Thu Hiền
"Bụi
đời chợ lớn Có hai lý do Hội đồng kiểm duyệt phim truyện đưa ra để cấm chiếu
phim Bụi đời chợ lớn, một là phim không phản ánh thực tế cuộc sống, cụ thể là
việc các băng đảng chém giết nhau mà không có sự xuất hiện của lực lượng công
an. Hai là phim quá bạo lực nên không tốt cho xã hội, có nghĩa nếu phim được
công chiếu có thể dẫn đến việc bắt chước, và bạo lực sẽ tăng. Dường như lý do
Hội đồng đưa ra là hợp lý (chiếu theo luật) và nhân văn (chống bạo lực trong xã
hội). Tuy nhiên, tại sao vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về quyết định này? Theo
một điều tra của vnexpress, có đến 72% người trong hơn 10 nghìn người tham gia
trả lời muốn phim được chiếu với bản gốc, chỉ cần giới hạn độ tuổi.
Ảnh: phim "Bụi đời chợ lớn" bị cấm chiếu vĩnh viễn (nguồn: internet)
Lý do thứ nhất của Hội đồng bị phản đối khá nhiều vì tính
“lãng xẹt” của nó. Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ
học, phim truyện không cần phải phản ánh hiện thực và sự kiện có thật. Phim chỉ
đơn giản dựa trên bố cục một câu chuyện để truyền tải một triết lý sống, hoặc
chỉ nhằm mục đích giải trí cho người xem. Hơn nữa, “sự thật cuộc sống” rất khác
nhau giữa những người khác nhau. Với một người nông dân nghèo đói hay bệnh tật,
họ có thể nhìn cuộc sống rất bi đát. Với người giàu có, họ thấy cuộc sống thật
dễ chịu. Với một sinh viên cuộc sống sôi động, và với một công chức cuộc sống
đầy trách nhiệm. Chính vì vậy, khi nói phim không phản ánh cuộc sống, thì một
câu hỏi đặt ra là cuộc sống của ai, nhìn từ góc cạnh nào? Hội đồng thẩm định không
thể áp đặt “sự thật cuộc sống” của mình cho người khác được.
Luật điện ảnh cũng không có điều nào quy định phim phải phản
ánh sát thực cuộc sống, nếu không sẽ bị cấm lưu hành. Chính vì vậy việc viện
dẫn lý do này của Hội đồng thẩm định có thể là tùy tiện. Việc không có hình ảnh
lực lượng công an hoàn toàn có thể được hiểu khác nhau, tùy vào cảm nhận của
người xem. Có người cho rằng không có công an xuất hiện, có nghĩa là phủ nhận
vai trò then chốt của lực lượng an ninh trong việc bảo vệ an toàn và trật tự xã
hội. Tuy nhiên, cũng có thể diễn giải việc không xuất hiện lực lượng công an
trong những bối cảnh bạo lực, đẫm máu đã nêu bật vai trò của họ. Có nghĩa, cuộc
sống chỉ bình yên khi có mặt các lực lượng công an nhân dân, đảm bảo không có
các cảnh đâm chém thanh toán nhau như trong phim.
Chúng ta không nên dùng trí tưởng tượng của mình để diễn
giải nội dung phim vì nó có thể dẫn đến những quy chụp nguy hiểm. Ví dụ, có
người diễn giải cảnh đâm chém nhau là bôi nhọ Việt Nam, dễ dàng quy vào khoản 1
điều 11 của Luật điện ảnh “Tuyên truyền chống lại nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”. Việc diễn giải quy chụp là tối kỵ, đặc biệt trong nghệ thuật
vì sự cảm nhận của từng cá nhân là khác nhau, tùy thuộc vào văn hóa, kinh
nghiệm sống, cũng như thế giới quan của họ. Sự suy diễn có thể dẫn đến những hệ
lụy nguy hiểm, thậm chí hình sự hóa một điều trong tưởng tượng.
Lý do thứ hai, viện dẫn khía cạnh bạo lực, nhận được nhiều ý
kiến trái chiều. Việc cấm chiếu phim bạo lực sợ người xem copy và thực hành bạo
lực xuất phát từ ý tốt và trách nhiệm với xã hội. Hội đồng kiểm duyệt không
muốn một ai đó, ví dụ như một thanh niên xem phim xong, bị kích động và sử dụng
bạo lực để giải thoát, hoặc giải quyết các mâu thuẫn của mình. Điều này cũng
giống như việc bố mẹ lo cho con không phân biệt được đúng sai nên đưa ra những
quy định con có thể được làm việc này, và không được làm việc kia. Đây là tư
tưởng bảo trợ bề trên, không tin vào năng lực tư duy của con nên cần phải kiểm
soát.
Kiểm duyệt là vấn đề lớn đã được thảo luận không chỉ ở Việt
Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Nó liên quan đến vai trò của nhà nước và
luật pháp trong việc điều khiển hành vi của con người. Trường phái thứ nhất cho
rằng, con người không phân biệt được đúng sai, tốt xấu chính vì vậy nhà nước và
luật pháp phải có tính định hướng, có nghĩa quyết định điều gì là tốt, nên làm
và điều gì là xấu, không nên làm cho nhân dân. Trong trường hợp Bụi đời chợ
lớn, phim quá bạo lực, ảnh hưởng không tốt nên phải cấm.
Trường phái thứ hai cho rằng con người có lý trí nên biết
được cái gì đúng, cái gì sai. Nhà nước và pháp luật không nên định hướng và áp
đặt, mà chỉ nên tạo ra khung để đảm bảo mọi người đều tự do, quyền cá nhân
không bị xâm phạm bởi người khác. Con người tư duy và hành động theo các giá
trị đạo đức và nguyên tắc riêng của mình. Họ tự biết bạo lực là xấu để tránh,
công bằng là tốt để theo. Họ không cần ai nói cho họ phải làm gì, làm như thế
nào vì điều đó tạo ra sự lệ thuộc. Khi đã bị lệ thuộc thì con người mất tự do,
trở nên thụ động và dễ bị điều khiển.
Trở lại câu chuyện Bụi đời chợ lớn bị cấm chiếu chúng ta có
thể thấy Hội đồng thẩm định đang “giúp” người dân lựa chọn sản phẩm nào nên
xem, và sản phẩm nào không nên xem. Nhà nước trao quyền cho họ thay nhân dân
“thẩm định”, nhưng thực tế là nghệ thuật được cảm nhận riêng biệt, dựa vào thẩm
mỹ, trải nghiệm, văn hóa cũng như quan điểm sống của từng người. Các thành viên
trong Hội đồng không thể áp đặt quan điểm của họ lên cách cảm nhận của hàng
triệu người xem. Chính vì vậy, Việt Nam nên bỏ việc kiểm duyệt như hiện tại,
thay vào đó bằng hệ thống phân loại và phân luồng phim để đảm bảo sự thích hợp
về nội dung với lứa tuổi và kênh cung cấp.
Điều này quan trọng vì nếu Hội đồng thẩm định có “quyền sinh
quyền sát” với các tác phẩm nghệ thuật, chắc chắn nghệ sĩ sẽ nghĩ đến ông bà
Hội đồng, hơn là cuộc sống và nhân dân khi sáng tác. Khi đó, các tác phẩm sẽ
mang tính giáo điều, không phản ánh hơi thở cuộc sống và nhu cầu của nhân dân.
Hãy tin vào trách nhiệm của nghệ sĩ, sự chín chắn của người dân, và trả cho họ
quyền quyết định thưởng thức nghệ thuật của mình. Hãy tin vào chân lý: khi cái
thiện, tính nhân văn, tự do và dân chủ là phổ quát trong xã hội thì chắc chắn
cái ác, sự tha hóa về đạo đức và lối sống sẽ không có chỗ dung thân, và khi đó
các tác phẩm nghệ thuật cũng sẽ bắt nhịp với cuộc sống mà thôi. " và quyền
thưởng thức nghệ thuật của nhân dân
Lý do thứ nhất của Hội đồng bị phản đối khá nhiều vì tính
“lãng xẹt” của nó. Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ
học, phim truyện không cần phải phản ánh hiện thực và sự kiện có thật. Phim chỉ
đơn giản dựa trên bố cục một câu chuyện để truyền tải một triết lý sống, hoặc
chỉ nhằm mục đích giải trí cho người xem. Hơn nữa, “sự thật cuộc sống” rất khác
nhau giữa những người khác nhau. Với một người nông dân nghèo đói hay bệnh tật,
họ có thể nhìn cuộc sống rất bi đát. Với người giàu có, họ thấy cuộc sống thật
dễ chịu. Với một sinh viên cuộc sống sôi động, và với một công chức cuộc sống
đầy trách nhiệm. Chính vì vậy, khi nói phim không phản ánh cuộc sống, thì một
câu hỏi đặt ra là cuộc sống của ai, nhìn từ góc cạnh nào? Hội đồng thẩm định không
thể áp đặt “sự thật cuộc sống” của mình cho người khác được.
Luật điện ảnh cũng không có điều nào quy định phim phải phản
ánh sát thực cuộc sống, nếu không sẽ bị cấm lưu hành. Chính vì vậy việc viện
dẫn lý do này của Hội đồng thẩm định có thể là tùy tiện. Việc không có hình ảnh
lực lượng công an hoàn toàn có thể được hiểu khác nhau, tùy vào cảm nhận của
người xem. Có người cho rằng không có công an xuất hiện, có nghĩa là phủ nhận
vai trò then chốt của lực lượng an ninh trong việc bảo vệ an toàn và trật tự xã
hội. Tuy nhiên, cũng có thể diễn giải việc không xuất hiện lực lượng công an
trong những bối cảnh bạo lực, đẫm máu đã nêu bật vai trò của họ. Có nghĩa, cuộc
sống chỉ bình yên khi có mặt các lực lượng công an nhân dân, đảm bảo không có
các cảnh đâm chém thanh toán nhau như trong phim.
Chúng ta không nên dùng trí tưởng tượng của mình để diễn
giải nội dung phim vì nó có thể dẫn đến những quy chụp nguy hiểm. Ví dụ, có
người diễn giải cảnh đâm chém nhau là bôi nhọ Việt Nam, dễ dàng quy vào khoản 1
điều 11 của Luật điện ảnh “Tuyên truyền chống lại nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”. Việc diễn giải quy chụp là tối kỵ, đặc biệt trong nghệ thuật
vì sự cảm nhận của từng cá nhân là khác nhau, tùy thuộc vào văn hóa, kinh
nghiệm sống, cũng như thế giới quan của họ. Sự suy diễn có thể dẫn đến những hệ
lụy nguy hiểm, thậm chí hình sự hóa một điều trong tưởng tượng.
Lý do thứ hai, viện dẫn khía cạnh bạo lực, nhận được nhiều ý
kiến trái chiều. Việc cấm chiếu phim bạo lực sợ người xem copy và thực hành bạo
lực xuất phát từ ý tốt và trách nhiệm với xã hội. Hội đồng kiểm duyệt không
muốn một ai đó, ví dụ như một thanh niên xem phim xong, bị kích động và sử dụng
bạo lực để giải thoát, hoặc giải quyết các mâu thuẫn của mình. Điều này cũng
giống như việc bố mẹ lo cho con không phân biệt được đúng sai nên đưa ra những
quy định con có thể được làm việc này, và không được làm việc kia. Đây là tư
tưởng bảo trợ bề trên, không tin vào năng lực tư duy của con nên cần phải kiểm
soát.
Kiểm duyệt là vấn đề lớn đã được thảo luận không chỉ ở Việt
Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Nó liên quan đến vai trò của nhà nước và
luật pháp trong việc điều khiển hành vi của con người. Trường phái thứ nhất cho
rằng, con người không phân biệt được đúng sai, tốt xấu chính vì vậy nhà nước và
luật pháp phải có tính định hướng, có nghĩa quyết định điều gì là tốt, nên làm
và điều gì là xấu, không nên làm cho nhân dân. Trong trường hợp Bụi đời chợ
lớn, phim quá bạo lực, ảnh hưởng không tốt nên phải cấm.
Trường phái thứ hai cho rằng con người có lý trí nên biết
được cái gì đúng, cái gì sai. Nhà nước và pháp luật không nên định hướng và áp
đặt, mà chỉ nên tạo ra khung để đảm bảo mọi người đều tự do, quyền cá nhân
không bị xâm phạm bởi người khác. Con người tư duy và hành động theo các giá
trị đạo đức và nguyên tắc riêng của mình. Họ tự biết bạo lực là xấu để tránh,
công bằng là tốt để theo. Họ không cần ai nói cho họ phải làm gì, làm như thế
nào vì điều đó tạo ra sự lệ thuộc. Khi đã bị lệ thuộc thì con người mất tự do,
trở nên thụ động và dễ bị điều khiển.
Trở lại câu chuyện Bụi đời chợ lớn bị cấm chiếu chúng ta có
thể thấy Hội đồng thẩm định đang “giúp” người dân lựa chọn sản phẩm nào nên
xem, và sản phẩm nào không nên xem. Nhà nước trao quyền cho họ thay nhân dân
“thẩm định”, nhưng thực tế là nghệ thuật được cảm nhận riêng biệt, dựa vào thẩm
mỹ, trải nghiệm, văn hóa cũng như quan điểm sống của từng người. Các thành viên
trong Hội đồng không thể áp đặt quan điểm của họ lên cách cảm nhận của hàng
triệu người xem. Chính vì vậy, Việt Nam nên bỏ việc kiểm duyệt như hiện tại,
thay vào đó bằng hệ thống phân loại và phân luồng phim để đảm bảo sự thích hợp
về nội dung với lứa tuổi và kênh cung cấp.
Điều này quan trọng vì nếu Hội đồng thẩm định có “quyền sinh
quyền sát” với các tác phẩm nghệ thuật, chắc chắn nghệ sĩ sẽ nghĩ đến ông bà
Hội đồng, hơn là cuộc sống và nhân dân khi sáng tác. Khi đó, các tác phẩm sẽ
mang tính giáo điều, không phản ánh hơi thở cuộc sống và nhu cầu của nhân dân.
Hãy tin vào trách nhiệm của nghệ sĩ, sự chín chắn của người dân, và trả cho họ
quyền quyết định thưởng thức nghệ thuật của mình. Hãy tin vào chân lý: khi cái
thiện, tính nhân văn, tự do và dân chủ là phổ quát trong xã hội thì chắc chắn
cái ác, sự tha hóa về đạo đức và lối sống sẽ không có chỗ dung thân, và khi đó
các tác phẩm nghệ thuật cũng sẽ bắt nhịp với cuộc sống mà thôi. " và quyền
thưởng thức nghệ thuật của nhân dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét