Đào Tuấn
Khán giả có thể đến rạp xiếc để xem hề, hoặc xem những trò chọc cười trên truyền hình bởi hề, hay hài vẫn đang là một nhu cầu giải trí. Nhưng chắc chắn, không ai bỏ tiền đến sân vận động để xem những anh hề, từ giới quần đùi áo số đến đạo mạo mũ cao áo dài, diễn hài cả
Ban tổ chức nhận được một “tin nhắn” báo trước CLB X sẽ thua trong trận đấu với K và “Tổng số bàn thắng sẽ từ 4 trở lên”. X thua 1-3, đúng như tin nhắn, và một quyết định trừ 4 điểm “để làm gương cho những đội bóng khác” được đưa ra. Không thèm khiếu kiện, X bỏ luôn giải đấu. Sau khi X bỏ giải, cuối giờ chiều qua 22.8, K, đội thắng X, cũng tuyên bố bỏ luôn khi Tổng giám đốc V khẳng định đội xếp thứ 11, thay vì thứ 12 như điều lệ, cũng vẫn sẽ phải xuống hạng.
Chúng ta đang nói về trò hề của những đứa trẻ lên ba hay kịch bản của một bộ phim hài? Không. Đó là hiện thực bóng đá Việt Nam với X là CLB Xi măng Xuân Thành Sài Gòn. K là Kiên Giang và V là Ban tổ chức Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Không bằng lòng với Ban tổ chức- bỏ giải. Tức trọng tài- bỏ giải. Một bàn thắng ma- bỏ giải. Bị trừ điểm- Bỏ giải. Đáng ra không bị xuống hạn phải xuống hạng vì có đội bỏ giải- cũng bỏ giải.
Thật hài, một giải đấu có lịch sử cả chục năm gắn hai chữ “chuyên nghiệp” được coi y như một cái giải rút để bất cứ ai thích thì buộc không thích thì cởi.
Nói công bằng, các CLB cũng có quyền điên tiết trước những trò hề ở một giải đấu đã hạ từ 14 đội xuống 12 đội chỉ vì có những đội đã…bỏ giải.
Bầu Đệ của CLB xứ Thanh có lần chửi té tát rằng BTC và trọng tài nên “đi khám mắt” khi một bàn thắng của chính… Xi măng Xuân Thành được công nhận.
Ngay bầu Thủy, “nhà đầu tư” đã bỏ hàng chục tỷ đồng mỗi năm để “làm bóng đá”, cũng hoàn toàn có lý khi cho rằng nếu VFF kết luận XTSG có tiêu cực thì phải chỉ rõ cá nhân, hoặc nhóm cầu thủ có tiêu cực một cách minh bạch, rõ ràng, không thể vì một tin nhắn mà phá hủy hết công sức thi đấu của CLB cả mùa giải.
Nói thêm, trên thị trường cá độ, trận Kiên Giang- XMXT, được gọi là “cỏ”, có tỷ lệ Kiên Giang chấp hòa, tài (kèo tổng số bàn thắng) là 3 bàn. Sự chính xác tuyệt đối giữa thông báo trong “tin nhắn rác” và kết quả “trận đấu cỏ”, có vẻ chẳng hề ngẫu nhiên khi XTSG đưa vào sân hầu hết cầu thủ trẻ như thể họ muốn thua 3-4 bàn thật.
Nhưng ngẫu nhiên là ngẫu nhiên. Một tin nhắn rác, không kèm thêm bất cứ bằng chứng cụ thể nào không phải là cái cớ để trừ điểm chỉ vì một CLB “thi đấu không tích cực”.
Điều khán giả, không phải là fan XTSG hay “người nhà” VFF, có thể rút ra là gì? Là khán giả có thể đến rạp xiếc để xem hề, hoặc xem những trò chọc cười trên truyền hình bởi hề, hay hài vẫn đang là một nhu cầu giải trí. Nhưng chắc chắn, không ai bỏ tiền đến sân vận động để xem những anh hề, từ giới quần đùi áo số đến đạo mạo mũ cao áo dài, diễn hài cả.
Không phải không có lý khi khan giả chán vở tuồng bỏ giải đến mức đề xuất bóng đá Việt Nam nên quay lại với thời phong trào để, dù muộn và tưởng ngư ngược đời, bắt đầu từ con số 0 là kéo khán giả đến sân xem đá bóng chứ không phải xem diễn một vở tuồng vừa bi vừa hài.
Chúng ta đang nói về trò hề của những đứa trẻ lên ba hay kịch bản của một bộ phim hài? Không. Đó là hiện thực bóng đá Việt Nam với X là CLB Xi măng Xuân Thành Sài Gòn. K là Kiên Giang và V là Ban tổ chức Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Không bằng lòng với Ban tổ chức- bỏ giải. Tức trọng tài- bỏ giải. Một bàn thắng ma- bỏ giải. Bị trừ điểm- Bỏ giải. Đáng ra không bị xuống hạn phải xuống hạng vì có đội bỏ giải- cũng bỏ giải.
Thật hài, một giải đấu có lịch sử cả chục năm gắn hai chữ “chuyên nghiệp” được coi y như một cái giải rút để bất cứ ai thích thì buộc không thích thì cởi.
Nói công bằng, các CLB cũng có quyền điên tiết trước những trò hề ở một giải đấu đã hạ từ 14 đội xuống 12 đội chỉ vì có những đội đã…bỏ giải.
Bầu Đệ của CLB xứ Thanh có lần chửi té tát rằng BTC và trọng tài nên “đi khám mắt” khi một bàn thắng của chính… Xi măng Xuân Thành được công nhận.
Ngay bầu Thủy, “nhà đầu tư” đã bỏ hàng chục tỷ đồng mỗi năm để “làm bóng đá”, cũng hoàn toàn có lý khi cho rằng nếu VFF kết luận XTSG có tiêu cực thì phải chỉ rõ cá nhân, hoặc nhóm cầu thủ có tiêu cực một cách minh bạch, rõ ràng, không thể vì một tin nhắn mà phá hủy hết công sức thi đấu của CLB cả mùa giải.
Nói thêm, trên thị trường cá độ, trận Kiên Giang- XMXT, được gọi là “cỏ”, có tỷ lệ Kiên Giang chấp hòa, tài (kèo tổng số bàn thắng) là 3 bàn. Sự chính xác tuyệt đối giữa thông báo trong “tin nhắn rác” và kết quả “trận đấu cỏ”, có vẻ chẳng hề ngẫu nhiên khi XTSG đưa vào sân hầu hết cầu thủ trẻ như thể họ muốn thua 3-4 bàn thật.
Nhưng ngẫu nhiên là ngẫu nhiên. Một tin nhắn rác, không kèm thêm bất cứ bằng chứng cụ thể nào không phải là cái cớ để trừ điểm chỉ vì một CLB “thi đấu không tích cực”.
Điều khán giả, không phải là fan XTSG hay “người nhà” VFF, có thể rút ra là gì? Là khán giả có thể đến rạp xiếc để xem hề, hoặc xem những trò chọc cười trên truyền hình bởi hề, hay hài vẫn đang là một nhu cầu giải trí. Nhưng chắc chắn, không ai bỏ tiền đến sân vận động để xem những anh hề, từ giới quần đùi áo số đến đạo mạo mũ cao áo dài, diễn hài cả.
Không phải không có lý khi khan giả chán vở tuồng bỏ giải đến mức đề xuất bóng đá Việt Nam nên quay lại với thời phong trào để, dù muộn và tưởng ngư ngược đời, bắt đầu từ con số 0 là kéo khán giả đến sân xem đá bóng chứ không phải xem diễn một vở tuồng vừa bi vừa hài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét