Thủ tướng của Nhật Bản cho biết nước ông sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong vấn đề an ninh khu vực và hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Shinzo Abe nhận định tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Hội nghị thượng đỉnh ba ngày giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á, và diễn ra giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Các quan chức Trung Quốc cho biết ông Abe đã sử dụng “huyền thoại” về một mối đe dọa từ Trung Quốc để tăng cường chính sách an ninh của Nhật Bản.
Quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc cũng đang căng thẳng trên một quần đảo có tranh chấp ở biển phía Đông Trung Quốc.
‘Biển và bầu trời’
Thủ tướng Abe đã đọc bài phát biểu chính tại Đối thoại Shangri-La, còn được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, vào hôm thứ Sáu.
Nhật Bản, ông nói, sẽ đóng một
“vai trò chủ động hơn trong tườ trước cho đến bây giờ trong việc kiến tạo hòa bình ở châu Á và trên thế giới. Nhật Bản sẽ hỗ trợ hết sức cho những nỗ lực của các nước trong khối ASEAN [Hiệp hội các nước Đông Nam Á] trong việc đảm bảo sự an toàn của các vùng biển và bầu trời.”
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Fu Ying (giữa) cho biết Tokyo, chư không phải Bắc Kinh, đang đe dọa an ninh khu vực
Ông Abe nói thêm rằng ông ủng hộ những nỗ lực của Philippines và Việt Nam để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Đầu tháng này, Thủ tướng Nhật Bản yêu cầu có giải thích mới của hiến pháp của Nhật, mà hiện nay cấm “đe dọa hoặc sử dụng vũ lực” để giải quyết tranh chấp quốc tế.
Trung Quốc, có một phần lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai, đã chỉ trích động thái này.
Thứ sáu, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Fu Ying, cũng có mặt tại hội nghị cho biết, ông Abe đã “cố gắng thay đổi chính sách về an ninh của Nhật Bản” một hành động gây “lo lắng cho khu vực”.
Ông Abe đã làm trầm trọng thêm sự căng thẳng trong khu vực và “huyền thoại” cho rằng Trung Quốc đã “là một mối đe dọa cho Nhật Bản”, bà nói thêm.
Giới phân tích nói rằng mặc dù một số nước thành viên ASEAN sẽ miễn cưỡng phản đối Trung Quốc vì quan hệ kinh tế và chính trị của họ, những nước khác có lẽ sẽ đón chào vai trò lớn hơn của Nhật Bản.
‘Quá cường điệu’
Tiếp tục gây lo lắng cho các nước láng giềng sau khi tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở biển phía đông, Trung Quốc vẫn giữ một lập trường đối đầu trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, phóng viên BBC Sharanjit Leyl Singapo đưa tin.
Diễn đàn (Đối thoại Shangri-La) là cơ hội cho các đại biểu cao cấp của khu vực gặp mặt và tìm cách giải quyết căng thẳng, phóng viên của BBC cho biết thêm.
Bắc Kinh tuyên bố một khu vực rộng hình chữ U trên Biển Đông bao gồm khu vực thuộc nhiều quốc gia Đông Nam Á khác và nói đó là lãnh thổ của họ.
Phân tích: Jonathan Marcus, BBC Phóng viên ngoại giao
Ông Abe muốn đẩy mạnh hỗ trợ cho các nước đang bị kẹt cứng trong các cuộc tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh. Ông lên án những người muốn “thay đổi tình trạng hiện tại” bằng cách ra lệnh cho người khác – đây là một nhát đâm vào Trung Quốc.
Ông Abe muốn thay đổi sự đồng thuận của Nhật Bản sau chiến tranh để Nhật có thể có một vai trò tích cực hơn trong phòng thủ tập thể. Và nó không chỉ là những gì ông Abe nói – mà (quan trọng) là nơi ông công bố.
Ở châu Á không có tổ chức an ninh tập thể như NATO của châu Âu và do đó các hội nghị được gọi là Đối thoại Shangri-La hàng năm đã trở thành “sự kiện” chính về an ninh trong khu vực.
Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Nhật Bản đọc bài phát biểu chính – một dấu hiệu chắc chắn rằng ông Abe muốn Nhật Bản sẽ có một vai trò lớn hơn trong các cuộc tranh luận rộng lớn hơn về an ninh khu vực.
Hôm thứ Ba, một chiếc thuyền đánh cá Việt Nam bị chìm sau khi va chạm với một tàu Trung Quốc gần giàn khoan HS-981 đang gây tranh cãi trong Biển Đông, và cả hai nước đổ lỗi cho nhau.
Việt Nam đã phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan dầu của họ vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại một địa điểm gần quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, Philippines đang trong tiến trình đưa Trung Quốc ra tòa án của Liên Hợp Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết ông sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh để nâng cao vấn đề “mà chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang quá cường điệu và gây ra những thách thức mới.”
DCVOnline – Tin và phân tích của BBC
© 2014 DCVOnline
Nguồn: Shangri-La dialogue: Japan PM Abe urges security role. By COLIN CLARK. Breaking DEFENSE. May 13, 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét