Trước đây đảng CS Thái Lan là đảng CS lớn thứ nhì tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau đảng CS Việt Nam. Cho đến nay đảng CS Thái Lan còn hay mất và sự ta rã của đảng CS Thái Lan đã diễn ra thế nào?
Mục tiêu lật đổ Hoàng gia
Đảng CS Thái Lan, một đảng chính trị bất hợp pháp thành lập ngày 1.12.1942, nhưng tiền thân của nó là đảng Cộng sản Xiêm. Đảng này do ông Hồ Chí Minh, vào năm 1929 đã hợp nhất hai tổ chức cộng sản của người Hoa và người Việt đã có từ trước đó trên đất Thái Lan. Với chủ trương lật đổ Hoàng gia Thái bằng bạo lực.
Cũng như các đảng cộng sản khác ở Á châu bấy giờ, đảng CS Thái Lan theo đuổi chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Với lực lượng là thành phần nông dân và dân nghèo.
Đảng CS Thái Lan lúc đầu dưới sự yểm trợ bằng tiền của quốc tế cộng sản, sau này là bằng cả tiền và vũ khí của cộng sản Trung quốc và Việt nam, thông qua các đảng CS từ các nước Campuchia, Lào, Malaysia...
Đảng CS Thái Lan lúc đầu dưới sự yểm trợ bằng tiền của quốc tế cộng sản, sau này là bằng cả tiền và vũ khí của cộng sản Trung quốc và Việt nam, thông qua các đảng CS từ các nước Campuchia, Lào, Malaysia...
Nguyên nhân của việc dân chúng theo CS, một cựu thành viên đảng CS Thái Lan, hiện là một học giả nghiên cứu tự do xin không tiết lộ danh tính cho biết:
“Sự ra đời của đảng CS Thái với mục đích đấu tranh cho bình đẳng giai cấp không là mấy, mà mục tiêu cơ bản nhất của họ là lật đổ Hoàng gia Thái Lan. Nhưng các lãnh tụ CS Thái Lan đã thông qua việc lợi dụng lòng ham muốn vật chất của dân nghèo. Mà theo họ, đã có sự bất công, thiếu công bằng trong việc sử dụng nguồn lợi giữa các nhóm người trong xã hội, việc này cần phải được bình đẳng hơn thông qua một cuộc cách mạng…”
Sự ra đời của đảng CS Thái với mục đích đấu tranh cho bình đẳng giai cấp không là mấy, mà mục tiêu cơ bản nhất của họ là lật đổ Hoàng gia Thái Lan.
-Cựu thành viên đảng CS Thái
Sau khi đảng CS Xiêm ra đời, đảng này đã phát triển nhanh chóng và lôi kéo được thành phần dân nghèo. Song trước sự khủng bố và đàn áp gắt gao của chính quyền, phong trào đã nhiều lúc tưởng chừng bị tan rã. Để đối phó, lãnh đạo đảng CS Xiêm đã chọn lựa, đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới, chuẩn bị cho sự ra đời của đảng CS Thái Lan vào ngày 1.12.1942
Năm 1948 theo tài liệu lưu trữ, đảng CS Thái có khoảng 3.000 đảng viên và được sự ủng hộ lớn của nông dân và dân nghèo. Thời kỳ này, đảng Cộng sản Thái Lan hoạt động âm thầm trong bí mật, không có gì nổi trội. Tuy nhiên họ cũng chịu sự khủng bố gắt gao từ phía chính quyền Thái Lan.
Năm 1948 theo tài liệu lưu trữ, đảng CS Thái có khoảng 3.000 đảng viên và được sự ủng hộ lớn của nông dân và dân nghèo. Thời kỳ này, đảng Cộng sản Thái Lan hoạt động âm thầm trong bí mật, không có gì nổi trội. Tuy nhiên họ cũng chịu sự khủng bố gắt gao từ phía chính quyền Thái Lan.
Đảng Cộng sản Thái Lan đã tham dự đại hội toàn quốc lần hai của đảng CS Việt Nam và tham gia cuộc họp Quốc tế của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế vào năm 1960 tại Moscow. Tại hội nghị này, khi xảy ra mâu thuẫn giữa Liên xô và Trung quốc thì đảng CS Thái Lan đã ngả theo Trung quốc.
Số lượng đảng viên và quần chúng ủng hộ của đảng CS Thái Lan lúc đó tương đối lớn, các tổ chức của đảng này đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thuộc miền Bắc, Đông Bắc và miền Nam Thái Lan, kể cả thủ đô Bangkok.
Kể từ năm 1965, khi Quân đội giải phóng nhân dân Thái Lan được thành lập, thì việc sử dụng vũ trang trở thành phương cách đấu tranh chính thức.
Số lượng đảng viên và quần chúng ủng hộ của đảng CS Thái Lan lúc đó tương đối lớn, các tổ chức của đảng này đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thuộc miền Bắc, Đông Bắc và miền Nam Thái Lan, kể cả thủ đô Bangkok.
Kể từ năm 1965, khi Quân đội giải phóng nhân dân Thái Lan được thành lập, thì việc sử dụng vũ trang trở thành phương cách đấu tranh chính thức.
Từ đó với sự yểm trợ của các nước cộng sản trong khu vực, thế và lực của đảng Cộng sản Thái Lan đã trở nên rất mạnh, đặc biệt kể từ năm 1969 đảng này đã thành lập Mặt trận yêu nước Thái Lan.
Lúc này dân chúng và học sinh sinh viên theo CS Thái rất đông,
nhất là sau hai vụ bạo động của sinh viên ở thủ đô Bangkok vào các ngày 14.10.1976 và 6.10.1979, khi chính quyền Thái Lan phải thẳng tay trấn áp đẫm máu.
nhất là sau hai vụ bạo động của sinh viên ở thủ đô Bangkok vào các ngày 14.10.1976 và 6.10.1979, khi chính quyền Thái Lan phải thẳng tay trấn áp đẫm máu.
Hậu quả của vấn đề này một GS. hiện là chuyên gia đặc biệt của Viện nghiên cứu thuộc trường Đại học Rachphat Ubonrachthani xin dấu tên cho biết:
“Những người theo CS là những người chịu hậu quả của thể chế chính trị lúc đó, khiến cho họ không thể tồn tại trong đời sống xã hội như người bình thường. Để tồn tại, thì họ chỉ còn cách bỏ vào rừng và cầm súng chống lại để chứng tỏ họ không chấp nhận chính quyền. Cũng như không chấp nhận chính quyền thì bỏ vào rừng là lựa chọn duy nhất. Quan trọng là lý thuyết cộng sản lúc đó lại là lời giải và lối thoát đối với họ…”
Tại thời điểm năm 1977, đảng Cộng sản Thái Lan đã chính thức xây dựng Liên minh các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và tự do của Thái Lan, với Quân đội giải phóng nhân dân Thái Lan là chủ lực.
Thời điểm này số đảng viên cộng sản và phiến quân của đảng Cộng sản Thái Lan ước chừng gần một vạn người, và khoảng một triệu người ủng hộ. Đặc biệt trong giai đoạn này một nửa các thành phố Thái Lan đã bị cộng sản xâm nhập. Việc này đã khiến cả phía chính quyền và Hoàng gia Thái Lan đã thực sự lo ngại.
Thời điểm này số đảng viên cộng sản và phiến quân của đảng Cộng sản Thái Lan ước chừng gần một vạn người, và khoảng một triệu người ủng hộ. Đặc biệt trong giai đoạn này một nửa các thành phố Thái Lan đã bị cộng sản xâm nhập. Việc này đã khiến cả phía chính quyền và Hoàng gia Thái Lan đã thực sự lo ngại.
Chính thức tan rã
Bước ngoặt dẫn tới sự phân rã của đảng Cộng sản Thái Lan là từ khi Việt nam đưa quân sang xâm lược Campuchia năm 1979. Hoàn cảnh quốc tế đã thay đổi, buộc chính quyền CS Lào phải cấm đảng CS Thái Lan sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ kháng chiến như trước đây. Đồng thời quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Thái Lan - Trung Quốc được tái lập.
Năm 1980 chính phủ Thái Lan thông qua nghị định số 66/2521 ân xá cho các thành viên CS Thái Lan về chiêu hồi.
Năm 1980 chính phủ Thái Lan thông qua nghị định số 66/2521 ân xá cho các thành viên CS Thái Lan về chiêu hồi.
Những người theo CS là những người chịu hậu quả của thể chế chính trị lúc đó, khiến cho họ không thể tồn tại trong đời sống xã hội như người bình thường.
-Một Giáo sư dấu tên
Tháng 4/1981 lãnh đạo cộng sản Thái Lan đề nghị được đàm phán hòa bình với chính quyền và chấp nhận yêu cầu bỏ vũ khí trước khi khởi sự việc đàm phán. Tháng 10.1981, tướng Chawalit Yongchaiyud tuyên bố cuộc chiến chống các lực lượng CS Thái Lan đã kết thúc.
Đến năm 1982, Thủ tướng Prem Tinsulanonda đã ký ban hành nghị định 65/2525 tiếp tục ân xá cho các phiến quân CS Thái Lan còn lại. Kèm theo các chính sách ưu đãi như cấp đất, xây nhà và hỗ trợ trong việc ổn định đời sống. Điều đó đã khiến lực lượng của đảng Cộng sản Thái Lan suy sụp nhanh chóng.
Cũng trong thời gian này hai thủ lãnh cao cấp của CS Thái Lan đã bị quân đội chính phủ bắt giữ. Tổ chức đảng CS Thái Lan chính thức tan rã, tuy nhiên ý thức hệ cộng sản chưa mất hẳn. Tới nay vẫn còn lẩn quất trong suy nghĩ của một nhóm người ở nông thôn vùng Đông Bắc, nơi được coi là lãnh địa của lực lượng Áo đỏ.
Đến năm 1982, Thủ tướng Prem Tinsulanonda đã ký ban hành nghị định 65/2525 tiếp tục ân xá cho các phiến quân CS Thái Lan còn lại. Kèm theo các chính sách ưu đãi như cấp đất, xây nhà và hỗ trợ trong việc ổn định đời sống. Điều đó đã khiến lực lượng của đảng Cộng sản Thái Lan suy sụp nhanh chóng.
Cũng trong thời gian này hai thủ lãnh cao cấp của CS Thái Lan đã bị quân đội chính phủ bắt giữ. Tổ chức đảng CS Thái Lan chính thức tan rã, tuy nhiên ý thức hệ cộng sản chưa mất hẳn. Tới nay vẫn còn lẩn quất trong suy nghĩ của một nhóm người ở nông thôn vùng Đông Bắc, nơi được coi là lãnh địa của lực lượng Áo đỏ.
Các thành viên CS đã ra chiêu hồi đến nay vẫn hoạt động trong tổ chức "Chung tay xây dựng và phát triển dân tộc Thái", một tổ chức quần chúng hoạt động hợp pháp ở Thái Lan. Hiện có nhiều người đang tham gia các đảng chính trị và là Dân biểu Quốc hội.
Sự tan rã của đảng Cộng sản Thái Lan một phần do tác động của các yếu tố quốc tế mang lại. Song về cơ bản yếu tố quyết định là các chính sách hợp lòng người của chính quyền Thái Lan, đã đánh trúng mong muốn của những thành viên phiến quân cộng sản ở mọi cấp.
Một khi con người ta được đánh đổi lại bằng một cuộc sống bình thường, của một con người tự do thì mọi lý tưởng cũng chỉ là thứ xa hoa và phù phiếm.
(Đây là một vấn đề nhạy cảm ở Thái Lan, vì có phần nào liên quan đến Hoàng gia Thái Lan nên các nhân chứng đề nghị được giấu tên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét