẹp thì các cháu vẫn có quần áo khác mặc. "May một bộ vest thì người nông dân không đủ sức, tại sao không cho các cháu dùng những bộ đồng phục của năm trước? Tôi thấy nếu nhà nào có nhu cầu, có điều kiện cho con ăn mặc đẹp thì cho đăng ký may, nhà nào đồng phục các cháu vẫn còn mặc được thì chưa cần may, để tiền mua sách vở cho con", bà nói. (1)

Tới đây thì chắc không khó lắm để chúng ta hiểu được tại sao ban giám hiệu nhà trường tiểu học Văn Bình lại “biến tấu” một bộ đồng phục “kỳ quái” cho học sinh cấp 1 trường mình như vậy, bởi: Đồng Phục “hiện đại” giá mới cao và “hoa hồng lại quả” từ nhà may cho ban giám hiệu mới nhiều. 

Họ bất chấp nỗi cơ cực của đại bộ phận người nông dân còn rất nghèo đồng bào với họ, mà hột cơm còn dính trong kẻ răng họ là từ mồ hôi nước mắt của những người nông dân lam lũ này! 

Thật hài hước càng học tập đạo đức tư tưởng Hồ Chính... Mi, bao nhiêu thì sự thể hiện vô liêm sỉ, thiếu đạo đức bấy nhiêu từ đám “học trò” của ông, ngay cả là thành phần “mô phạm, giáo dục” - họ không biết xấu hổ là gì khi thốt lên lời hăm dọa với phụ huynh và học sinh nghèo: “nếu không có đồng phục thì hôm khai giảng phải đứng ra ngoài hàng"!?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét