Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Lịch sử ra đời đầy đau thương của ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 - THIÊN ĐƯỜNG CỦA THIẾU NHI VIỆT NAM


  • Vào rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
    Với trách nhiệm thiêng liêng và cao quý của mình, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.
    Tiếp theo, tháng 4 năm 1952 tại Viên ( thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả Chính phủ các nước đặt ra những Pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh.
    Đến năm 1955, Đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Matxacơva đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hoà bình bền vững trên đất nước.
    Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1 – 6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.
    bao ve tre em

    Bảo vệ trẻ em
  • 2
    Ngày quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam
    Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em- Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Từ 15/5 đến 30/6 được coi là Tháng Hành động vì trẻ em Việt Nam.
    lich-su-ra-doi-cua-ngay-quoc-te-thieu-nhi-1-6-2
    Đất nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1 tháng 6 và Tết Trung thu hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước, Bác gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác viết: “Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được học hành, được vui sướng…”. Cũng từ đó, hàng năm cứ đến ngày 1 tháng 6 và Tết Trung thu, thiếu nhi cả nước ta lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ. Bác Hồ luôn hết sức quan tâm dạy bảo các cháu nên người, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Nguồn:  Tin mới/Người đưa tin

Nhật Ký mở lần 96
31/5/2014 viết nhân Ngày 1/6/2014
ĐÂY THIÊN ĐƯỜNG CỦA THIẾU NHI VIỆT NAM ĐƯỢC SỰ CHIẾU CỐ ĐẶC BIỆT CỦA ĐOẢNG-NHÀ LƯỚC!

Nhân ngày quốc tế Thiếu Nhi 1/6 định viết một bài vạch ra Sự Thật bị dấu diếm trắng trợn về đời sống cực khổ chưa từng có trên thế giới hiện đại này của đa số thiếu nhi nông thôn và miền núi Việt Nam… …
Nhưng xét lại, thấy mọi lời nói cũng không thể có sức tố cáo mạnh mẽ và xác thực bằng một loạt hình ảnh sau đây...
Xin mọi người có lương tâm trên thế giới hãy góp sức bằng mọi cách để giải phóng các cháu tội nghiệp này khỏi kiếp người nhưng cực khổ còn hơn con vật!
Xin Chúa hãy cứu vớt hàng triệu sinh vật nhỏ bé đáng thương này!
Xin Chúa hãy trừng phạt những kẻ đã đẩy các cháu vào con đường đau khổ này mà vẫn trâng tráo tuyên bố tình hình xã hội, sự quan tâm đến các cháu thiếu nhi, tương lai của đất nước đã được nâng cao không ngừng!!!

đâu phải chỉ có trâu làm kiếp kéo cày...

cấy lúa
gùi củi
áo quần đâu mà che thân
đoảng nhà lướt lo cho em như thế này sao???
lao động nặng
các bé lớn hơn cũng chẳng hơn gì
đoảng nhà lướt ở đâu rồi nhỉ
móc rác
hái củi
ra chợ với Mẹ
đu dây như làm xiếc để tới trường
đáng gọi là nhà không?
chỉ cơm trắng thôi cũng ăn
mạo hiểm để đi học, cảnh mà người thành thị không bao giờ dám
bới rác mưu sinh
tin nổi không??? trẻ em lên 5 xã nghĩa ưu việt!
an toàn giao thông đây sao?
Chiếc bát em bé cầm trên tay chứa món mèn mén, đây là một đặc sản của núi rừng Tây Bắc nhưng khi ăn vào nó thì cứ nghèn nghẹn chẳng khác gì bát "chè khoán" của bà cụ Tứ trong truyện "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân
cả nước sạch cũng không có mà uống nữa
trong cái lạnh ghê hồn của núi rừng Tây Bắc
đúng là chỉ cơm rau
Những đứa trẻ ngủ thiếu chân trên tấm ván được chắp vá từ những thanh gỗ nhỏ
chỉ cơm rau và nước muối
trong cái lạnh ghê hồn của núi rừng Tây Bắc
trong cái lạnh ghê hồn của núi rừng Tây Bắc
lao động nặng như người lớn
móc rác 
vác đá
chị cũng lạnh làm sao sưởi được em?
con chó còn sung sướng hơn em vì nó có bộ lông trời cho
mới lên 3 đã biết đi bắt ếch
và cô độc, buồn thảm
ăn tại bàn học
và ngủ cũng trong lớp
1 căn phòng nhỏ xíu chứa tới 25 em 
đu dây qua sông
nước uống của em đây sao?
chưa tới 10 tuổi đã làm dân chài
và vác gạch như người lớn
cả đào đá núi
gánh lúa khi chưa tới 3 tuổi
vác đá vác gạch làm công bất kể là trai hay gái
Nhất Sĩ Bảo Thu
Nguồn Tô Hải's Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét