Lê Chân Nhân
Ngày 5/12, bình luận về việc Trung Quốc cử tàu sân bay Liêu Ninh thực hiện hoạt động huấn luyện ở Biển Đông và khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ ở Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định:
“Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan, tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực, không gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình.”
Trước đó, Trung Quốc tuyên bố sở hữu những xác tàu đắm dưới đáy vùng biển nằm trong “đường lười bò” mà họ tưởng tượng ra. Đây là một hình thức khẳng định chủ quyền phi pháp mới của Trung Quốc.
Chiếm đảo, xây cái gọi là “thành phố Tam Sa” là một bước lấn chiếm. Ra những quy định không cho đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là một bước lấn chiếm. Tuyên bố đấu thầu các lô dầu thuộc vùng lãnh thổ chủ quyền Việt Nam là một bước lấn chiếm.
Biển, đảo, con cá, giọt dầu, nay thì đến xác của những con tàu đắm. Họ không chỉ khai thác cổ vật, mà quyết tâm khẳng định chủ quyền trên biển Đông thông qua “đường lưỡi bò” một cách rất có chiến lược. Bước lấn chiếm này được báo chí nước ngoài nhận định rằng họ đã có ý đồ chính trị trong việc lựa chọn địa điểm khảo cổ, không phải là một hoạt động thuần túy khoa học.
Đặt ra mục tiêu và tham vọng đó, Trung Quốc sẽ triển khai các hoạt động điều tra, khảo cổ ở các vùng biển, trong đó phần lớn vùng có tranh chấp với các nước trong khu vực. Để tiến hành bước đi này, họ chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đã đào tạo hơn 100 chuyên gia khảo cổ học về đại dương và xây dựng 3 viện bảo tàng dưới nước. Bên cạnh việc chuẩn bị lực lượng khoa học để đi “khảo cổ” trong các vùng biển tranh chấp, họ còn chuẩn bị lực lượng hỗ trợ. Không lạ gì chuyện này nữa, trong thời gian qua, bao nhiêu lần xua các đoàn tàu cá vào khai thác trên các vùng biển tranh chấp, Trung Quốc luôn có các đoàn tàu hải giám có vũ trang đi theo, họ luôn là như vậy.
Với những gì mà Trung Quốc tuyên bố cũng như chuẩn bị thực hiện, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam sẽ phải đối diện với các tranh chấp mới. Khi đã không chấp nhận “đường lười bò” mà họ vẽ ra, tất nhiên các nước sẽ không chấp nhận những hoạt động khai thác cá, dầu khí cũng như khảo cổ của họ tại những vùng biển còn tranh chấp. Cho nên, sẽ không có nhượng bộ nào để Trung Quốc nhân danh khoa học để xâm lấn về chủ quyền quốc gia lãnh thổ của các quốc gia khác.
Trung Quốc không thể đơn phương nghiên cứu khoa học trên vùng lành thổ của nước khác hay trên vùng biển còn tranh chấp. Họ thừa biết điều này sẽ bị cộng đồng quốc tế phản đối, nhưng họ vẫn cứ làm đề thực hiện cho bằng được ý đồ độc chiếm biển Đông.
Chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ ý đồ này, cho nên không thể mất cảnh giác trước những bước đi của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét