NQL: Ông chủ nhiệm văn phòng QH giải thích như ri: "Chúng ta phải có sự phân biệt giữa lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm. Lấy phiếu là để đánh giá xem uy tín của anh thế nào. Còn nếu là bỏ phiếu thì dứt khoát chỉ có 2 mức tín nhiệm hay không."
Bây giờ mới biết QH có hai khái niệm bỏ phiếu và lấy phiếu, giống như lấy vợ và bỏ vợ vậy, hi hi. Vô lẽ ông này không biết muốn lấy phiếu thì phải bỏ phiếu?
Trao đổi tại tổ trong kỳ họp Quốc hội chiều 6/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ ý kiến của cá nhân ông về lấy phiếu tín nhiệm, đặc biệt về 3 mức tín nhiệm:
“… Trước hết cần phân biệt giữa lấy và bỏ phiếu tín nhiệm: Lấy phiếu tín nhiệm là để thăm dò, tham khảo trong đánh giá cán bộ. Bỏ phiếu tín nhiệm là bỏ phiếu bất tín nhiệm, làm tiếp hoặc thôi. Đến lúc phải tỏ thái độ bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm là đến bước đường cùng rồi, không thể chỉnh sửa được nữa, không tín nhiệm là nghỉ”…Ông cũng nhắc lại điều đã nói sau Hội nghị Trung ương 6 giữa tháng 10-2012, rằng: “Cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa, để cho mỗi cán bộ khi làm chức trách của mình thì tự soi, tự sửa là chính”.
Qua phát biểu trên đây, cho thấy biết bao góp ý, nhưng 3 mức tín nhiệm vãn giữ khư khư, không hề thay đổi. Mặc dù những góp ý rất khách quan và thực tế, nhưng vì bảo thủ hoặc vì sự trung dung mà vẫn để 3 mức. Nghiêm túc mà nói: Chỉ có tín nhiệm hay không tín nhiệm, 2 và chỉ 2 mà thôi – vậy mà cứ phair3? Hai (2) là sự dứt khoát để xem xét, đánh giá phảm chất, năng lực cán bộ đương chức đương quyền. Khi đã đẻ ra 3 mức là có sự lấp lửng, kiểu “lơi lơ con gà rừng”, Đó là kẽ hở để ‘cấp ủy’ có thẩm quyền ‘nâng lên, đặt xuống’ rồi không ít trường hợp lại được ù xọe hòa cả làng, “thế nhé, cảnh báo, cảnh tỉnh, rút kinh nghiệm, nếu nguyên ghế hay hất lên cao hơn cũng nên rút kinh nghiệm”. Cái kiểu ‘vỗ vai’, biện pháp nội bộ theo như TBT đã từng nói: “Trong tình dồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bô”…, lại được phát huy. Ông Vũ Như Cẩn, bà Nguyễn Y Vân lại được dịp cười như thỏ!
Ai cũng có thể suy ra được ‘cái gốc’ đẻ ra 3 mức là chừa ra ‘ô thoáng’ nhằm vận dụng cho hậu duệ, thế hệ, quan hệ, nhóm lợi ích… và cả dịch vụ chạy chọt, cái ‘phao cứu chức’ cho những vị quan về thực chất đã mất tín nhiệm. Cái ‘ô thoáng’ tại mức 2, nửa nạc nửa mỡ của ‘miếng 3 rọi’ được TBT lý giải rõ ràng: “Đến lúc phải tỏ thái độ bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm là đến bước đường cùng rồi, không thể chỉnh sửa được nữa…”. Thế đấy, ăn thua và trông chờ, có thể cần thì chạy chọt ở cái chỗ ‘chỉnh sửa’ ấy!
Lại còn chẻ chữ ra: ‘Lấy’ phiếu tín nhiệm và ‘bỏ’ phiếu tín nhiệm. Nghĩa của từ ‘lấy’ và ‘bỏ’ sao nó nửa dơi nửa chuột. Nó rất nhập nhoạng màn đêm, mờ ảo, không rõ nghĩa, trong khi nội dung chỉ là một. Phê bình, tự phê bình đã trầy trật, đã rất hình thức, mất nhiều thời gian và cả kinh phí họp hành, chẳng đi đến đâu – “Ông có dám phê bình tôi không?” – “Tôi cũng thách đấy, ông có dám phê bình tôi không; ông lôi tôi ra, thì tôi đâu có ngán gì ma không lôi ông ra?!” – “Hóa ra, ta với ta cả mà…hề hề”. Cái 'ô thoáng' quá rộng thực chất là 'cửa thoát' để xử lý nội bộ. Ông với tôi, ai hơn ai? Vậy ai bỏ phiếu cho ai? Mà mấy ai dám bỏ phiếu không tín nhiệm? Bởi vì, như TBT nói: "Không tín nhiệm thì cho nghỉ". Nếu ai đó nghỉ thì Nhóm lợi ích mất đi "sức chiến đấu", chịu suy giảm quyền lợi?! Ai dại gì tự lấy đá ghè chân mình?
Có tín nhiệm hay không tín nhiệm thì ‘lấy phiếu’ hay ‘bỏ phiếu’ thì cả nội hàm và ngoại diên cũng nằm trong cái “đại cục” ấy, có gì mà GS, TBT phải chẻ chữ để rồi mất công giải nghĩa cho có tính ‘khách quan, biện chững’? Còn ai bỏ phiếu tín nhiệm cho ai? Rà soát lại, đại biểu Quốc hội và Ủy viên Trung ương Đảng đều là hai vị thế, chức danh trong một. Phần nhiều đã là Ủy viên Trung ương Đảng thì không thể vắng trong danh sách bầu đại biểu Quóc hội. Cũng là ta với ta cả mà. Cũng con người ấy, chỉ là sang phòng khác, ngồi cái ghế khác mà thôi. Đưa ra Quốc hội chỉ là hình thức, gọi là có “dân chủ”, khách quan.
Một điểm nữa, TBT nói cũng y hệt như Chủ tịch Quốc hội Nguyến Sinh Hùng: “Kỷ luật hết lấy ai mà làm việc”, nay TBT nói: “Không tín nhiệm thì nghỉ”. Đúng thôi, vì đã là “bộ phận không nhỏ suy thoái, biến chất, tham nhũng”, ‘không nhỏ’ tức là lớn, mà đã ‘bộ phận lớn’ thì ít nhất cũng quá bán. Cái số ‘quá bán’ ấy luôn luôn đặt búa liềm lên trán, nằm ngay đầu lưỡi mỗi khi lên bục, nhưng trái tim không con chút nhịp đập nào cộng sản, mà đã và đang cộng tài sản của dân của nước để không gững nâng ‘cái tổng túi riêng’, đừng hòng kêu gọi họ “vì dân vì nước”! Rồi sẽ rất hiếm hoi những 'quan tham' và 'quan dốt' phải nghỉ - " nghỉ hết thì lấy ai mà làm việc?"...Nếu hỏi dân thì không còn tín nhiệm gần cả 100%. TBT cũng nói rất thật, nhưng liệu rằng có ai phải “nghỉ”? Bới cùng lắm là đưa vào ‘ô thoáng’ (mức 2), ta với ta cả mà, đâu dám hạ bút vào lá phiếu cái mức 3? Thế nên, chưa phải mức 3 thì TBT đã “hữu lộ thông” rằng: “Cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa…là chính…Trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ” (!?). Đã biết vậy, như TBT nói sẽ rất…rất chi là ít ‘quan nhớn’ bị bỏ phiếu không tín nhiệm. Thế nên, sau mấy lần bỏ phiếu, đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp vẫn được tín nhiệm, cùng lắm là mức 2 như đã nêu trên. Đảng ta như thế, qua bỏ phiếu tín nhiệm còn rất chi là vững vàng. Cứ soi vào đó, sức mạnh chiến đấu của đảng còn rất cao, còn ‘trong sạch, vững mạnh’. Như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Không chỉ một con sâu mà cả bầy sâu…”. “Cả bầy sâu”, nhiều bầy đấy, nhưng gần 3 năm qua sau Hội nghị TW4, bắt sâu…khó quá!
Dù vậy TBT cho đó là thành công, ông nói: ... "răn đe thế là sợ...Trên thực tế, vừa rồi cũng khối anh sợ và có điều chỉnh thật, có điều thừa nhận hay không thôi. Thế nên 3 mức là để anh biết mình đang ở mức nào trong sự tín nhiệm của tập thể". Nhưng, thực ra, cái "tập thể" đó lại chưa phải là NHÂN DÂN. Hóa ra, cái ‘ô thoáng’ rất rộng.
Bùi Văn Bồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét