Không giống cuộc Cách mạng mùa thu khá “nhẹ nhàng” năm 1989 tại các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc, sự sụp đổ của chính quyền cộng sẩn ở Romania gần như một điều kỳ lạ khi thể chế cộng sản của quốc gia này có vẻ vững chãi nhất bởi một bộ máy an ninh công an quân đội khổng lồ hoạt động ráo riết như tình hình Việt nam ngày nay. Hồi đó, tổng bí thư Ceauşescu “đặt hàng” cho một cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ ông ở bên ngoài trụ sở đảng Cộng sản ở Bucharest. Tuy nhiên, thật bất ngờ, đám đông trước đây hiền như đàn cừu bỗng la ó phản đối khi ông nói. Sau đó là các cuộc biểu tình lan rộng trong cả nước.
Lúc đầu, các lực lượng an ninh của Ceauşescu tuân lệnh bắn người biểu tình, nhưng vào sáng ngày 22 Tháng 12, quân đội Romani đột nhiên quay súng. Cuộc cách mạng làm chết tới 1.104 người.
Tổng bí thư Ceauşescus phải đối mặt với một phiên xử vội vàng, và sau đó là tử hình. Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Cộng sản bằng bạo lực.
Ở Trung quốc, Sự kiện Thiên An Môn đã không thành công trong việc kích thích sự thay đổi thể chế, đường lối chính trị. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ, dũng cảm của thanh niên sinh viên trong những cuộc biểu tình đã giúp gây ra các sự kiện ở những phần khác của thế giới như sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1990.
Việc Liên Xô bị giải thể êm ái cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên xô.
Có lẽ chính Trung quốc là bức tường che chắn làn gió dân chủ từ phương Tây và người cộng sản Việt nam đang núp sau bức tường ấy. Cũng có thể người cs Việt nam cũng không mấy an tâm. Họ vừa núp vừa dáo dác để phòng trường hợp bức tường Vạn lý trường thành già cỗi này rung rinh là họ ù té chạy thoát thân nên mới có chuyện họ đi dây đôi dây ba với Mỹ và các nước EU…
Các phong trào dân sự trong nước thật ra rất có thiện chí với thể chế. Sự chuyển đổi dân chủ là chiếc phao cho người cộng sản nắm lấy trước cơn giông bão không thể tránh khỏi trong tương lai nhưng hình như họ vẫn khước từ.
Một vài người lãnh đạo công an, quân đội không thể dắt mũi được toàn bộ dân chúng. Khi chiếc phao đã ở quá xa tầm với, tình hình Việt nam sẽ như Romania?
Mai Xuân Dũng
Không giống cuộc Cách mạng mùa thu khá “nhẹ nhàng” năm 1989 tại các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc, sự sụp đổ của chính quyền cộng sẩn ở Romania gần như một điều kỳ lạ khi thể chế cộng sản của quốc gia này có vẻ vững chãi nhất bởi một bộ máy an ninh công an quân đội khổng lồ hoạt động ráo riết như tình hình Việt nam ngày nay. Hồi đó, tổng bí thư Ceauşescu “đặt hàng” cho một cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ ông ở bên ngoài trụ sở đảng Cộng sản ở Bucharest. Tuy nhiên, thật bất ngờ, đám đông trước đây hiền như đàn cừu bỗng la ó phản đối khi ông nói. Sau đó là các cuộc biểu tình lan rộng trong cả nước.
Lúc đầu, các lực lượng an ninh của Ceauşescu tuân lệnh bắn người biểu tình, nhưng vào sáng ngày 22 Tháng 12, quân đội Romani đột nhiên quay súng. Cuộc cách mạng làm chết tới 1.104 người.
Tổng bí thư Ceauşescus phải đối mặt với một phiên xử vội vàng, và sau đó là tử hình. Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Cộng sản bằng bạo lực.
Ở Trung quốc, Sự kiện Thiên An Môn đã không thành công trong việc kích thích sự thay đổi thể chế, đường lối chính trị. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ, dũng cảm của thanh niên sinh viên trong những cuộc biểu tình đã giúp gây ra các sự kiện ở những phần khác của thế giới như sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1990.
Việc Liên Xô bị giải thể êm ái cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên xô.
Có lẽ chính Trung quốc là bức tường che chắn làn gió dân chủ từ phương Tây và người cộng sản Việt nam đang núp sau bức tường ấy. Cũng có thể người cs Việt nam cũng không mấy an tâm. Họ vừa núp vừa dáo dác để phòng trường hợp bức tường Vạn lý trường thành già cỗi này rung rinh là họ ù té chạy thoát thân nên mới có chuyện họ đi dây đôi dây ba với Mỹ và các nước EU…
Các phong trào dân sự trong nước thật ra rất có thiện chí với thể chế. Sự chuyển đổi dân chủ là chiếc phao cho người cộng sản nắm lấy trước cơn giông bão không thể tránh khỏi trong tương lai nhưng hình như họ vẫn khước từ.
Một vài người lãnh đạo công an, quân đội không thể dắt mũi được toàn bộ dân chúng. Khi chiếc phao đã ở quá xa tầm với, tình hình Việt nam sẽ như Romania?
Mai Xuân Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét