Lần này mình gửi đến các bạn 1 trường hợp khác: 1 bà mẹ VN có 4 người con trai... 2 ng con trai cả là viên chức và sĩ quan VNCH, còn 2 ng con còn lại là cán bộ và sĩ quan cộng sản
o)o
[]
Mẹ Việt Nam suốt đời thương xót mong ngóng những đứa con đi xa – Cụ Lợi là người Huế, đã ngoài 80 tuổi, trước năm 1975 cụ sống với gia đình người con trai là Đại-tá Biệt Động Quân với những cháu nội cũng là những sĩ quan cấp Úy, ngưòi con cả của cụ là một giám đốc cảnh sát. Ai cũng bảo cụ sướng, con cháu thàng công hạnh phúc một nhà, nhưng cụ vẫn buồn, vẫn như ngóng trông một hình ảnh nào đó, càng về già cái chết gần kề, cụ càng buồn. Ngày “giải phóng” cụ lanh lợi hoạt bát trở lại, cụ ra vào ngóng trông, cái ngóng trông bồn chồn, không như sự mong ngóng bâng quơ như trước. Rồi mọi người trong cư xá mới biết nguyên do, hai người con trai của cụ từ miền Bắc vào tiếp thu Saigon, một người là Cục Trưởng, một người là Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn. Ai cũng bảo cụ Lợi có phước, thời buổi nào cũng có con làm lớn trong chánh quyền.
Nỗi vui không bao lâu thì cụ buồn trở lại, lần này cụ buồn rũ rượi, hai con và ba đứa cháu của cụ đi trình diện học tập, cụ nghe nói họ đi 10 ngày hoặc một tháng sẽ trở về, một tháng trôi qua, con cháu cả thẩy 5 người không ai về. Không phải lần đầu xa con nhưng lần này cụ linh cảm điều gì hay là cụ nghĩ cụ đã quá già già, e rằng ngày nằm xuống không đủ mặt con cháu.
Cụ nhắc nhở hai người con cách mạng làm bảo lãnh cho anh cho cháu, con trai cụ cứ ậm ờ hứa hẹn.
Qua một tháng theo thông cáo, con cháu cụ không ai về, cụ vừa buồn vừa tức, thời buổi chi con người gian dối, làm vua làm quan cha mẹ dân, cần phải giữ chữ tín để dân tin cậy, đằng này chỉ lừa gạt. Đời cụ hơn 80 tuổi, đã sống trải qua nhiều thời kỳ đổi thay của lịch sử cũng như trong gia đình cụ. Cụ Lợi ông trước làm đến lãnh binh, cụ ông mất sớm để lại cho cụ 4 người con trai lúc cụ chưa đến 30 tuổi. Một bàn tay tảo tần với vài mẫu ruộng Vua ban và một cái vườn trồng cây ăn trái trong nội thành Huế, cụ đã ở vậy nuôi con – đứa nào cũng thành danh, nói không phụ, một phần nhờ người con cả đã sớm thi đậu đi làm để phụ giúp cụ nuôi dạy các em . Cụ không được đi học nhưng cụ dạy các con những điều cụ đã được dạy: Trung hiếu, tiết, nghĩa, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, những điều gia giáo cụ nhớ đến đâu nói đến đó để rèn dạy các con.
Gặp người con Thiếu tướng về thăm, cụ hỏi: “Sao con không lãnh hai anh con về để mẹ trông, không biết mẹ chết hôm mai thế nào đây, thời gian hứa hẹn một tháng qua rồi, chính quyền gì mà lạ, cái chính quyền mà dối dân e không có bền đâu”.
Dường như mỗi lần bị mẹ hối thúc là người con thiếu tướng bực mình, hôm nay mẹ lại nói cá lời có vẻ “phản động”, anh Thiếu tướng tức giận nói:
– Hai anh và tụi nhỏ đều có nợ máu, họ phải học tập lâu dài cho hết tội rồi mới lãnh được.
Cụ Lợi nghe nói nợ máu nợ mủ, cụ hơi giận nói:
– Anh nói gì nợ máu, chúng nó đi lính thì phải đánh nhau, như anh phải đánh nhau mới lên quan lên tướng – chúng nó có giết người cướp của đâu mà anh nói nợ máu.
- Nợ máu với nhân dân, với cách mạng, mẹ có biết là vì quan hệ với tụi ác ôn đó mà tôi chậm vào đảng, chậm thăng chức hay không?
- À thì ra anh sợ mất công danh, ai nợ máu với ác ôn, không có nợ máu ác ôn ai giúp tôi nuôi anh ăn học.
- Mẹ đẻ tôi ra, mẹ phải nuôi, mà mẹ có muốn đẻ tôi ra đâu, cha mẹ hưởng khoái lạc rồi đẻ ra tôi ra, cha mẹ có ý thức đẻ tôi ra đâu.
- Thôi anh đi đi, anh đi khuất mắt tôi, tôi tưởng người không học mới ăn nói như anh, ai ngờ anh nói thế.
- Bà đuổi tôi, bà có chết tôi cũng không về đâu, tôi không khóc đâu.
Lúc đó người con cục trưởng mới nói vào:
- Sao chú nói thế, rồi thì mẹ sẽ hiểu, học tập cải tạo lâu dài anh em mình không bảo lãnh được, Sao chú nói mẹ chết chú không khóc. Hồi Bác Hồ chết, chú khóc những bảy ngày, nhiều nhất đơn vị, ai cũng khen chú có hiếu với Bác, từ đó đường công danh của chú rộng mở hơn.
- Thì anh cũng khóc đến năm ngày.
Người con Thiếu tướng trả lời.
Cụ Lợi không nghe hai người con đối đáp, vì tai cụ ù lên, mắt cụ nhòa – nhưng hàng xóm nghe thấy hết cuộc cãi nhau của mẹ con cụ – người trong cư xá mới biết đượn thêm là ở ngoài Bắc khóc Bác Hồ là để thăng quan.
Cụ Lợi nằm bệnh chỉ nửa tháng qua đời, cuộc đời cụ lúc nào cũng trông ngóng những đứa con ở xa, cụ trông con suốt cả đời, nhưng lần này cụ Lợi ngã gục hẳn vì cụ quá già, quá mỏi mòn không còn đủ sức để chờ những đứa con cải tạo trở về.
Hôm đám cụ, bà con lối xóm đi thật đông, không có người con mang quân hàm Thiếu tướng Việt Cộng, lần này anh giữ đúng lời hứa, mẹ chết anh không về khóc.
(trích từ Trại Kiên Giam - Nguyễn Chí Thiệp)
Câu chuyện nội chiến (1)
CÂU CHUYỆN NỘI CHIẾN: cha là thủ tướng VNCH, con là đại uý Cộng sản
- Người cha là cố thủ tướng VNCH Trần Văn Hương
- Người con là đại uý CS Lưu Vĩnh Châu, tên thật Trần Văn Dõi
- Người con là đại uý CS Lưu Vĩnh Châu, tên thật Trần Văn Dõi
Ko nhiều người biết rằng ngày trước ông Trần Văn Hương từng là Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Tây Ninh của Việt Minh, khi đó người con của ông là Trần Văn Dõi cũng theo cha tham gia Vệ quốc đoàn tỉnh tây Ninh.
Năm 1946, Vì bất mãn việc Việt Minh thủ tiêu, thanh trừng nhiều trí thức yêu nước ko cộng sản, ông Hương đã ly khai khỏi Việt Minh, tuyên bố ko phục vụ cho Việt Minh nữa... trong khi ng con của ông đã tập kết ra bắc trước khi ông rời khỏi VM
Sau khi ra bắc, người con bặt tin nhà, ko biết tình hình cha mình sống chết ra sao. 1948 đổi tên thành Lưu Vĩnh Châu và đến 1954 tham gia trận chiến Điện Biên Phủ, chiến thắng ông đc phong quân hàm đại uý
Người cha ở miền nam sau 1954 tham gia hoạf động dân sự xã hội, từng tham gia nhóm phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm... qua nhiều thăng trầm đắc cử chức vụ thủ tướng vào năm 1964
Là thủ tướng của VNCH, thế mà người con ở ngoài bắc ko biết tin gì. Chính quyền Bắc Việt bưng bít thông tin kín mít, đến nỗi những vị nguyên thủ quốc gia của miền nam là ai, ra sao người dân ngoài bắc ko có 1 thông tin ngoài những cái tên đứng đầu như Diệm - Thiệu. Mãi đến năm 1968, qua một người bạn từ Nam Bộ ra, người con khi đó là Lưu Vĩnh Châu mới biết tin cha mình còn sống và là Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn. Một nỗi niềm giằng xé tâm can ông...
(Nguồn tin tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét