Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Đối đầu với Trung Quốc


Đi đu vi Trung Quc


Lữ Giang
us-sino-japanBáo Tiền Phong online ở trong nước cho biết vào chiều 7.8.2013 Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã nói về ảnh hưởng của Trung Quốc trong mối quan hệ Việt – Mỹ.Ông cho biết “Mỹ luôn xem Trung Quốc là đối tác quan trọng và mong muốn Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.”
Theo ông Đại Sứ, mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên sẽ giúp bảo đảm nền hoà bình, ổn định trong khu vực. Ông nhấn mạnh: “Không gì có lợi cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng trong khu vực bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ – Việt Nam – Trung Quốc.”
Ông cũng nói đến việc Mỹ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và cho rằng chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua đã “thành công tốt đẹp và quan hệ hai nước được nâng lên tầm ‘Đối tác toàn diện’.”
Bản tin này đã được Đài Á Châu Tự Do tường thuật lại trong cùng ngày.
Trước những biến động của tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông trong mấy tháng gần đây, tại sao Hoa Kỳ lại báo động với Việt Nam như vậy? Hoa Kỳ có cảnh cáo Nhật và Philippines như Việt Nam không?
Trước khi trả lời những câu hỏi đó, chúng ta nhìn qua tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông hiện nay.
Nỗ lực tìm kiếm đồng minh
Trong những tháng gần đây, đã có nhiều cuộc vận động của các phe “lâm chiến” ở Biển Đông và Biển Hoa Đông để lôi kéo đồng minh.
Tranh chấp ở quần đảo Sensaku-Diaoyu. Nguồn:
Tranh chấp ở quần đảo Sensaku-Diaoyu. Nguồn: ProEdgeWire.com
Ngày 25.7.2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đi thăm ba nước Malaysia, Singapore và Philippines. Phát biểu tại phi trường Haneda ở Tokyo, ông Abe chỉ nói: “Tôi hy vọng có thể tận dụng được sức sống của khu vực ASEAN để phục hồi kinh tế Nhật Bản.” Ngày hôm sau, hai tờ báo lớn của Trung Quốc là China Daily và Global Times loan tin rằng chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Thủ Tướng Abe là nhằm “kiềm chế Trung Quốc”.
Khi gặp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Abe tuyên bố Nhật Bản và Đông Nam Á nhất trí về sự cần thiết phải “đảm bảo rằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương được cai trị bằng luật pháp, thay vì sự áp đặt và đe dọa”.
Đến Philippines, ông nói với Tổng Thống Benigno Aquino III: “Đối với Nhật Bản, Philippines là một đối tác chiến lược có chung những giá trị cốt lõi và nhiều lợi ích chiến lược.”
Tại Malaysia, ông tuyên bố Nhật cam kết cung cấp cho Kuala Lumpur công nghệ cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền Singapore với thủ đô của Malaysia.
Philippines và Singapore chắc chắn sẽ đi với Mỹ, nhưng Malaysia không muốn đứng hẳn về bên nào nên ông Abe phải đưa miếng mồi viện trợ.
Hôm 3-08-2913, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại đi một vòng các nước Đông Nam Á. Trước khi thăm Việt Nam, ông đã đến Lào, Thái Lan và Malaysia. Ông cũng đã đến thăm Indonesia và Singapore vào tháng 5 và Brunei vào tháng 6. Ông chưa thăm ba nước Cambodia, Miến Điện và Philippines. Philippines là nước đang đối kháng với Trung Quốc, còn Cambodia và Miến Điện quá lệ thuộc vào Trung Quốc nên có lẽ không cần vận động. Đài RFI cho rằng các chuyến đi của ông Vương Nghị nằm trong chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc đã có từ lâu.
Hoa Kỳ đã tỏ ý định bao vây Trung Quốc cả về quân sự lẫn kinh tế. Về quân sự, Hoa Kỳ đã có 4 đồng minh có thể làm thành một vòng đai bao vòng ngoài, đó là Úc, Philippines, Singapore và Nhật. Về kinh tế, Hoa Kỳ đang cổ võ hình thành Hiệp Định Đối Tác Chiến Lược Xuyên Á Châu Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay, nhưng một số chuyên gia cho rằng đó chỉ là một hoài bão rất khó trở thành hiện thực.
Bốn nước chính trong vùng là Indonesia, Malaysia, Brunei và Việt Nam đang đi nước đôi vì không tin vào Mỹ. Họ cho rằng Mỹ có quá nhiều quyền lợi ở Trung Quốc nên không muốn đụng độ với Trung Quốc. Lời tuyên bố nói trên của Đại Sứ David Shear càng cho thấy rõ điều đó. Riêng các nước này cũng có nhiều quyền lợi dính liền với Trung Quốc.
Trước tình hình như vậy, chúng ta hãy nhìn qua thế trận cả hai bên đang dàn và thử xem Việt Nam sẽ đứng ở vị thế nào.
Chiến tranh sẽ xảy ra?
Trong tuần qua, tờ China Daily của Trung Quốc đã lên tiếng tố cáo việc trang bị tàu chiến của Nhật và Philippines. Tờ báo cho rằng hai nước đang châm ngòi cho một cuộc đua vũ trang, làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Trung Quốc đang khiếu nại việc Nhật mới ra mắt chiến hạm Izumo hôm 6-08-2013. Tàu này dài gần 250m và có thể chứa tới 14 chiếc trực thăng, có khả năng dò thám và chống tàu ngầm. Nhật nói đó là một tàu khu trục chở trực thăng có khả năng tham gia vào các hoạt động cứu trợ thiên tai. Trong khi đó tờ Nhật báo Quân Đội Giải Phóng của Trung Quốc coi đó là một hàng không mẫu hạm trá hình.
Còn hai chiếc tuần duyên Gregorio Del Pilar và Ramon Alcaraz mà Mỹ vừa bán cho Philippines “với giá rẻ như cho không” chỉ là đồ chơi của trẻ con, không có gì đáng kể.
Hiện nay, Trung Quốc cũng chỉ mới triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên là tàu Liêu Ninh. Đây là chiếc tàu cũ của Ukraine thời Liên Xô được tân trang lại. Nhưng các nhà phân tích đã đưa ra bảng so sánh vũ khí của Nhật với vũ khí của Trung Quốc và đi đến kết luận: Về không quân, Trung Quốc có ưu thế ít nhất gấp 5 lần so với không quân Nhật về số lượng máy bay chiến đấu. Về hải quân, Trung Quốc có một hệ thống hạm đội tàu ngầm đông nhất thế giới.
Ngoài ra, Trung Quốc lại có một hệ thống hỏa tiễn có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu bất động trên lãnh thổ Nhật, trước hết là các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Nhật Bản không có một hệ thống hỏa tiễn tương tự như thế.
Tuy nhiên, không ai tin rằng Trung Quốc dám tấn công Nhật hay Philippines vì Mỹ đã có hiệp ước bảo vệ hai nước này. Lực lượng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc còn cách nhau quá xa. Ngoài ra, cả Nhật và Philippines đều nằm ngoài tầm tác chiến của không quân Trung Quốc, nên không quân của nước này không thể yểm trợ cho hải quân hay bộ binh được.
Hôm 6-08-2013, báo chí Trung Quốc cho biết trong cuộc họp của Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lại nhắc lại chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” Biển Đông.
Một số nhà phân tích cho rằng tuyên bố này có thể góp phần xoa dịu những mối căng thẳng giữa Bắc Kinh với Tokyo, Hà Nội, và Manila. Tuy nhiên, sau đó ông Tập Cận Bình vẫn xác định các vùng biển có tranh chấp là “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Điều này cho thấy hòa hoãn chỉ là một kế hoãn binh.
Việt nam đang tính gì?
Trước khi nói về thái độ của Việt Nam, chúng tôi xin tóm lược vài nét về hai quần đảo mà Việt Nam đang đòi chủ quyền.
Quần đảo Hoàng Sa bao gồm trên 30 đảo, bãi, đá ngầm trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 – 16.000 km2 cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý.
Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo, bãi, đá ngầm trên vùng biển rộng khoảng 160.000 – 180.000 km2, đảo gần nhất cách Vũng Tàu khoảng 250 hảì lý.
Hoàng Sa kể như mất trắng. Việt Nam có chiếm được trên 21 đảo ở Trường Sa. Đó là những đảo Trung Quốc không quan tâm vì cho rằng khu đó không có dầu.
Vùng đặc khu kinh tế mà Luật biển 1982 dành cho mỗi nước là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhưng khoảng cách giữa Hoàng Sa và Đà Nẵng chỉ có 170 hải lý. Do đó, nếu Hoàng Sa bị coi là của Trung Quốc thì vùng biển ở giữa hai bên phải cưa đôi, tức chia theo đường trung tuyến, mỗi bên 84 hải lý. Tàu đánh cá của Việt Nam mà vượt ra khỏi 84 hải lý là Trung Quốc cho “tàu lạ” húc. Mỗi khi ở Việt Nam có biểu tình hay ra tuyên cáo chống Trung Quốc, Trung Quốc thu vùng đánh cá của Việt Nam nhỏ hơn, ngư dân Việt Nam còn rất ít biển để làm ăn.
Ngoài ra, Trung Quốc lại có lệnh từ 16/5 đến 1/8 mỗi năm không được đánh cá để bảo vệ cá sinh sản. Ngư thuyền của Việt Nam mà mò ra là bị húc hay bắn chìm. Đó là lý của kẻ mạnh.
Việt Nam không có hy vọng gì chiếm lại các đảo và vùng biển đã bị Trung quốc chiếm. Việt Nam chỉ muốn giữ được vùng đặc khu kinh tế 200 dặm tính từ bờ biển Việt Nam. Muốn vậy, cần có tàu ngầm và hỏa tiễn tầm trung.
Nga đã đồng ý bán cho Việt Nam 12 chiếc tàu ngầm, nhưng về hỏa tiễn tầm trung chưa nước nào chịu bán, có lẽ vì sợ làm mất lòng Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo nói trên, Đại sứ David B. Shear cho biết từ năm 2006, chính quyền của Tổng thống Bush đã dỡ bỏ lệnh cấm bán trang thiết bị quân sự phi sát thương cho Việt Nam, nhưng chưa dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Mỹ sẽ sớm dỡ bỏ. Một trong những điều kiện là “vấn đề nhân quyền”.
Lợi ích cốt lõi của Mỹ và Trung Quốc. Nguồn: OntheNet
Lợi ích cốt lõi của Mỹ và Trung Quốc. Nguồn: OntheNet
CSVN biết rằng hai chữ “nhân quyền” hiểu theo nghĩa Mỹ không phải thả các tù nhân lương tâm và công nhận quyền tự do ngôn luận. “Nhân quyền” theo nghĩa Mỹ là phải “xa thằng Trung Quốc ra.” Nay Đại Sứ Shear tuyên bố “mong muốn Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc”, có nghĩa là Mỹ sắp bán hỏa tiễn tầm trung cho Việt Nam. Nhưng Việt Nam thích hỏa tiễn của Nga hay của Ấn Độ hơn, vì dùng của Mỹ mà Mỹ “trở chứng” thì mệt. Gương VNCH còn đó.
Làm sao chế ngự Trung Quốc?
Edward Nicolae Luttwak, một chiến lược gia về quân sự của Mỹ và là chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã có ý kiến về kiềm chế “nguy cơ Trung Quốc” như sau.
Về giải pháp quân sự, Luttwak cho rằng dùng giải pháp này để giải quyết vấn đề Trung Quốc là không thể được xét trên mọi góc độ, ngay cả trong trường hợp Quân đội Mỹ có ưu thế thống trị chiến trường. Trong kỷ nguyên của vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang giữa hai cường quốc quân sự có thể rất dễ dàng dẫn đến thảm họa toàn cầu.
Về giải pháp kinh tế, Luttwak nói rằng Mỹ hoàn toàn có khả năng phong tỏa con đường huyết mạch trên biển của Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc duy trì tốt quan hệ chiến lược với Nga thì không có gì bảo đảm chiến lược phong tỏa sẽ thành công.
Trước nguy cơ đó, Luttwak cho rằng các quốc gia khác phải liên kết lại trong các hoạt động phản kháng hiệu quả. Hình như hiện nay Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đang đi theo giải pháp đó. Nhưng còn “quyền lợi cốt lõi” đang có giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì sao?
Rõ ràng là Mỹ và Nhật đang trở lại Đông Nam Á qua ngả Việt Nam. Con đường xuyên Á khởi sự từ Việt Nam là con đường huyết mạch. Trung Quốc đã thấy nên đang cố chận ở Cambodia và Miến Điện. Cuộc chiến còn dài và gay cấn.
Ngày 8-08-2013.

Bài do tác giả gởi. DCVOnline minh hoạ.
  • comment



Minh Đức 
Trích: "Bốn nước chính trong vùng là Indonesia, Malaysia, Brunei và Việt Nam đang đi nước đôi vì không tin vào Mỹ. Họ cho rằng Mỹ có quá nhiều quyền lợi ở Trung Quốc nên không muốn đụng độ với Trung Quốc."
Các nước kia có thể có các lý do khác với Việt Nam. Việt Nam không dám đi sát với Mỹ vì sợ diễn biến hòa bình. Đồng thời làm ăn buôn bán với Mỹ thì Mỹ cũng muốn những người như Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân được tự do phát biểu, được tự do thành lập các tổ chức, hội đoàn... Mỹ vừa buôn bán vừa tìm cách thay đổi cơ cấu xã hội tại Việt Nam. Thay đổi từ một chế độ độc tài toàn trị, một thiểu số kiểm soát tất cả thành một nước mà mọi người có quyền tham gia góp ý kiến, có quyền ảnh hưởng đến chính quyền. Nga và Trung Quốc thì không cần thay đổi cơ chế xã hội tại Việt Nam. Trung Quốc muốn cho cơ chế xã hội Việt Nam không đổi, nghĩa là giống như Trung Quốc. Nga thì không cho cơ chế xã hội tại Việt Nam là có vấn đề vì Putin muốn siết xã hội Nga lại cho giống Trung Quốc và Việt Nam.
Mối lo diễn biến là hòa bình mới là mối lo hàng đầu của lãnh đạo CSVN. Còn việc chống lại Trung Quốc thì chỉ được xem là thứ yếu. Điều này thấy khá rõ. Trung Quốc có chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và lấn áp Việt Nam thêm 500 năm nữa thì các đảng viên CSVN vẫn giữ được quyền lực, tiền bạc, địa vị và truyền lại cho con cháu mình. Còn bị diễn biến hòa bình thì họ mất tất cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét