Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Trần Quang Thành: Đại học New York chịu thua TQ

Trà Mi

chenTrần Quang Thành sẽ tiếp tục đời sinh viên du học và viết sách ở một đại học khác hay ông sẽ về lại TQ? NYU có bị chính quyền Hoa Lục ép đuổi sinh viên như ông Chen tuyên bố hay không? Đại học Mỹ bị áp lực của đồng đô-la Trung quốc đến mức nào? Đó là những câu hỏi chưa có trả lời dứt khoát.
Chuyện cũ
Từ 2010, sau khi hết hạn tù 4 năm vì tội “cản trở giao thông và phá hoại tài sản quốc gia” ông Chen Guangcheng (Trần Quang Thành) đã bị giam lỏng tại nhà – ở Sơn Đông – với vợ, bà Viên Vĩ Tính (Yuan Weijing), và con gái 7 tuổi, Chen Kesi (Trần Khắc Ti). Con trai lớn hơn, Kerui (Khoa Thuỵ) bị đưa đi sống xa cha mẹ ở một làng khác với bà con.
TTrần Quang Tahfnh trong buổi nói chuyện ở New York (May 31, 2012). Nguồn ảnh: Don Pollard / Council on Foreign Relations
Trần Quang Thành trong một buổi nói chuyện ở Tp. New York (May 31, 2012). Nguồn ảnh: Don Pollard / Council on Foreign Relations
Ngày 22 tháng Tư, ông Trần Quang Thành đã bỏ Sơn Đông tìm đến toà Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh. “Tôi đã đến toà Đại sứ Mỹ vì dân chủ, tự do và nhân quyền là những cột trụ của Hoa Kỳ,” ông Trần Quang Thành giải thích chọn lựa của mình. Và việc ông trốn khỏi làng Đông Thạch Cổ đến Bắc Kinh cùng lúc cuộc “Đối thoại Chiến lược và Kinh tế” Mỹ-Trung đang diễn ra cũng chẳng phải là một tình cờ.
Trong một bài báo ngày thứ Sáu, 4 tháng Năm, 2012, tờ Bắc Kinh Nhật báo (Beijing Daily) đã mô tả ông Trần Quang Thành là “công cụ và con cờ của chính khách Mỹ dùng để bôi nhọ Trung Quốc.” Tuy nhiên, Liu Weimin, phát ngôn viên của bộ Ngoại giao TQ nói với báo chí, “Có tin cho hay ông ấy muốn đi du học. Nếu thực như thế thì ông (Chen) có thể làm đơn với cơ quan hữu trách để hoàn tất thủ tục.”
Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Clinton cho hay đã có “tiến bộ” để giúp ông Chen quyết định tương lai.
Ông Trần Quang Thành cho hay ông vẫn muốn đi Mỹ nghỉ ngơi, điều trị vết thương chân và không còn muốn đi tị nạn nữa. Và nếu Chen có đi Mỹ thì ông cũng sẽ quay về Trung Quốc. “Đi và trở về [Trung Quốc] là điều rất tự nhiên; trừ khi họ không bào đảm được quyền công dân của tôi,” ông Chen nói.
Quan trọng hơn nữa, theo ông Chen, dường như chính quyền TQ sẽ tôn trọng những thoả thuận đã có với Hoa Kỳ, trong đó có cả việc điều tra các viên chức đã giam giữ gia đình ông Chen suốt 20 tháng không được liên lạc với thế giới bên ngoài. “Nếu có người phạm pháp, chúng tôi sẽ mở cuộc điều tra,” viên chức chính phủ trung ương nói với ông Chen. “Đây chính là kết quả của thoả hiệp giũa Mỹ và Trung Quốc. Vì thế tôi đã nói thoả thuận bà Hillary đạt được là vô tiền khoáng hậu.”
Trong tuyên bố của bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland cho hay ông Chen đã được một học bổng nghiên cứu sinh của một đại học Hoa Kỳ và chính phủ TQ đã cho biết sẽ chấp thuận đơn xin xuất cảnh của ông Trần Quang Thành. Đây là kết quả của “tinh thần hợp tác Mỹ-Trung,” bản thông cáo báo chí của bộ Ngoại giao Mỹ kết luận.
Đến Hoa Kỳ ngày 20 tháng 5, 2012, trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Bo Gu của NBC News, ông Trần Quang Thành phát biếu, “Tôi rất biết ơn sự trợ giúp của Toà Đại sứ Hoa Kỳ và cũng như lời hứa hẹn ủa Nhà nước Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền công dân của tôi trong tương lai lâu dài. Tôi tin là lời hứa của chính phủ trung ương là thành thật và họ không nói dối với tôi.”
“Tôi tin rằng cho dẫu có khó khăn dường nào, cũng không có gì gọi là bất khả thi cả, miễn là mình làm việc và nhắm đến mục đích với cả tấm lòng của mình… Tôi hy vọng là mọi người cùng làm việc với tôi để kêu gọi và thúc đẩy công lý và công bằng ở Trung Quốc. Bình đẳng và công lý không có biên giới.”
Ông Trần Quang Thành sẽ học luật ở Trường Luật, như một sinh viên đặc biệt, Đại học New York cho hay hôm thứ Bảy ngày 19 tháng Năm, 2012.
Chuyện bây giờ
Một năm qua , ông Trần Quang ở Mỹ để viết sách với tư cách là sinh viên đặc biệt ở ĐH New York. Tin AP chiều ngày 17 tháng Sáu, 2013 cho hay ông Trần Quang Thành lên tiếng, qua một bản tuyên bố, cho hay, chính phủ TQ đã “không ngừng làm áp lực” để ĐH New York đuổi ông khỏi trường. Ông Thành cũng nhận xét rằng chính quyền TQ có ảnh hưởng trong cộng đồng hàn lâm, giới ĐH Mỹ nhiều hơn người ta tưởng. “Tính độc lập và tự do của Đại học ở Mỹ đang bị một chế độ độc tài toàn trị đe dọa,” ông Trần Quang Thành nói.
Tuy nhiên, ông Chen không đưa ra bằng chứng cụ thể hậu thuẫn cho những tuyên bố trên đây.
Để trả lời cho những tuyên bố của ông Chen, giới chức ĐH New York cho rằng tuyên bố của ông Thành khá khó hiểu và cho biết học bổng cuả ông tại đây chỉ có một năm và vừa chấm dứt như đã định trước.
Cùng lúc, một viên chức của Bộ Ngoại Giao TQ cho phóng viên Shannon Van Sant  của CNS News hay là họ không chắc CBS “được thông tin sai hay ông Trần Quang Thành đang đặt điều vẽ chuyện.”
John Beckman, người phát ngôn của ĐH New York, trong một bản tuyên bố, cho hay, chương trình học của ông Thành chấm dứt ở ĐH New York không liên quan gì đến chính quyền TQ. Ông Beckman nói, ĐH New York thất vọng khi biết được tuyên bố mới đây của ông Chen; Theo ông, trong tuyên bố đó có một số suy đoán về vai trò của chính phủ Trung Quốc tại về quá trình quyết định của ĐH New York và sự suy suy đoán đó vừa sai và hoàn toàn mâu thuẫn với sự thực [Tính độc lập, tự quyết ở đại học].
Người phán ngôn của ĐH New York cho biết thêm, từ trước khi gia đình ông Trần Quang Thành sang Mỹ, thời gian của học bổng của ông tại ĐH New York đã được định trước là một năm. Ông Beckman nói tiếp, “Đại học New York đã rất rộng rãi trong việc giúp đỡ gia đình ông Chen, và chúng tôi thực bối rối và buồn khi thấy những tuyên bố sai lầm đối với chúng tôi.”
Ông Thành cho hay ĐH New York đã bàn đến ngày ông phải rời trường chỉ ba bốn tháng sau khi ông đến Mỹ. Phía ĐH New York cho biết họ muốn dùng thời gian rộng rãi để đi đến một chuyển tiếp nhẹ nhàng và ông Thành cũng đã có học bổng với hai tổ chức khác. Người đại diện cho ĐH Fordham tại New York cho hay ông Thành đang thương lượng với Trung Tâm Leitner thuộc Trường Luật của ĐH này; tuy nhiên ông không rõ chi tiết.
Sự kiện ầm ĩ này có thể gây ảnh hưởng hai chiều cho các đại học Mỹ đang muốn phát triển mạnh ở TQ và nhận nhiều sinh viên nước này sang du học. Du học sinh TQ là cộng đồng sinh viên nước ngoài lớn nhất tại Hoa Kỳ, hiện có khoảng 200,000 người, tăng 25% so với năm ngoái.
ĐH New York (NYU) đã được tiếng tốt khi nhận giúp đỡ gia đình ông Trần Quang Thành. Ông Beckman cho hay gia đình ông Chen được cung cấp nhà ở, thực phẩm, sự chăm sóc, và bảo hiểm sức khỏe, cũng như những hướng dẫn đặc biệt về luật pháp, thông dịch, đi học tiếng Anh và giúp liên hệ với một nhà xuất bản. NYU cũng giúp ông Chen có nhiều cơ hội trình bày quan điểm qua những buổi nói chuyện do đại học này  tổ chức. Sự giúp đỡ với gia đình ông Chen cũng đã đưa ĐH New York vào dưới một khung kính phóng đại, soi rọi tới  những hoạt động của đại học, đặc biệt là những hoạt động liên hệ với Trung Quốc. Mới đây tờ New York Post đưa tin là quyểt định của NYU (giúp ông Chen) trực tiếp liên hệ đến sự kiện đại học này muộ mở một chi nhánh ở Thượng Hải. NYU phủ nhận tin của tờ New York Post. NYU cho hay trường nhân văn và khoa khọc của NYU ở Thượng Hải sẽ hoạt động vào muà thu tới là kết quả hợp tác với một ĐH Trung Quốc, Ủy ban Giáo dục của Tp Thượng Hải và chính quyền quận Phổ Đông ở thành phố này.
Bob Fu, người ủng hộ ông Chen, và cũng là một người hoạt động nhân quyền ở Mỹ cho rằng một số đại học ở Mỹ có thể tránh liên hệ đến những người bất đồng chính kiến vì quyền lợi kinh tế [của họ] đang phát triển ở TQ. Nhưng chọn lưa đó sẽ làm mất đi tiếng tốt, đại học là thiên đường của tự do tư tưởng, với thanh niên sinh viên trẻ của TQ, những người không có những quyền cơ bản đó ở Hoa Lục.
Ông Fu nói, “Các trường đại học Mỹ đang đuổi theo đồng đô la của Trung Quốc và trở nên rất miễn cưỡng hợp tác với những người với bất đồng chính kiến không chịu im tiếng ở Trung Quốc.” Bob Fu, hiện là Chủ tịch của tổ chức ChinaAid ở Texas. “Không nhất thiết phải là áp lực trực tiếp từ chính quyền. Có thể đó là những ứng xử tự kiểm duyệt, đặc biệt nếu giới lãnh đạo đại học tin rằng chi nhánh ở Trung Quốc hay số sinh viên TQ du học đến đại học của họ tại Hoa Kỳ bị ảnh hưởng không tốt,” ông Fu nhận xét.
Ông Trần Quang Thành sẽ tiếp tục đời sinh viên du học và viết sách ở một đại học khác hay ông sẽ về lại TQ [“Đi và trở về là điều rất tự nhiên.”]? NYU có bị chính quyền Hoa Lục ép đuổi sinh viên Trần Quang Thành như ông tuyên bố hay không? Và đại học Mỹ bị áp lực của đồng đô-la Trung quốc đến mức nào? Đó là những câu hỏi chưa có trả lời dứt khoát.
(Tin CNN)
© 2013 DCVOnline
Trần Quang Thành đi du học. Trà Mi. DCVOnline.net, 4/5/2012.
Blind Chinese activist Chen in US: ‘Promote justice and fairness in China’. NBC News, 20 May 2012
Blind Chinese dissident: NYU bowed to Beijing pressure. Tin AP, June 17, 2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét