Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Thế giới và hiện tượng Ukraine


Tình hình xẩy ra ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, trong đó điền hình nhất là hiện tượng Ukraine, rất đáng để chúng ta phận tích kỹ rút ra bài học chung. Nếu không cẩn thận, mà chỉ đơn thuần bồng bột đấu tranh vì yêu tự do dân chủ bình đẳng công bằng, tiến bộ và văn minh, hoặc vì để văn minh hơn nữa - đó là một điều rất đúng đắn, hợp quy luật tự nhiên và xu thế của thời đại - nhưng vì quá vội vàng, thiếu cân nhắc, chưa nắm được thông tin đầy đủ và chính xác, thiếu đầu óc thực tế và khôn ngoan, thiếu nghiên cứu lợi hại toàn diện, để cho tư tưởng manh động, hiếu thắng, bất mãn cá nhân, đầu óc dân tộc cực đoan, đại bá hay thủ cựu v.v. . .xen vào,lại thiếu một thủ lĩnh hay một nhóm lãnh đạo dầy dạn kinh nghiệm dẫn đầu. . .nên đã dẫn đến đấu tranh quyết liệt lợi ít hại nhiều, cho cả cái chung, lẫn mục đích riêng: Trước hết, ít nhất là đã làm rối ren cả xã hội, có thể để cho những thế lực kém trí tuệ, thiếu hiểu biết, thậm chí tham lam, bất chính xen lẫn vào lợi dụng sự hỗn loạn nhằm đạt được ý đồ xấu xa của riêng mình, thậm chí còn gây đổ máu, tàn sát lẫn nhau không kìm hãm được, gây ra hận thù lâu dài trong lòng dân tộc, cho lân bang, và nguy hại cho hoà bình phát triển khu vực và thế giới.
Để có cơ sở bàn sâu, ta cần lưu ý mấy vấn đề mấu chốt ngắn gọn sau đây:
Một là, sự tiến hoá của Loài người là được pha trộn, lồng ghép, đan xen bởi nhiều nội dung chính: Nọi dung tiến hoá từ CON thành NGƯỜI, được giới trí thức nói gọn lại trong cụm từ Trí tuệ xúc cảm (Emotional intelligence, ET ), đánh giá chủ yếu về tiến hoá trong phạm trù nhân văn, đạo đức, tình yêu thương, tình đoàn kết hữu ái giữa con người với nhau, và giữa các dân tộc... Nội dung tiến hoá thứ hai được gọi là tiến hoá về Trí tuệ lý trí (Intelligence quotient, IQ ), đặc trưng cho tiến bộ văn minh trong công cụ tìm kiếm và nâng cao cuộc sống, trong khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chinh phục tự nhiên, vũ trụ . . . . Hai nội dung này thường tiển triển đồng thời, cái nọ hỗ trợ cái kia. Nhưng tốc độ tiến triển tại những khu vực cư dân khác nhau trên Trái Đất, thậm chí ngay từng nước, nhiều khi chúng diễn ra rất khác nhau và không đồng bộ, đấy là do ảnh hưởng mang tính quyết định của nội dung thứ 3, tức là thể chế chính trị xã hội sau đây.
Nhân tố thứ 3 là nội dung tiến hoá về Thể chế chính trị xã hội, tức sự lựa chọn của cộng đồng (gia đình, làng bản, quốc gia, khu vực...) cách thức tổ chức quản lý và chỉ đạo sự sinh sống, làm ăn và phát triển của toàn thể cộng đồng. Chúng ta đã biết: Có sự thống nhất quy ước theo chiều hướng tiến lên, cái sau hay hơn, tiến bộ hơn cái trước, của các Thể chế: Nô lệ, Phong kiến, Tư bản, và ...Hậu tư bản...
Trên cái “sơ đồ” tiến hoá khái quát như vậy, theo Ông Các Mác, thì các nước Tư bản tiên tiến nhất sẽ tiến trước lên Thể chế chính trị xã hội Hậu tư bản, và trên thực tế quá trình tiến hoá đó nó đang diễn ra. Tôi cho rằng tiên đoán đó của ông Mác là rất đúng.
Hai là, nói về động lực thúc đẩy sự tiến hoá, hay là nói về phương thức tiến hoá (hay phương thức cách mạng) tạo ra và hình thành các thể chế chính trị khác nhau:
Trường phái thứ nhất, qua đúc kết lịch sử thấy rằng sự tiến hoá lên văn minh hiện đại sẽ tự diễn ra dần dần một cách tự nhiên, phụ thuộc vào kết quả sự tương tác và trưởng thành của ba nội dung tiến hoá nói trên (Trí tuệ cảm xúc, Trí tuệ lý trí, và thể chế chính trị) của Loài người. Sau khi đã trải qua không biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, chống bóc lột, đàn áp, chết tróc, chiến tranh tàn phá . . .những nước đi trước đã đi đến kết luận là cần phải và có thể tiến hoá một cách hoà bình, trong tự do dân chủ cạnh tranh bình đẳng trong vòng pháp luật . . .Theo trường phái này: Động lực phát triển là Tự do Dân chủ và Trí tuệ. Từ đó hình thành thể chế chính trị Đa nguyên đa đảng toàn trị với ba cái kiềng trụ cột là: Nhà nước pháp quyền, thị trường tự do và xã hội dân sự.
Trường phái thứ hai, xuất hiện qua sự nghiên cứu và sáng tạo tư duy, cho rằng, động lực tiến hoá (cách mạng) nhất thiết phải là “đấu tranh giai cấp một mất, một còn”, “phải chủ động đập tạn cái cũ lạc hậu, mới xây được cái mới”, không thể “cải lương”, “nửa vời”...Đây là tư duy của những người nhiệt tình thay cũ đổi mới, đôi khi bị bắt buộc, không còn con đường nào khác (chống chế độ thực dân, đề quốc, phát xít, độc tài , đại bá. . .), song cuộc đấu tranh cũng thường bị biến dạng, mò mẫm chệch mục tiêu. Điển hình nhất là muốn “Thay cái cũ, xấu xa, bằng cái mới, tốt đẹp hơn”, song sau khi đập tan cái cũ đi rồi, do không biết cách làm nào (thể chế nào) hay hơn những người đi trước (thể chế trước), nên không đạt mục tiêu, thậm chí thất bại, hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, hầu hết là phải trả giá quá đắt (không đáng làm), hoặc hiệu quả thấp, thậm chí không hiệu quả! (các cuộc cách mạng chuyên chính vô sản đổ máu trước đây, các cuộc cách mạng mầu mất phương hướng gần đây là những ví dụ nóng hổi). Điển hình nhất trong trường phái “đấu tranh vũ trang”, “lật đổ” này là những cộng đồng đã chọn Chủ nghĩa hỗn tạp Mác – Lênin (tự nghiên cứu, sáng tạo ra) làm học thuyết dẫn đường để tạo ra “cái mới tốt đẹp hơn”. Nhưng vì cái mới đó là “độc đảng toàn trị” mất dân chủ, là Nhà nước chuyên chính vô sản, là công hữu tư liệu sản xuất, vì họ ảo tưởng, cho rằng, người nào lên lãnh đạo cách mạng trong trường phái này, và cả người dân của thể chế mới này, cũng “vì dân, vì nước”, cũng trong sạch, liêm khiết, thông minh .. . như các lãnh tụ khởi xướng ra học thuyết, ra cuộc cách mạng này, và vì quan điểm cốt lõi ngộ nhận, cho rằng cần trao quyền lãnh đạo thế giới cho giai cấp công nhân vì “chỉ có giai cấp công nhân mới đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất”, nên cuối cùng đã thất bại từng phần, hoặc tan rã hẳn.
Chúng ta đã biết, thể chế XHCN (kiểu cũ) chính là kết quả chính của trường phái phát triển “đột phá”: Kiên trì đấu tranh giai cấp, “khác ta là địch”, kinh tế tập trung vào tay nhà nước, lãnh đạo xã hội theo chế độ tập trung độc đảng toàn trị. Đây có thể coi là kết quả của sự tìm tòi độc đáo nhân tạo của một bộ phận rất năng động, dũng cảm, nhưng đã sai lầm, của Nhân loại, nên đã và đang thất bại như đã thấy, do đó những nước này đã phải “chuyển đổi”.
Gần đây đã xuất hiện phổ biến trên thế giới các Chế độ chuyển đổi: Đây có thể nói là xu thế tất yếu của tất cả những nước đã từ bỏ chế độ tập trung mất dân chủ các kiểu để chuyển sang chế độ dân chủ (không chỉ các nước XHCN cũ) mà tôi đã mạo muội nhận định là kết quả của quá trình Toàn cầu hoá TBCN. Từ các nước XHCN kiểu cũ đến những nước theo chế độ độc tài gia đình trị hay độc tài cá nhân, do áp lực đấu tranh của nhân dân buộc các chế độ cũ phải chuyển đổi sang chế độ dân chủ và hội nhập với thế giới theo mô hình nhà nước pháp quyền, thị trường do và xã hội dân sự, với vai trò lãnh đạo, hoặc vẫn là độc đảng tập trung toàn trị, hay đã là đa đảng tập trung toàn trị. Đậy là sự hoà vào trào lưu tiến hoá tự nhiên của Loài người (bắt đầu đi từ tiền TBCN), nhưng với đặc điểm là sự tiến hoá xẩy ra “Đột biến”. Chính sự “đột biến”, nhẩy cóc, hoặc thay đổi không đồng bô về chính trị xã hội này đã tạo ra rất nhiều sự kiện không mong đợi trên thế giới, trong đó nguyên nhân chính là Dân trí, Quan trí và Đảng trí, nói tổng quát hơn là tập quán chính trị xã hội nói chung chưa theo kịp và thích nghi đầy đủ với những thay đổi về thể chế bắt đầu có tiến bộ về dân chủ, từ độc đảng toàn trị sang đa đảng toàn trị
Phần nhiều những lãnh đạo mới (của các nước chuyển đổi) chưa đổi mới kịp về phương pháp lãnh đạo và đạo đức cầm quyền theo thể chế từng bước Dân chủ; người dân thì bản thân chưa biết thụ hưởng trong trật tự và pháp luật những sự đổi mới, Dân chủ, hoặc chưa có đủ điều kiện pháp luật tiến bộ để lựa chọn lãnh đạo mới vừa ý; trong khi đó không ít những người bị thiệt hại địa vị và quyền lợi do đổi mới thì đấu tranh bằng mọi cách chống lại quá trình “đột biến’; còn một số thế lực không chân chính trong nước và nước ngoài đã lợi dụng những khó khăn khó tránh khỏi của những nước chuyển đổi “đột biến” để tìm mọi cách trục lợi trước mắt cũng như lâu dài; và có thể là cuối cùng, là những người thiếu thông tin chính xác, thiếu cân nhắc hậu quả toàn cục, chưa có phương án tổ chức quản trị xã hội nào khá hơn...nhưng đã nóng vội, thiếu cân nhắc,...bất bình đấu tranh quyết liệt muốn lại thay đổi “đột biến” lần nữa ngay lập tức theo ý nguyện của bản thân, của nhóm, hoặc cộng đồng của mình, rồi muốn ra sao thì ra!. Nói khác đi, đó chính là thể hiện, ít hay nhiều, một phần hơi hướng kém văn minh trí tuệ của những xã hội đang bước vào giai đoạn tiền tư bản chủ nghĩa vẫn vấp phải trước kia, mà các nước mới chuyển đổi tất yếu ít nhiều cũng phải trải qua, không thể đốt cháy giai đoạn được, nhất là về Dân trí, Quan trí và Đảng trí!
Nói lại như vậy, có nghĩa là các công dân cấp tiến, cũng như các nước tiên tiến cần thông cảm, bình tĩnh, suy ngẫm cân nhắc sâu sắc trước sau, trong ngoài, để góp phần trợ giúp những nước đang có Thể chế chuyển đổi vượt qua được giai đoạn “lột xác” chập choạng khó khăn, không nên lửa cháy đổ dầu thêm, hơn nữa, như nhiều quốc gia đang thể hiện, còn trợ giúp đắc lực cho quá trình vươn tới văn minh dân chủ hơn của những nước này diễn ra thuận lợi. Ngưới ta cũng rất dễ dàng nhận ra những động cơ, và những lực lượng “lợi gió bẻ măng”, “đục nước béo cò”, chỉ kiếm lợi ích cục bộ trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài của chính mình, của nước mình và của toàn thể cộng đồng nhân loại.
Chúng ta hy vọng, những nước tư bản tiên tiến đi trước, sẽ từng bước từ bỏ được Thể chế đa đảng toàn trị hiện nay, để tiến dần lên Thể chế đa đảng dân chủ, hay Thể chế Dân trị thực sự, như tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, trân trọng, liên kết, vận dụng các khác biệt, kể cả đối lập”để tiến tới Chế độ Hậu tư bản, hay cũng có thể gọi là Chế độ XHCN đích thực, đem lại hoà bình, hạnh phúc thực sự lâu bền cho toàn Nhân
Vũ Duy Phú

Vũ Duy Phú
Chia sẻ bài viết này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét