Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Xử dụng computer: những thói quen nên có

computer girl
Có những thói quen cần có trong khi sử dụng máy điện toán để có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, lưu giữ thông tin cá nhân an toàn.

Sắp xếp desktop, ổ cứng gọn gàng
Với nhiều người, lưu lại thông tin trên desktop là gọn nhất, nhanh nhất. Nhưng khi để quá nhiều thứ trêndesktop sẽ mất rất nhiều thời gian khi tìm một file nào đó, và đây cũng là nguyên nhân khiến máy chạy chậm. Lời khuyên của các chuyên viên là hãy tạo thói quen sắp xếp màn hình và ổ cứng gọn gàng, ngăn nắp.

Tránh virus xâm nhập
Cách tốt nhất là cài đặt một nhu liệu chống virus cho máy của bạn. Có khá nhiều chương trình miễn phí, rất tốt, như Avast, AVG…
Sử dụng an toàn Wifi ở nơi công cộng
Khi sử dụng Wifi ở nơi công cộng, máy của bạn có thể là đối tượng tấn công của hacker. Bên cạnh đó, khi sử dụng chung mạng Wifi, không chỉ có một mình bạn mà có thể nhiều người cũng đang truy cập hệ thống mạng này, vì thế, họ có thể truy cập dữ liệu của bạn. Giữ an toàn khi sử dụng Wifi công cộng bằng cách tắt chia sẻ (sharing) và sử dụng SSL(Secure Sockets Layer) bất cứ khi nào có thể.
Cảnh giác trước mọi trò lừa đảo, spam trên Internet
Internet đầy rẫy những trò gian lận, lừa đảo và nhiều thông tin sai lạc khác mà có thể bạn không nhận ra. Ví dụ như một e-mail giả mạo từ ngân hàng yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân và từ đó những kẻ xấu có thể lợi dụng để ăn cắp tiền.
Sao lưu dữ liệu
Chắc bạn nghe người ta nói cần back up dữ liệu hàng trăm lần bởi đây là một trong những việc cần phải làm đối với người sử dụng máy điện toán, nhưng bạn có thể nghĩ rằng, mất dữ liệu sẽ không xảy ra với bạn. Không thể nói trước được điều gì, vì thế, hãy làm việc này ngay lập tức và bạn sẽ thấy không vô bổ đâu.
Chăm sóc máy
Để máy hoạt động tốt, cần thường xuyên back up dữ liệu, xóa các file chỉ cần tạm thời, xóa chương trình không dùng tới...
Sử dụng mật khẩu an toàn
Đừng nghĩ rằng bạn có một mật khẩu (password) an toàn khi mà hacker ngày nay hết sức tinh ranh. Việc lưu mật khẩu vào trình duyệt web cũng không an toàn bởi vì bất kỳ ai sử dụng máy của bạn cũng có thể truy cập sử dụng mật khẩu sẵn đó.
Hãy thường xuyên thay đổi mật khẩu, nên chọn mật khẩu kết hợp cả số, cả chữ và chữ viết hoa.

Cách mở cửa sổ soạn thư Gmail ln hơn
Gmail đã chính thức áp dụng tính năng soạn thư (Compose) mới với một cửa sổ dạng pop-up thu nhỏ. Nếu cảm thấy bất tiện trong việc soạn thư vì cửa sổ này được thiết kế mặc định, không thể thay đổi kích thước, bạn có thể làm như sau:
1. Vào Gmail.com và đăng nhập (log on) vào tài khoản của mình.
2. Thay vì bấm vào Compose như bình thường, vừa bấm và giữ phím Shift trên bàn phím vừa bấm vào Compose.
3. Lúc này, Gmail sẽ mở ra một cửa sổ soạn e-mail mới với giao diện lớn hơn và giao diện này cũng cho phép thu nhỏ/phóng lớn khi bạn click và rê vào góc phải bên dưới của cửa sổ.

Mở e-mail lạ, máy có nhiễm mã độc?
Hàng ngày, bạn nhận được nhiều email của những người/nơi lạ hooắc gởi đến. Có rất nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn trong một e-mail, như file đính kèm chứa virus, đường link dẫn đến một trang web chứa mã độc, hay các e-mail lừa đảo muốn ăn cắp dữ liệu cá nhân….
Tuy hiện nay chỉ mở e-mail thôi sẽ không gây nguy hiểm cho máy của bạn nhưng mở các file đính kèm vẫn có thể sẽ rất nguy hiểm.
Vì sao mở e-mail lạ vẫn an toàn? Trước đây, chương trình Microsoft Outlook có một vấn đề nghiêm trọng với bảo mật. Các email dù chỉ là text đơn thuần – cũng được phép chứa mã HTML: mã tương tự mà các trang web được viết ra. Vì thế, chỉ mở e-mail thôi cũng là một mối nguy hiểm. Tuy nhiên, lỗ hổng này đãđược sửa. E-mail hiện nay không thể dùng JavaScript.
Dù bạn dùng Hotmail, Gmail, Yahoo Mail, Outlook, Thunderbird, hay dịch vụ e-mail nào, việc mở một e-mail dù trông rất đáng nghi ngờ vẫn an toàn. Lý do là e-mail về cơ bản là chữ (text) hoặc các văn bản HTML (trang web – web page).
Tuy nhiên, một số e-mail có thể dụ dỗ bạn mạo hiểm hơn nữa. Máy của bạn có thể dính mã độc hay virus khi mở các file đính kèm hoặc các đường link dẫn đến các website chứa đầy mã độc và scam. Do đó chỉ nên mở những file đính kèm đáng tin cậy – thậm chí khi bạn tin tưởng người gửi, thì những file đính kèm có đuôi exe hoặc file chương trình khác, cũng không nên mở nó ra. Cần kiểm tra lại với phía người gửi.
Cũng như với mọi thứ trên web, bạn không nên chạy các chương trình tự động tải về trên máy của bạn, sau khi bạn click vào một đường link.
Cẩn thận với các đường link. Click vào các đường link cũng an toàn. Tuy nhiên, nếu đường link đó dẫn đến một trang web khác, bạn không nên mạo hiểm click tiếp vào đó. Nếu bạn click một đường link, đừng tải hay chạy bất cứ file nguy hiểm tiềm ẩn nào. Bạn cũng nên thận trọng với các loại phishing – chẳng hạn như bạn click vào một đường link trong một email có vẻ được gửi đến từ ngân hàng của bạn, và bạn được truy cập vào một trang web trông rất giống trang web của ngân hàng, nhưng nó có thể không phải là website thực sự của ngân hàng, hãy cẩn thận bạn sắp bị lừa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét