Đối với nhiều người, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông luôn khó hiểu. Quan sát sự khác biệt giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông, Ryan Santicola kết luận Trung Quốc không có cách tiếp cận nhất quán. Brad Gloasserman cũng thấy khó giải thích lý do Trung Quốc lại chọc giận nhiều nước láng giềng của họ cùng một lúc.
Tuy nhiên, xem xét các động thái của Trung Quốc dưới lăng kính văn hóa chiến lược của Trung Quốc có thểcho chúng ta một gợi mở đáng suy ngẫm.
Người Trung Quốc thường nhìn chính trị quốc tế như một ván cờ lớn, trong đó mỗi nước đi là một phần trong chiến lược tổng thể để giành chiến thắng. Có ba điều quan trọng trong bàn cờ đó. Thứ nhất, sự bí mật và mưu kế là tối quan trọng để đánh bại đối một đối thủ mạnh hơn mình. Thứ hai, người Trung Quốc tính toán dài hạn, hướng đến thay đổi tiệm tiến hơn là có tính cách mạng, và tận dụng các cơ hội. Người Trung Quốc không thiếu kiên nhẫn như người Phương Tây. Họ có thể kiên nhẫn đợi chờ thời điểm chín muồi để hành động. Thứ ba, các chiến lược gia Trung Quốc không coi ‘chiến tranh’ là ưu tiên hàng đầu. Như Thomas G. Mahnken đã chỉ ra, người Trung Quốc tin rằng chiến lược chủ yếu nhằm tạo ra “thế” để không chiến mà thắng. Những hiểu biết này giúp phần nào giải mã những việc Trung Quốc đang làm ở Biển Đông.
Chiến lược lớn của Trung Quốc
Là một cường quốc đang trỗi dậy, Trung Quốc cần có các khu vực ảnh hưởng ở xung quanh biên giới (vùng đệm an ninh). Nói cách khác, Trung Quốc cuối cùng sẽ tìm mọi cách để đẩy Mỹ ra khỏi Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Do Trung Quốc không đủ khả năng ganh đua với Mỹ về quân sự, chiến lược lớn của Trung Quốc là tránh đối đầu trực diện với Mỹ, sử dụng áp lực để thu phục các nước láng giềng, buộc họ phải tự rời khỏi vòng tay của Mỹ.
Trong chiến lược lớn ấy, Biển Đông là đấu trường chính vì ba lý do. Một là Biển Đông là một vùng biển nửa kín án ngữ nhiều tuyến đường biển chủ chốt đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Thứ hai, các quốc gia vừa và nhỏ ở xung quanh Biển Đông có ít khả năng cưỡng lại sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Cuối cùng, sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông yếu hơn nhiều so với ở Biển Hoa Đông. Từ nhãn quan chiến lược của Trung Quốc, Biển Đông là yếu huyệt của toàn bộ hệ thống an ninh của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Bằng chứng cho mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông là yêu sách đường lưỡi bò. Yêu sách này không có cơsở pháp lý và trái với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc công khai yêu sách này tháng 5/2009 trong công hàm phản đối Báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia nộp lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc. Bất chấp sự chỉ trích và đề nghị giải thích của nhiều nước, Trung Quốc tránh né làm rõ ranh giới và bản chất của yêu sách đó. Sự mập mờ tạo ra mức độ linh hoạt lớn hơn cho Trung Quốc đểdiễn giải quyền và tài phán của nước này đối với một vùng biển rộng lớn mà Trung Quốc gọi là “vùng nước lịch sử’, chiếm tới 80% Biển Đông.
Trò chơi của Trung Quốc ở Biển Đông
Các sự vụ ở Biển Đông hé lộ một chiến lược tinh tế của Trung Quốc để chèn ép các quốc gia yêu sách khác ởđây. Chiến lược này có 4 thành tố. Thứ nhất, Trung Quốc phát triển một lực lượng hải quân đủ khả năng đểngăn chặn Mỹ ở bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, và cũng đủ sức để đè bẹp hải quân của các quốc gia Đông Nam Á.
Thứ hai, Trung Quốc sử dụng lực lượng tàu bán quân sự và dân sự làm phương tiện để thay đổi nguyên trạng. Đến nay, với các tàu cá và tàu chấp pháp, Trung Quốc đã giành được kiểm soát đối với bãi Trăng Khuyết (Scarborough Shoal) và đang tiến hành bao vây điểm đóng quân của Philippines ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).
Thứ ba, Trung Quốc sử dụng giàn khoan di động khổng lồ để kiểm soát không gian biển. Từ ngày 1/5/2014, TQ đã điều dàn khoan Hải Dương 981 và hơn 100 tàu đủ loại đến vùng nước Việt Nam tuyên bố vùng thềm lục địa hợp pháp của họ. Hải Dương 981 không đơn thuần là một giàn khoan dầu, mà nó còn là một cột mốc chủquyền.
Sự vụ giàn khoan 981 đáng báo động ở mức độ bạo lực. Các tàu cá và tàu chấp pháp của Trung Quốc, có sựyểm trợ của tàu chiến, không ngần ngại sử dụng cách “đánh nguội”, như đâm húc, sử dụng loa công suất lớn, và bắn vòi rồng, để phá hỏng và đe dọa các tàu đối phương. Máy bay của Trung Quốc bay ở tầm thấp để uy hiếp các thủy thủ Việt Nam. Va chạm và vòi rồng đã làm bị thương nhiều thủy thủ và làm nhiều tàu của Việt Nam hư hỏng.
Để bảo vệ giàn khoan, Trung Quốc đã tùy tiện áp đặt hạn chế đi lại ở quanh khu vực giàn khoan. Lúc đầu, Trung Quốc tuyên bố khu vực cấm tàu bè nước ngoài với bán kính 1 hải lý từ vị trí giàn khoan. Khoảng cách này sau đó được nâng lên thanh 3 hải lý. Trên biển, các tàu Trung Quốc chủ động thiết lập vùng cấm ở phạm vi 20-25 hải lý từ giàn khoan. Một tàu đánh cá của Việt Nam đã bị đâm chìm ở vị trí cách giàn khoan 17 hải lý.
Thứ tư, Trung Quốc sử dụng ngoại giao để đánh lạc hướng dư luận. Lãnh đạo Trung Quốc liên tục hứa hẹn “phát triển hòa bình”. Mặc dù chủ trương theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp qua con đường song phương, Trung Quốc từ chối thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền. Trung Quốc cũng trì hoãn các nỗ lực hướng đến xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử, mặc dù đây là một trong các cam kết trong Tuyên bố Ứng xử của các bênở Biển Đông ký năm 2002. Tại các hội nghị quốc tế, các quan chức và học giả Trung Quốc thường né tránh bàn luận chi tiết về cơ sở pháp lý của yêu sách đường lưỡi bò và đổ lỗi cho các bên tranh chấp khác cũng nhưMỹ là nguyên nhân buộc họ phải quyết đoán. Phát biểu của Tướnng Wang Guanzhong tại Đối thoại Shangri-La 13 vừa rồi là một ví dụ điển hình.
Trung Quốc đang buộc các đối thủ chơi ván cờ của họ, và ván cờ đó Trung Quốc có lợi thế. Các “va chạm nguội” có thể đủ để bẻ gãy ý chí của đối thủ nhỏ hơn trong khi tránh được sự can thiệp mạnh mẽ từ phía Mỹ.
Phản ứng của các nước trong khu vực
Các quốc gia yêu sách ở Biển Đông có ít “lá bài” để đáp trả Trung Quốc. Pháp lý là lựa chọn tốt cho Philippines, nhưng không phải cho Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Kinh tế Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Năm 2013, 28.1 % xuất khẩu của Việt Nam, phần lớn là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, là từ Trung Quốc. Nguy cơ từ các đòn trả đũa kinh tế và triển vọng mịt mờ của các con đường pháp lý làm cho lựa chọn này không hấp dẫn trong ngắn hạn. Trong khi đó, ở Việt Nam, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã biến thành bạo động gây lo ngại cho giới đầu tư nước ngoài. Chủ nghĩa dân tộc thực sự là một hòn than hồng rất dễ gây bỏng tay.
Cả Hà Nội và Manila đều cố gắng kêu gọi sự hỗ trợ của ASEAN. Nhưng họ đều vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm sự nhất trí trong ASEAN để nêu đích danh và phê phán hành vi của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, ngày 10/5/2014, ASEAN ra một tuyên bố riêng rẽ về Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố này né tránh việc lên án hành vi đơn phương của Trung Quốc.
Lo ngại về khả năng leo thang thành xung đột vũ trang, cả Việt Nam và Philippine đều tránh triển khai tàu chiến đến điểm nóng. Ở sự vụ giàn khoan, dù Việt Nam tuyên bố sẵn sàng sử dụng “mọi biện pháp cần thiết”, các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng nói rõ Việt Nam sẽ không nổ súng trước. Rõ ràng, rất khó để biện minh cho việc nổsúng trước trong luật pháp quốc tế. Nếu họ nổ súng, Mỹ cũng không cứu họ. Nếu một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, Việt Nam rõ ràng yếu thế trước hỏa lực từ không quân và hải quân của Trung Quốc. Như vậy, do không có bất kỳ sự hỗ trợ chiến lược nào đáng kể, Việt Nam buộc phải chọn giải pháp an toàn. Tại Đối thoại Shrangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam đã chọn “tông” phát biểu vừa phải, giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng giàn khoan trong khi nhấn mạnh mối quan hệ tổng thể tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc để kêu gọi Trung Quốc lùi bước.
Mỹ cần can dự mạnh mẽ hơn
Washington đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Thái Bình Dương qua chính sách “tái quân bình” với một loạt các biện pháp quân sự, kinh tế và ngoại giao. Mỹ cũng là nước lớn tiếng trong việc phê phán các hành động đơn phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa có một chiến lược toàn diện và lâu dài để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Mỹ để xu hướng hiện tại tiếp diễn, vị thế của họ ở Biển Đông sẽ bị suy giảm.
Trước nguy cơ thất thế ở một khu vực chiến lược trọng yếu, Mỹ nên thực hiện bốn biện pháp. Một là, Mỹ nên lên án và phản ứng mạnh mẽ trước các mưu đồ nhằm thay đổi nguyên trạng. Hai là, Mỹ nên có biện pháp cụthể để đảm bảo an toan hàng hải và thúc đẩy việc áp dụng nghiêm túc UNCLOS 1982. Mỹ nên có tuyên bố rõ hơn và mạnh hơn bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ba là, Mỹ nên thúc đẩy các cuộc thảo luận nghiêm túc về một bộ quy tắc ứng xử có ràng buộc và các giải pháp căn bản, lâu dài cho các tranh chấp. Mỹkhông nên đơn thương độc mã làm các việc trên, mà nên hợp tác với các chặt chẽ với các quốc gia yêu sách và các quốc gia sử dụng biển để xây dựng một trật tự pháp luật minh bạch và đáng tin cậy ở Biển Đông.
Bóng đang ở phía sân của Mỹ, và Mỹ cần phải một phản ứng quyết liệt hơn./.
Bản dịch từ bài gốc Tiếng Anh: South China Sea in China’s Grand Strategy, CSIS xuất bản tại:http://csis.org/files/publication/Pac1444.pdf
Người Trung Quốc thường nhìn chính trị quốc tế như một ván cờ lớn, trong đó mỗi nước đi là một phần trong chiến lược tổng thể để giành chiến thắng. Có ba điều quan trọng trong bàn cờ đó. Thứ nhất, sự bí mật và mưu kế là tối quan trọng để đánh bại đối một đối thủ mạnh hơn mình. Thứ hai, người Trung Quốc tính toán dài hạn, hướng đến thay đổi tiệm tiến hơn là có tính cách mạng, và tận dụng các cơ hội. Người Trung Quốc không thiếu kiên nhẫn như người Phương Tây. Họ có thể kiên nhẫn đợi chờ thời điểm chín muồi để hành động. Thứ ba, các chiến lược gia Trung Quốc không coi ‘chiến tranh’ là ưu tiên hàng đầu. Như Thomas G. Mahnken đã chỉ ra, người Trung Quốc tin rằng chiến lược chủ yếu nhằm tạo ra “thế” để không chiến mà thắng. Những hiểu biết này giúp phần nào giải mã những việc Trung Quốc đang làm ở Biển Đông.
Chiến lược lớn của Trung Quốc
Là một cường quốc đang trỗi dậy, Trung Quốc cần có các khu vực ảnh hưởng ở xung quanh biên giới (vùng đệm an ninh). Nói cách khác, Trung Quốc cuối cùng sẽ tìm mọi cách để đẩy Mỹ ra khỏi Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Do Trung Quốc không đủ khả năng ganh đua với Mỹ về quân sự, chiến lược lớn của Trung Quốc là tránh đối đầu trực diện với Mỹ, sử dụng áp lực để thu phục các nước láng giềng, buộc họ phải tự rời khỏi vòng tay của Mỹ.
Trong chiến lược lớn ấy, Biển Đông là đấu trường chính vì ba lý do. Một là Biển Đông là một vùng biển nửa kín án ngữ nhiều tuyến đường biển chủ chốt đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Thứ hai, các quốc gia vừa và nhỏ ở xung quanh Biển Đông có ít khả năng cưỡng lại sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Cuối cùng, sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông yếu hơn nhiều so với ở Biển Hoa Đông. Từ nhãn quan chiến lược của Trung Quốc, Biển Đông là yếu huyệt của toàn bộ hệ thống an ninh của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Bằng chứng cho mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông là yêu sách đường lưỡi bò. Yêu sách này không có cơsở pháp lý và trái với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc công khai yêu sách này tháng 5/2009 trong công hàm phản đối Báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia nộp lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc. Bất chấp sự chỉ trích và đề nghị giải thích của nhiều nước, Trung Quốc tránh né làm rõ ranh giới và bản chất của yêu sách đó. Sự mập mờ tạo ra mức độ linh hoạt lớn hơn cho Trung Quốc đểdiễn giải quyền và tài phán của nước này đối với một vùng biển rộng lớn mà Trung Quốc gọi là “vùng nước lịch sử’, chiếm tới 80% Biển Đông.
Trò chơi của Trung Quốc ở Biển Đông
Các sự vụ ở Biển Đông hé lộ một chiến lược tinh tế của Trung Quốc để chèn ép các quốc gia yêu sách khác ởđây. Chiến lược này có 4 thành tố. Thứ nhất, Trung Quốc phát triển một lực lượng hải quân đủ khả năng đểngăn chặn Mỹ ở bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, và cũng đủ sức để đè bẹp hải quân của các quốc gia Đông Nam Á.
Thứ hai, Trung Quốc sử dụng lực lượng tàu bán quân sự và dân sự làm phương tiện để thay đổi nguyên trạng. Đến nay, với các tàu cá và tàu chấp pháp, Trung Quốc đã giành được kiểm soát đối với bãi Trăng Khuyết (Scarborough Shoal) và đang tiến hành bao vây điểm đóng quân của Philippines ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).
Thứ ba, Trung Quốc sử dụng giàn khoan di động khổng lồ để kiểm soát không gian biển. Từ ngày 1/5/2014, TQ đã điều dàn khoan Hải Dương 981 và hơn 100 tàu đủ loại đến vùng nước Việt Nam tuyên bố vùng thềm lục địa hợp pháp của họ. Hải Dương 981 không đơn thuần là một giàn khoan dầu, mà nó còn là một cột mốc chủquyền.
Sự vụ giàn khoan 981 đáng báo động ở mức độ bạo lực. Các tàu cá và tàu chấp pháp của Trung Quốc, có sựyểm trợ của tàu chiến, không ngần ngại sử dụng cách “đánh nguội”, như đâm húc, sử dụng loa công suất lớn, và bắn vòi rồng, để phá hỏng và đe dọa các tàu đối phương. Máy bay của Trung Quốc bay ở tầm thấp để uy hiếp các thủy thủ Việt Nam. Va chạm và vòi rồng đã làm bị thương nhiều thủy thủ và làm nhiều tàu của Việt Nam hư hỏng.
Để bảo vệ giàn khoan, Trung Quốc đã tùy tiện áp đặt hạn chế đi lại ở quanh khu vực giàn khoan. Lúc đầu, Trung Quốc tuyên bố khu vực cấm tàu bè nước ngoài với bán kính 1 hải lý từ vị trí giàn khoan. Khoảng cách này sau đó được nâng lên thanh 3 hải lý. Trên biển, các tàu Trung Quốc chủ động thiết lập vùng cấm ở phạm vi 20-25 hải lý từ giàn khoan. Một tàu đánh cá của Việt Nam đã bị đâm chìm ở vị trí cách giàn khoan 17 hải lý.
Thứ tư, Trung Quốc sử dụng ngoại giao để đánh lạc hướng dư luận. Lãnh đạo Trung Quốc liên tục hứa hẹn “phát triển hòa bình”. Mặc dù chủ trương theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp qua con đường song phương, Trung Quốc từ chối thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền. Trung Quốc cũng trì hoãn các nỗ lực hướng đến xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử, mặc dù đây là một trong các cam kết trong Tuyên bố Ứng xử của các bênở Biển Đông ký năm 2002. Tại các hội nghị quốc tế, các quan chức và học giả Trung Quốc thường né tránh bàn luận chi tiết về cơ sở pháp lý của yêu sách đường lưỡi bò và đổ lỗi cho các bên tranh chấp khác cũng nhưMỹ là nguyên nhân buộc họ phải quyết đoán. Phát biểu của Tướnng Wang Guanzhong tại Đối thoại Shangri-La 13 vừa rồi là một ví dụ điển hình.
Trung Quốc đang buộc các đối thủ chơi ván cờ của họ, và ván cờ đó Trung Quốc có lợi thế. Các “va chạm nguội” có thể đủ để bẻ gãy ý chí của đối thủ nhỏ hơn trong khi tránh được sự can thiệp mạnh mẽ từ phía Mỹ.
Phản ứng của các nước trong khu vực
Các quốc gia yêu sách ở Biển Đông có ít “lá bài” để đáp trả Trung Quốc. Pháp lý là lựa chọn tốt cho Philippines, nhưng không phải cho Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Kinh tế Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Năm 2013, 28.1 % xuất khẩu của Việt Nam, phần lớn là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, là từ Trung Quốc. Nguy cơ từ các đòn trả đũa kinh tế và triển vọng mịt mờ của các con đường pháp lý làm cho lựa chọn này không hấp dẫn trong ngắn hạn. Trong khi đó, ở Việt Nam, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã biến thành bạo động gây lo ngại cho giới đầu tư nước ngoài. Chủ nghĩa dân tộc thực sự là một hòn than hồng rất dễ gây bỏng tay.
Cả Hà Nội và Manila đều cố gắng kêu gọi sự hỗ trợ của ASEAN. Nhưng họ đều vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm sự nhất trí trong ASEAN để nêu đích danh và phê phán hành vi của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, ngày 10/5/2014, ASEAN ra một tuyên bố riêng rẽ về Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố này né tránh việc lên án hành vi đơn phương của Trung Quốc.
Lo ngại về khả năng leo thang thành xung đột vũ trang, cả Việt Nam và Philippine đều tránh triển khai tàu chiến đến điểm nóng. Ở sự vụ giàn khoan, dù Việt Nam tuyên bố sẵn sàng sử dụng “mọi biện pháp cần thiết”, các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng nói rõ Việt Nam sẽ không nổ súng trước. Rõ ràng, rất khó để biện minh cho việc nổsúng trước trong luật pháp quốc tế. Nếu họ nổ súng, Mỹ cũng không cứu họ. Nếu một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, Việt Nam rõ ràng yếu thế trước hỏa lực từ không quân và hải quân của Trung Quốc. Như vậy, do không có bất kỳ sự hỗ trợ chiến lược nào đáng kể, Việt Nam buộc phải chọn giải pháp an toàn. Tại Đối thoại Shrangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam đã chọn “tông” phát biểu vừa phải, giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng giàn khoan trong khi nhấn mạnh mối quan hệ tổng thể tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc để kêu gọi Trung Quốc lùi bước.
Mỹ cần can dự mạnh mẽ hơn
Washington đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Thái Bình Dương qua chính sách “tái quân bình” với một loạt các biện pháp quân sự, kinh tế và ngoại giao. Mỹ cũng là nước lớn tiếng trong việc phê phán các hành động đơn phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa có một chiến lược toàn diện và lâu dài để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Mỹ để xu hướng hiện tại tiếp diễn, vị thế của họ ở Biển Đông sẽ bị suy giảm.
Trước nguy cơ thất thế ở một khu vực chiến lược trọng yếu, Mỹ nên thực hiện bốn biện pháp. Một là, Mỹ nên lên án và phản ứng mạnh mẽ trước các mưu đồ nhằm thay đổi nguyên trạng. Hai là, Mỹ nên có biện pháp cụthể để đảm bảo an toan hàng hải và thúc đẩy việc áp dụng nghiêm túc UNCLOS 1982. Mỹ nên có tuyên bố rõ hơn và mạnh hơn bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ba là, Mỹ nên thúc đẩy các cuộc thảo luận nghiêm túc về một bộ quy tắc ứng xử có ràng buộc và các giải pháp căn bản, lâu dài cho các tranh chấp. Mỹkhông nên đơn thương độc mã làm các việc trên, mà nên hợp tác với các chặt chẽ với các quốc gia yêu sách và các quốc gia sử dụng biển để xây dựng một trật tự pháp luật minh bạch và đáng tin cậy ở Biển Đông.
Bóng đang ở phía sân của Mỹ, và Mỹ cần phải một phản ứng quyết liệt hơn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét