Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Just do it!

Nguyễn Ngọc Nhi
Chia sẻ bài viết này


anhhung.png

Trong các câu chuyện dân gian của nhiều quốc gia, thường lưu truyền những câu chuyện về các vị "anh hùng nghĩa hiệp" xuất thân nghèo hèn nhưng có tinh thần trượng nghĩa, cướp của người giàu chia cho người nghèo, chống lại tham quan hay vua chúa tàn bạo, bảo vệ người dân thấp cổ bé miệng. Phương Tây thì có Robin Hood, Tàu thì có 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Những nhân vật này đều rất nổi tiếng và được người dân bản xứ mọi thời đại yêu mến, vinh danh.
Ngành điện ảnh ngày nay vẫn làm đi làm lại những bộ phim xoay quanh các nhân vật này và vẫn được hưởng ứng nồng nhiệt cho thấy đâu đó trong tâm tưởng con người vẫn là mơ ước về những anh hùng xả thân cứu nước, cứu dân.
Nhìn lại Việt Nam, mình chợt nhận thấy văn hóa nước mình hình như thiếu vắng hình ảnh này. Những anh hùng áo vải, xuất thân nghèo hèn trong lịch sử VN không thiếu, nhưng chỉ được vinh danh khi họ thành công leo lên được ngôi vị tối cao, trở thành vua như Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Huệ... còn không thì hầu như chả ai biêt đên họ, mặc dù họ cũng rất tài giỏi, cũng giúp được người dân rất nhiều, ví dụ như trường hợp của Chàng Lía.
Tại sao lại như vậy nhỉ? Phải chăng vì VN không coi trọng chủ nghĩa anh hùng cá nhân, hay vì VN mang bệnh thành tích quá nặng? Nghĩa cử anh hùng không được xem trọng, mà chỉ nhìn đến cái kết quả sau cùng?
Tư duy trong xã hội VN ngày nay càng thấy rõ hơn đặc điểm này. Trong khi phương Tây trân trọng và cổ vũ cho mọi nỗ lực vươn lên của từng cá nhân, thì người VN chỉ cần biết đến thành tựu, cho dù là thành tựu ảo như bằng giả, hàng dzỏm. Người ta không còn nhìn đến nhân cách con người mà chỉ đánh giá qua sản phẩm cuối cùng như tiền bạc, nhà, xe, chức vụ...
Theo mình đây là một khiếm khuyến lớn, không thể thúc đẩy cá nhân và qua đó tập thể phát triển thực sự với loại tư duy quá coi trọng thành tích này, nó sẽ làm thui chột mọi nỗ lực tiến bộ, khi không có cái gì đó để "nổ " ở cuối con đường. Ngay cả trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ cũng vậy, chúng ta nghe rất nhiều những câu nói yếm thế như " Tôi không có khả năng chẳng làm được gì ", mang ý nghĩa không phải thực sự không có khả năng, thực sự không làm được gì, mà là tự cho rằng mình sẽ không có thành tựu to tát đáng kể và thế là... khỏi làm gì luôn!
Từ xưa đến nay, chinh phục con đường dài cách mấy cũng chỉ đều bắt đầu bằng 1 bước chân, và càng không thể lấy thành bại luận anh hùng. Việc phi thường luôn bắt nguồn từ những việc tầm thường. Gia đình, cha mẹ, trường học và xã hội VN nên thay đổi cách suy nghĩ, hãy bỏ đi căn bệnh thành tích và hãy chân thành khuyến khích từng cá nhân hãy cứ thử đi làm đi, cho dù chỉ làm được 1 -2 vẫn hơn không tự tin rồi không làm gì cả.
Những vị anh hùng dân gian kể trên đều có khởi đầu rất khiêm tốn, và thường không có thành tựu gì to tát nhưng họ lưu danh hậu thế chỉ nhờ họ đã đơn giản có hành động cụ thể. Ho đã "give it a go".
Hay nói theo slogan của Nike thời đại @ là JUST DO IT!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét