Thái độ và lời lẽ của Sơn chỉ càng khiến đa số thầm lặng ở hải ngoại, ngay cả những người ôn hoà nhất, cảm thấy thất vọng và chán nản, thấy rằng hoà hợp và hoà giải dân tộc chỉ là một ước vọng tốt đẹp nhưng không thể trở thành hiện thực được bao lâu giới cầm quyền Hà Nội vẫn còn mê muội trong vòng kìm toả của ý thức hệ Cộng Sản Chủ nghĩa, một chủ nghĩa đã bị lịch sử chôn vùi.
Có những điều mà trong cương vị một thứ trưởng ngoại giao, một viên chức cao cấp, Sơn không nên phát biểu công khai. Đó là việc người biểu tình được trả tiền để đi biểu tình. Sơn nói về việc đó mà không trưng dẫn được một bằng cớ nào cả, chỉ nói vu vơ theo kiểu lời đồn (rumor). Giới chức của các chính phủ văn minh không ai làm vậy, bởi họ không muốn tỏ ra là người thiếu chín chắn; đưa ra một nhận xét chỉ căn cứ vào lời đồn đoán là biểu hiện của kẻ thiếu kiến thức và năng lực suy luận độc lập.
Điều thứ hai mà Sơn không nên nói là khoe khoang thành tích của việc "đổi mới" và phát triển kinh tế của Việt Nam trong hai mươi năm qua. Bởi vì việc Đổi Mới, dưới con mắt của người hiểu biết, về thực chât chẳng có gì "mới" cả. Có mới chăng là với những người vì bị ý thức hệ CS che mắt, chứ thật ra không mới đối với những ai có tri thức về kinh tế thế giới, ngay cả không mới đối với người dân đã sống ở Miền Nam trước 1975. Bởi vì kinh tế tư nhân và thị trường thì đã có từ lâu rồi, sao gọi là mới?
Đổi Mới về thực chất chỉ là phản ứng của kẻ khi "cùng tắc biến". Vô số tài liệu cả trong lẫn ngoài nước, và cả nhân chứng sống nữa, nói về tình trạng gần như kiêt quệ của Việt Nam vào những năm 1980s, nhiều nơi đã có người chết vì đói. Bị sa lầy ở Campuchia, bị Tây Phương và Trung quốc cấm vận, Liên Xô, chỗ dưạ duy nhất của VNCS, lúc đó cũng đang khốn đốn ở Afghanistan, ở trong nước thì các chính sách gọi là " xã hội chủ nghĩa" đối với nông nghiệp và công nghiệp đều thất bại. Đảng đành phải thay đổi.
Nói về phát triển kinh tế: Đúng là đa số nhân dân đã có đời sống tốt hơn, đã xoá được nạn đói, đã giảm được số lượng ngươì nghèo so với thập niên 1980s. Nhưng chỉ bấy nhiêu đó có đáng được xem là những thành tích lớn để khoe khoang? Thử so với vài nước lân cận. Số liệu của World Bank năm 2012 cho thấy GDP tính theo đầu người của Thái Lan là $5400, Malaysia hơn $10,000, Philippines $2,600, trong lúc VN chỉ có $1600! Đi sâu phân tích hiệu năng kinh tế thì VN còn tệ hơn nhiều nước trong ASEAN.
Kinh tế VN dựa chính yếu vào xuất khẩu (export-driven economy). Tổng lượng xuât khẩu năm 2012 lên đến 93 tỉ dollars. Tuy nhiên 59% vốn đầu tư vào xuất khẩu là do đầu tư của nước ngoài (FDI). Hiệu năng kinh tế của VN, đo bằng chỉ số gia tăng vốn đầu vào so với đầu ra, cũng rất thấp; trung bình nước khác tăng 3% đầu tư thì thu về 1% gia tăng GDP, VN phải đến 6% tăng về đầu tư mới được 1% tăng GDP! Không hiểu Sơn có nghĩ đó là thành tích đáng khoe?
Về năng suất lao động (productivity) VN hiện nay cũng thua xa các nước lân cận. Đo lường năng suất lao động quy ra tiền thì VN năm 2010 chỉ đạt hơn $2000 một lao động; trong khi đó ở Indonesia là $2800, Philippines là $3,300, China $4,000,Thái Lan là $4800, Nam Hàn là hơn $33,000, Nhật là $80,000! Xét về cơ cấu kinh tế thì VN còn đáng lo hơn. Xuất khẩu hàng may mặc và giày dép chiếm một tỉ trọng rất cao trong tổng xuât khẩu, nhưng nguyên liệu lại phải mua từ Trung Quốc, VN chỉ có sức lao động rẻ.
Điểm khác mà với cương vị của mình Sơn không nên nói; đó là về cảnh sát giao thông ở Mỹ. Những ai đã sống ở Mỹ chắc chắn sẽ bật cười khi nghe Sơn nói về vấn đề đó. Có người ngay cả nghĩ rằng Sơn là kẻ dốt nát, nhưng tự phụ một cách lố bịch. Nhiều người khác sẽ từ đó "vơ đũa cả nắm" nghĩ rằng các viên chức cao cấp của Việt Nam hiện nay đều dốt và ngô nghê như vậy. Kẻ khác lại tự hỏi bộ hết người hay sao mà những kẻ như Sơn lại ngoi lên đến Thứ trưởng, mà lại thuộc bộ Ngoại giao nữa!
Để tuyên truyền tốt hơn, thiết nghĩ nhà cầm quyền VN nên dùng những anh Công An, người từng bịt miệng ông linh mục Lý, bịt dùm miệng những người như Sơn lại để tránh sự tác hại của sự phản tuyên truyền. Viên chức ngoại giao phải là những người có kiến thức, có tác phong và nhân cách đáng trọng, có căn bản học vấn vững vàng, vì họ là bộ mặt, là tiếng nói của quốc gia, đại diện cho 90 triệu người trong Nước trên diễn đàn quốc tế. Sơn hoàn toàn không đạt những tiêu chuẩn vừa nêu, chỉ làm mất mặt Việt Nam.
Trương Đình Trung
Theo Dân Luận
Có những điều mà trong cương vị một thứ trưởng ngoại giao, một viên chức cao cấp, Sơn không nên phát biểu công khai. Đó là việc người biểu tình được trả tiền để đi biểu tình. Sơn nói về việc đó mà không trưng dẫn được một bằng cớ nào cả, chỉ nói vu vơ theo kiểu lời đồn (rumor). Giới chức của các chính phủ văn minh không ai làm vậy, bởi họ không muốn tỏ ra là người thiếu chín chắn; đưa ra một nhận xét chỉ căn cứ vào lời đồn đoán là biểu hiện của kẻ thiếu kiến thức và năng lực suy luận độc lập.
Điều thứ hai mà Sơn không nên nói là khoe khoang thành tích của việc "đổi mới" và phát triển kinh tế của Việt Nam trong hai mươi năm qua. Bởi vì việc Đổi Mới, dưới con mắt của người hiểu biết, về thực chât chẳng có gì "mới" cả. Có mới chăng là với những người vì bị ý thức hệ CS che mắt, chứ thật ra không mới đối với những ai có tri thức về kinh tế thế giới, ngay cả không mới đối với người dân đã sống ở Miền Nam trước 1975. Bởi vì kinh tế tư nhân và thị trường thì đã có từ lâu rồi, sao gọi là mới?
Đổi Mới về thực chất chỉ là phản ứng của kẻ khi "cùng tắc biến". Vô số tài liệu cả trong lẫn ngoài nước, và cả nhân chứng sống nữa, nói về tình trạng gần như kiêt quệ của Việt Nam vào những năm 1980s, nhiều nơi đã có người chết vì đói. Bị sa lầy ở Campuchia, bị Tây Phương và Trung quốc cấm vận, Liên Xô, chỗ dưạ duy nhất của VNCS, lúc đó cũng đang khốn đốn ở Afghanistan, ở trong nước thì các chính sách gọi là " xã hội chủ nghĩa" đối với nông nghiệp và công nghiệp đều thất bại. Đảng đành phải thay đổi.
Nói về phát triển kinh tế: Đúng là đa số nhân dân đã có đời sống tốt hơn, đã xoá được nạn đói, đã giảm được số lượng ngươì nghèo so với thập niên 1980s. Nhưng chỉ bấy nhiêu đó có đáng được xem là những thành tích lớn để khoe khoang? Thử so với vài nước lân cận. Số liệu của World Bank năm 2012 cho thấy GDP tính theo đầu người của Thái Lan là $5400, Malaysia hơn $10,000, Philippines $2,600, trong lúc VN chỉ có $1600! Đi sâu phân tích hiệu năng kinh tế thì VN còn tệ hơn nhiều nước trong ASEAN.
Kinh tế VN dựa chính yếu vào xuất khẩu (export-driven economy). Tổng lượng xuât khẩu năm 2012 lên đến 93 tỉ dollars. Tuy nhiên 59% vốn đầu tư vào xuất khẩu là do đầu tư của nước ngoài (FDI). Hiệu năng kinh tế của VN, đo bằng chỉ số gia tăng vốn đầu vào so với đầu ra, cũng rất thấp; trung bình nước khác tăng 3% đầu tư thì thu về 1% gia tăng GDP, VN phải đến 6% tăng về đầu tư mới được 1% tăng GDP! Không hiểu Sơn có nghĩ đó là thành tích đáng khoe?
Về năng suất lao động (productivity) VN hiện nay cũng thua xa các nước lân cận. Đo lường năng suất lao động quy ra tiền thì VN năm 2010 chỉ đạt hơn $2000 một lao động; trong khi đó ở Indonesia là $2800, Philippines là $3,300, China $4,000,Thái Lan là $4800, Nam Hàn là hơn $33,000, Nhật là $80,000! Xét về cơ cấu kinh tế thì VN còn đáng lo hơn. Xuất khẩu hàng may mặc và giày dép chiếm một tỉ trọng rất cao trong tổng xuât khẩu, nhưng nguyên liệu lại phải mua từ Trung Quốc, VN chỉ có sức lao động rẻ.
Điểm khác mà với cương vị của mình Sơn không nên nói; đó là về cảnh sát giao thông ở Mỹ. Những ai đã sống ở Mỹ chắc chắn sẽ bật cười khi nghe Sơn nói về vấn đề đó. Có người ngay cả nghĩ rằng Sơn là kẻ dốt nát, nhưng tự phụ một cách lố bịch. Nhiều người khác sẽ từ đó "vơ đũa cả nắm" nghĩ rằng các viên chức cao cấp của Việt Nam hiện nay đều dốt và ngô nghê như vậy. Kẻ khác lại tự hỏi bộ hết người hay sao mà những kẻ như Sơn lại ngoi lên đến Thứ trưởng, mà lại thuộc bộ Ngoại giao nữa!
Để tuyên truyền tốt hơn, thiết nghĩ nhà cầm quyền VN nên dùng những anh Công An, người từng bịt miệng ông linh mục Lý, bịt dùm miệng những người như Sơn lại để tránh sự tác hại của sự phản tuyên truyền. Viên chức ngoại giao phải là những người có kiến thức, có tác phong và nhân cách đáng trọng, có căn bản học vấn vững vàng, vì họ là bộ mặt, là tiếng nói của quốc gia, đại diện cho 90 triệu người trong Nước trên diễn đàn quốc tế. Sơn hoàn toàn không đạt những tiêu chuẩn vừa nêu, chỉ làm mất mặt Việt Nam.
Trương Đình Trung
Theo Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét