Trần Kinh Nghị
Đó là câu hỏi vấn vương trong đầu nhiều người Việt Nam nhưng ít ai nói ra mà thôi. Với những phong trào rầm rộ và rất nhiều đề tài nghiên cứu tốn kém, năm nào cũng diễn ra những đợt vận động học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Việc học thì nhiều, nhưng kết quả thế nào thì có lẽ chưa có báo cáo nào nêu lên một cách toàn diện thật sự khách quan.
Tuy vậy, cứ nhìn vào tình trạng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, tệ nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, quan chức ngày càng quan liêu, độc đoán và tham quyền cố vị trong khi bộ máy hành chính ngày một phình to, thủ tục hành chính ngày càng rườm rà... ta sẽ thấy một sự tương phản quá rõ rệt giữa mục đích và kết quả. Một trong những biểu hiện của tình trạng nói trên là việc ban hành những văn bản hành chính sai luật, ví dụ gần đây có việc cấm xe lưu hành theo biển số chẵn/lẻ; ưu tiên các Mẹ Anh Hùng thi đại học; và cấm chụp hình CSGT. Những vụ tai tiếng liên tiếp xảy ra trong khâu quản lý vắc-xin dành cho trẻ sơ sinh và vụ "nhân bản" giấy xét nghiệm máu cho thấy tình trạng chạm đáy của cái gọi là "y đức". Bất cứ người Việt Nam nào dù nhẹ dạ cả tin cũng không thể tin rằng những người đã gây ra cuộc khủng hoảng Vinashin
đã thật lòng hối cải khi mà cho đến nay hàng trăm con tàu của nó vẫn nằm hoang phế tai các bến cảng trong và ngoài nước (Xem ảnh bên). Và những ai còn chút lòng trắc ẩn sẽ không khỏi băn khoăn tại sao tình trạng buôn lậu và lừa đảo xuyên biên giới có thể lặp đi lặp lại trong sự bất lực của các cơ quan chức năng. Lại càng khó hiểu vì sao những con "tàu lạ" có thể ngang nhiên hút trộm cát trong vùng biển Quảng Bình nhiều năm nay mà không bị chính quyền phát hiện và ngăn chặn. Vụ Dự án Cầu Nhật Tân chậm giải phóng mặt bằng bị nhà thầu Nhật Bản phạt hơn 155 tỷ đồng là điều không lạ, nhưng việc Lãnh đạo Hà Nội chi tiền ngân sách để nộp phạt là điều không thể chấp nhận.
Trớ trêu hơn, phạm trù đạo đức còn bị vi phạm ở một lĩnh vực chính trị nhậy cảm, đó là khi những cán bộ làm công tác tuyên truyền lại đi "sao chép" tranh áp phích của Trung Quốc để quảng bá về đạo đức Bác Hồ (Hình bên cạnh, phía dưới là một ví dụ).
Trớ trêu hơn, phạm trù đạo đức còn bị vi phạm ở một lĩnh vực chính trị nhậy cảm, đó là khi những cán bộ làm công tác tuyên truyền lại đi "sao chép" tranh áp phích của Trung Quốc để quảng bá về đạo đức Bác Hồ (Hình bên cạnh, phía dưới là một ví dụ).
Vẫn biết giáo dục đạo đức công dân là việc làm không thể thiếu trong một xã hội văn minh, và điều này không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới đều làm. Nhưng cách làm thì khác nhau rất nhiều đấy. Người Ấn Độ dù ngưỡng mộ đạo đức của Mahatma Gandhi (cùng thời với Bác Hồ) nhưng họ không phát động phong trào toàn dân noi theo, mà chỉ đơn giản gọi ông là Thánh. Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt, hiếm thấy quốc gia nào trên thế giới lấy tiêu chuẩn đạo đức và tác phong của một người để làm chuẩn mực cho mọi người. Những vĩ nhân đã quá cố thường được người đời sau tôn kính với lòng ngưỡng mộ tự nhiên vốn có.
Mặt khác, theo quy luât, việc học tập phải đi từ thấp lên cao, từ dễ đến khó, học điều cụ thể và học từ người thực, việc thực. Nếu trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc nhân dân noi gương Bác Hồ thực hành đoàn kết, tiết kiệm... thì thời nay nhân dân sẽ nhìn vào tấm gương của các vị lãnh đạo đương chức để noi theo mới đúng. Do đó, trước hết chính những người lãnh đạo quốc gia phải trau dồi đạo đức và tư cách để có đủ uy tín và nêu gương trước quốc dân đồng bào; cán bộ lãnh đạo cấp nào phải xứng tầm cấp đó. Làm được như vậy sẽ hiệu quả gấp vạn lần so với việc ra nghị quyết cho toàn dân học tập tấm gương Bác Hồ.
Nhưng thực tế ở Việt Nam thời gian qua không diễn ra theo quy luật thông thường. Có nhiều ý kiến cho rằng vì giới lãnh đạo hiện tại không đủ tư cách và uy tin để nêu gương sáng nên phải sử dụng tấm gương phản chiếu của Bác Hồ. Nhưng tôi thiên về hướng lý do giới lãnh đạo hiện nay lựa chọn thái độ khiêm tốn trước nhân vật thần tượng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bất luận vì lý do nào, điều cần thiết là không nên kéo dài tình trạng hẫng hụt vai trò lãnh tụ với đầy tư cách và uy tín mà một quốc gia cần có. Sự kéo dài vai trò ảnh hưởng của Bác Hồ cũng đồng nghĩa với sự từ chối vai trò lãnh tụ bằng cách xóa nhòa ranh giới trách nhiệm giữa lãnh đạo và dân chúng. Và điều này vô hình chung tạo cơ hội cho cấp dưới che đậy những việc làm sai trái của bản thân và đơn vị. Đó chính là một nghịch lý trong chính trường Việt Nam ngày nay.
Sẽ hợp lý hơn nếu việc học tập tấm gương Bác Hồ được hiểu theo một cách cụ thể và đơn giản như sau. Sinh thời Bác Hồ mỗi khi kêu gọi nhân dân làm gì đều tự mình làm trước để nêu gương. Ví dụ trong thời kỳ nạn đói năm 1945 mỗi ngày Bác tự tay bớt một nắm gạo từ khẩu phần ăn của mình bỏ vào "hũ gạo kháng chiến". Trong chiến dịch "chống giặc dốt", Bác đích thân dạy học cho chiến sĩ và đồng bào. Bác xuống đồng xắn quần tưới nước cùng nông dân chống hạn hán. Mục đích trồng cây của Bác là để chống hoang hóa đất đai và Bác tự tay trồng cây trên những đồi trọc và trong cây quanh nhà. Nhưng các vị lãnh đạo sau này toàn trồng cây ở công viên hoặc đình chùa và những địa danh hoành tráng để ghi tên đánh dấu để lại cho đời sau! Đó là sự khác nhau giữa thật và giả xung quanh việc "học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ". Do bản thân cần kiệm liêm chính, Hồ Chủ Tịch đã có thể xử nghiêm minh nhất có thể vụ tham nhũng Trần Dụ Châu ngay trong thời kỳ kháng chiến. Nhưng thời nay, hạng người như Trần Dụ Châu nhan nhản khắp nơi, hỏi có mấy kẻ bị kết án nghiêm minh hay nhiều trường hợp còn được vinh danh và thăng quan tiến chức (?).
Cuối cùng, có lẽ nên thấy rằng xã hội Việt Nam ngày nay có ít nhất 3 thế hệ sinh ra sau thời Cụ Hồ, tức là chỉ còn một số ít người có thể hiểu đúng thế nào là "đạo đức Bác Hồ", còn lại đều chỉ nghe kể lại hoặc diễn giải một cách chủ quan không hoàn toàn chính xác. Có trường hợp thanh thiếu niên thậm chí thắc mắc ngây ngô tại sao một người tốt như Bác mà nghiện thuốc lá (!). Nói cách khác, nên chăng đã đến lúc cần thay đổi cách suy nghĩ và hành động liên quan việc học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ, trước hết nên thôi coi đó như một chủ trương và một phong trào; mà hãy để đạo đức của Người tự nó phát huy theo quy luật "hữu xạ tự nhiên hương". Âu đó cũng là việc cần thiết để bảo tồn hình ảnh tốt đẹp của Người trong lòng dân tộc. Đó cũng là cách để có thêm nhiều tấm gương sáng hơn nữa góp phần đưa dân tộc ta sớm thoát khỏi lạc hậu và nghèo hèn ./.
Mặt khác, theo quy luât, việc học tập phải đi từ thấp lên cao, từ dễ đến khó, học điều cụ thể và học từ người thực, việc thực. Nếu trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc nhân dân noi gương Bác Hồ thực hành đoàn kết, tiết kiệm... thì thời nay nhân dân sẽ nhìn vào tấm gương của các vị lãnh đạo đương chức để noi theo mới đúng. Do đó, trước hết chính những người lãnh đạo quốc gia phải trau dồi đạo đức và tư cách để có đủ uy tín và nêu gương trước quốc dân đồng bào; cán bộ lãnh đạo cấp nào phải xứng tầm cấp đó. Làm được như vậy sẽ hiệu quả gấp vạn lần so với việc ra nghị quyết cho toàn dân học tập tấm gương Bác Hồ.
Nhưng thực tế ở Việt Nam thời gian qua không diễn ra theo quy luật thông thường. Có nhiều ý kiến cho rằng vì giới lãnh đạo hiện tại không đủ tư cách và uy tin để nêu gương sáng nên phải sử dụng tấm gương phản chiếu của Bác Hồ. Nhưng tôi thiên về hướng lý do giới lãnh đạo hiện nay lựa chọn thái độ khiêm tốn trước nhân vật thần tượng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bất luận vì lý do nào, điều cần thiết là không nên kéo dài tình trạng hẫng hụt vai trò lãnh tụ với đầy tư cách và uy tín mà một quốc gia cần có. Sự kéo dài vai trò ảnh hưởng của Bác Hồ cũng đồng nghĩa với sự từ chối vai trò lãnh tụ bằng cách xóa nhòa ranh giới trách nhiệm giữa lãnh đạo và dân chúng. Và điều này vô hình chung tạo cơ hội cho cấp dưới che đậy những việc làm sai trái của bản thân và đơn vị. Đó chính là một nghịch lý trong chính trường Việt Nam ngày nay.
Sẽ hợp lý hơn nếu việc học tập tấm gương Bác Hồ được hiểu theo một cách cụ thể và đơn giản như sau. Sinh thời Bác Hồ mỗi khi kêu gọi nhân dân làm gì đều tự mình làm trước để nêu gương. Ví dụ trong thời kỳ nạn đói năm 1945 mỗi ngày Bác tự tay bớt một nắm gạo từ khẩu phần ăn của mình bỏ vào "hũ gạo kháng chiến". Trong chiến dịch "chống giặc dốt", Bác đích thân dạy học cho chiến sĩ và đồng bào. Bác xuống đồng xắn quần tưới nước cùng nông dân chống hạn hán. Mục đích trồng cây của Bác là để chống hoang hóa đất đai và Bác tự tay trồng cây trên những đồi trọc và trong cây quanh nhà. Nhưng các vị lãnh đạo sau này toàn trồng cây ở công viên hoặc đình chùa và những địa danh hoành tráng để ghi tên đánh dấu để lại cho đời sau! Đó là sự khác nhau giữa thật và giả xung quanh việc "học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ". Do bản thân cần kiệm liêm chính, Hồ Chủ Tịch đã có thể xử nghiêm minh nhất có thể vụ tham nhũng Trần Dụ Châu ngay trong thời kỳ kháng chiến. Nhưng thời nay, hạng người như Trần Dụ Châu nhan nhản khắp nơi, hỏi có mấy kẻ bị kết án nghiêm minh hay nhiều trường hợp còn được vinh danh và thăng quan tiến chức (?).
Cuối cùng, có lẽ nên thấy rằng xã hội Việt Nam ngày nay có ít nhất 3 thế hệ sinh ra sau thời Cụ Hồ, tức là chỉ còn một số ít người có thể hiểu đúng thế nào là "đạo đức Bác Hồ", còn lại đều chỉ nghe kể lại hoặc diễn giải một cách chủ quan không hoàn toàn chính xác. Có trường hợp thanh thiếu niên thậm chí thắc mắc ngây ngô tại sao một người tốt như Bác mà nghiện thuốc lá (!). Nói cách khác, nên chăng đã đến lúc cần thay đổi cách suy nghĩ và hành động liên quan việc học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ, trước hết nên thôi coi đó như một chủ trương và một phong trào; mà hãy để đạo đức của Người tự nó phát huy theo quy luật "hữu xạ tự nhiên hương". Âu đó cũng là việc cần thiết để bảo tồn hình ảnh tốt đẹp của Người trong lòng dân tộc. Đó cũng là cách để có thêm nhiều tấm gương sáng hơn nữa góp phần đưa dân tộc ta sớm thoát khỏi lạc hậu và nghèo hèn ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét