Mọi người, đặc biệt là người trẻ, cần sáng suốt nhìn nhận mọi vấn đề, không nên quá kỹ tính kiêng khem, mê tín. Sinh ra một tập tục, sự kiêng kỵ không khó nhưng bỏ đi ý thức về chúng thì không đơn giản chút nào.
Tháng cô hồn là một cụm từ khiến rất nhiều người dị ứng, không chỉ có dân kinh doanh mà ngay đến công chức, sinh viên cũng tỏ ra ái ngại. Rất nhiều lời truyền tai “không nên làm cái này cái kia” khiến nhiều người phải rợn da gà.
Chúng tôi có cuộc trao đổi với GS, TS Phạm Đức Dương (chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học) về nguồn gốc tháng cô hồn cũng như cách giải thoát sự lo âu của mỗi người.
Thưa GS Phạm Đức Dương, xin giáo sư cho biết nguồn gốc của tháng cô hồn được lưu truyền trong dân gian?
Nói về nguồn gốc của tháng cô hồn trong dân gian, truyền thuyết có kể lại rằng, vào ngày này trước đây, Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ ra khỏi kiếp quỷ đói. Chính từ truyền thuyết này mà ngày lễ Vu Lan cũng được sinh ra, trở thành ngày để tưởng nhớ công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ.
Chuyện kể rằng, Bồ Tát Mục Kiền Liên vốn là một vị cao tăng thần thông quảng đại, hiếu nghĩa vô cùng. Khi mẹ của ông là bà Thanh Đề qua đời, ông nhớ mẹ da diết và cố gắng đi tìm mẹ.
Vì khi còn sống mẹ ông gây nhiều nghiệp ác nên khi chết đi, bà phải làm quỷ đói và bị hành hạ rất thương tâm. Thương mẹ, ông đem cơm đến dâng mẹ, tuy nhiên cứ khi nào đồ ăn được dâng tới tận miệng thì chúng lại hóa thành than lửa, mẹ ông không tài nào ăn được.
Bồ tát khẩn thiết kêu van xin Phật tìm cách cứu mẹ, lúc đó ông được biết ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để mang đồ cho mẹ ăn và ông đã cứu mẹ thành công. Và đó chính là sự tích của lễ Vu Lan. Lễ Vu lan Rằm tháng 7 là một trong những ngày trọng đại và thiêng liêng nhất của Phật giáo.
Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước thuộc châu Á coi tháng 7 âm lịch và đặc biệt là ngày Rằm tháng 7 là ngày chỉ dành cho người cõi âm, người đã chết, chết oan uổng, chết bất đắc kỳ tử, không có người thờ cúng.
Người ta cho rằng, trong suốt tháng này những vong hồn từ dưới địa ngục sẽ vảng vất, xuất hiện ngay tại dương gian. Rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ Xá tội vong nhân trùng với lễ Vu Lan, báo hiếu cha mẹ.
Bản chất của ngày Rằm này rất nhân bản, là lòng yêu thương con người với con người. Ngày có ý nghĩa mọi người tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, nó giống như lễ Vu Lan, những người con hướng về mẹ vậy.
Nhiều người truyền miệng nhau rằng vào ngày Rằm này thì những linh hồn người chết ở dưới địa ngục sẽ được giảm tội, cửa địa ngục sẽ mở để cho họ về thăm người thân.
Hành động của mọi người rất nhân văn được thể hiện là bên cạnh việc thắp hương thờ cúng tổ tiên, rất nhiều gia đình còn cúng cô hồn, họ cầu nguyện cho những linh hồn sa cơ, những vong linh ẩn dật thân cô thế cô, không nơi nương tựa được siêu thoát.
Nhắc tới tháng cô hồn, không ít người cho rằng đó là khoảng thời gian đen đủi, làm gì thua nấy, chơi cũng khó, làm chẳng xong thậm chí sức khỏe bị yếu đi nhiều… Giáo sư nghĩ sao về quan niệm này?
Vì mục đích rất nhân văn như đã nêu trên nên không thể nói rằng thời điểm này là đen đủi, xui xẻo như nhiều người tâm niệm. Đúng là hiện nay có không ít người quan niệm rằng tháng cô hồn này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới… Tôi cho rằng những quan niệm này không đúng và hoàn toàn không có cơ sở.
Vì sự hiểu sai nên có không ít người thất bại trong công việc, rất dễ hiểu đó là khi tâm lý họ không cố gắng, ái ngại thì thành công lại khó có thể với tới. Có không ít người cho rằng do quy luật thiên nhiên, đây là tháng ngâu, mưa gió thất thường, đúng lúc đó tinh thần con người không sáng suốt, hành động sai ảnh hưởng tới cuộc sống, luận điểm này không sai và có thể chấp nhận được song chỉ đúng với thời tiết miền Bắc.
Hiện nay, mọi người đang truyền tay nhau về 18 điều cấm kỵ, nhiều điều nghe rất đáng sợ ví dụ như không để chuông gió trước đầu giường dễ thu hút ma quỷ tới nhà quấy nhiễu, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối bởi dễ chụp… cùng ma. Người trẻ đứng trước “lời răn” này họ sợ vô cùng, ông nghĩ thế nào về tâm lý của họ?
Có kiêng có lành, nhiều người nghĩ như vậy và thực hiện theo, họ thấy khi thực hiện những điều đó họ thấy yên tâm. Thực tế, việc kiêng kỵ thì ở dân tộc nào cũng có, đất nước nào cũng có dù là nước tiên tiến, hiện đại nhất. Kiêng ở một góc độ nào đó nó đã giúp tâm lý con người được vững tâm.
Từ xưa đến nay, trong văn hóa tâm linh của hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có những tập tục kiêng kỵ nhằm có được may mắn, tránh vận xui rủi. Tuy nhiên, việc kiêng kỵ cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt.
Ông có lời khuyên gì dành cho mọi người trước vấn nạn mê tín thái quá này?
Thực ra ngày nào, tháng nào cũng như nhau, nếu chúng ta sống bằng tâm, đức, không lừa lọc dối trá thì không cần thiết phải lo lắng, sợ hãi thời điểm này. Mọi người, đặc biệt là người trẻ, cần sáng suốt nhìn nhận mọi vấn đề, không nên quá kỹ tính kiêng khem, mê tín. Sinh ra một tập tục, sự kiêng kỵ không khó nhưng bỏ đi ý thức về chúng thì không đơn giản chút nào.
Xin cảm ơn giáo sư!
Chúng tôi có cuộc trao đổi với GS, TS Phạm Đức Dương (chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học) về nguồn gốc tháng cô hồn cũng như cách giải thoát sự lo âu của mỗi người.
GS.TS Phạm Đức Dương |
Thưa GS Phạm Đức Dương, xin giáo sư cho biết nguồn gốc của tháng cô hồn được lưu truyền trong dân gian?
Nói về nguồn gốc của tháng cô hồn trong dân gian, truyền thuyết có kể lại rằng, vào ngày này trước đây, Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ ra khỏi kiếp quỷ đói. Chính từ truyền thuyết này mà ngày lễ Vu Lan cũng được sinh ra, trở thành ngày để tưởng nhớ công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ.
Chuyện kể rằng, Bồ Tát Mục Kiền Liên vốn là một vị cao tăng thần thông quảng đại, hiếu nghĩa vô cùng. Khi mẹ của ông là bà Thanh Đề qua đời, ông nhớ mẹ da diết và cố gắng đi tìm mẹ.
Vì khi còn sống mẹ ông gây nhiều nghiệp ác nên khi chết đi, bà phải làm quỷ đói và bị hành hạ rất thương tâm. Thương mẹ, ông đem cơm đến dâng mẹ, tuy nhiên cứ khi nào đồ ăn được dâng tới tận miệng thì chúng lại hóa thành than lửa, mẹ ông không tài nào ăn được.
Bồ tát khẩn thiết kêu van xin Phật tìm cách cứu mẹ, lúc đó ông được biết ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để mang đồ cho mẹ ăn và ông đã cứu mẹ thành công. Và đó chính là sự tích của lễ Vu Lan. Lễ Vu lan Rằm tháng 7 là một trong những ngày trọng đại và thiêng liêng nhất của Phật giáo.
Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước thuộc châu Á coi tháng 7 âm lịch và đặc biệt là ngày Rằm tháng 7 là ngày chỉ dành cho người cõi âm, người đã chết, chết oan uổng, chết bất đắc kỳ tử, không có người thờ cúng.
Người ta cho rằng, trong suốt tháng này những vong hồn từ dưới địa ngục sẽ vảng vất, xuất hiện ngay tại dương gian. Rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ Xá tội vong nhân trùng với lễ Vu Lan, báo hiếu cha mẹ.
Bản chất của ngày Rằm này rất nhân bản, là lòng yêu thương con người với con người. Ngày có ý nghĩa mọi người tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, nó giống như lễ Vu Lan, những người con hướng về mẹ vậy.
Nhiều người truyền miệng nhau rằng vào ngày Rằm này thì những linh hồn người chết ở dưới địa ngục sẽ được giảm tội, cửa địa ngục sẽ mở để cho họ về thăm người thân.
Hành động của mọi người rất nhân văn được thể hiện là bên cạnh việc thắp hương thờ cúng tổ tiên, rất nhiều gia đình còn cúng cô hồn, họ cầu nguyện cho những linh hồn sa cơ, những vong linh ẩn dật thân cô thế cô, không nơi nương tựa được siêu thoát.
Nhắc tới tháng cô hồn, không ít người cho rằng đó là khoảng thời gian đen đủi, làm gì thua nấy, chơi cũng khó, làm chẳng xong thậm chí sức khỏe bị yếu đi nhiều… Giáo sư nghĩ sao về quan niệm này?
Vì mục đích rất nhân văn như đã nêu trên nên không thể nói rằng thời điểm này là đen đủi, xui xẻo như nhiều người tâm niệm. Đúng là hiện nay có không ít người quan niệm rằng tháng cô hồn này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới… Tôi cho rằng những quan niệm này không đúng và hoàn toàn không có cơ sở.
Vì sự hiểu sai nên có không ít người thất bại trong công việc, rất dễ hiểu đó là khi tâm lý họ không cố gắng, ái ngại thì thành công lại khó có thể với tới. Có không ít người cho rằng do quy luật thiên nhiên, đây là tháng ngâu, mưa gió thất thường, đúng lúc đó tinh thần con người không sáng suốt, hành động sai ảnh hưởng tới cuộc sống, luận điểm này không sai và có thể chấp nhận được song chỉ đúng với thời tiết miền Bắc.
Hiện nay, mọi người đang truyền tay nhau về 18 điều cấm kỵ, nhiều điều nghe rất đáng sợ ví dụ như không để chuông gió trước đầu giường dễ thu hút ma quỷ tới nhà quấy nhiễu, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối bởi dễ chụp… cùng ma. Người trẻ đứng trước “lời răn” này họ sợ vô cùng, ông nghĩ thế nào về tâm lý của họ?
Có kiêng có lành, nhiều người nghĩ như vậy và thực hiện theo, họ thấy khi thực hiện những điều đó họ thấy yên tâm. Thực tế, việc kiêng kỵ thì ở dân tộc nào cũng có, đất nước nào cũng có dù là nước tiên tiến, hiện đại nhất. Kiêng ở một góc độ nào đó nó đã giúp tâm lý con người được vững tâm.
Từ xưa đến nay, trong văn hóa tâm linh của hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có những tập tục kiêng kỵ nhằm có được may mắn, tránh vận xui rủi. Tuy nhiên, việc kiêng kỵ cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt.
Ông có lời khuyên gì dành cho mọi người trước vấn nạn mê tín thái quá này?
Thực ra ngày nào, tháng nào cũng như nhau, nếu chúng ta sống bằng tâm, đức, không lừa lọc dối trá thì không cần thiết phải lo lắng, sợ hãi thời điểm này. Mọi người, đặc biệt là người trẻ, cần sáng suốt nhìn nhận mọi vấn đề, không nên quá kỹ tính kiêng khem, mê tín. Sinh ra một tập tục, sự kiêng kỵ không khó nhưng bỏ đi ý thức về chúng thì không đơn giản chút nào.
Xin cảm ơn giáo sư!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét