http://vietbao.com
Chúng ta có thể chờ thêm tới ngày 2-9-2013, tức là Lễ Quốc Khánh Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, để xem sẽ có bao nhiêu tù nhân chính trị được ra khỏi trại tù.
Trang báo Chính Phủ viết:
“...theo Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Thi hành án và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8, Bộ Công an), năm nay, căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn về xét đặc xá, có hơn 15.000 phạm nhân đủ điều kiện để xem xét được hưởng đặc xá. Danh sách được trình Hội đồng Tư vấn đặc xá và Chủ tịch nước xem xét, quyết định nhân dịp Quốc khánh 2/9.” (hết trích)
Các bản tin chính thức không cho biết sẽ trả tuụ do bao nhiêu tù chính trị, nhưng phiên tòa xử Phương Uyên và Nguyên Kha cho thấy một dấu hiệu dịu giọng với quốc tế.
Thực ra, những dấu hiệu mù mờ khác đang làm nhiều người quan ngại. Thí dụ, việc cônga n bố ráp một lớp dạy tiếng Anh của một số blogger có khuynh hướng dân chủ mấy ngày qua. Lúc đó, công an tịch thu tất cả máy tính và điện thoaạ của các blogger -- có thể hiểu rằng, công an muốn biếu trong cac1 máy tính có tài liệu gì, và trong các điện thoạị có số phone của những ai, và trong đó có những tin nhắn nào. Có phải công an nghi ngờ các blogger này có liên hệ với các tổ chức nhân quyền quốc tế và muốn đánh chạn trước, để giảm hoặc sẽ ngăn việc Mạng Lưới Blogger Việt Nam liên kết với các hội nhân quyền quốc tế (như gần nhất, là liên lạc với các hội nhân quyền quốc tế có trụ sở ở Bangkok)?
Và mới hôm Thứ Tư 21-8-2013, công an bắt cóc một blogger. Bản tin Dân Làm Baó viết:
“Lúc 12 giờ trưa nay, 21/8/2013, CA Hà Nội bắt ngờ huy động lực lượng kéo đến chặn bắt anh Nguyễn Văn Dũng (Facebook Aduku Adk). Tại thời điểm bị bắt, anh Dũng kịp nhắn tin ra ngoài thông báo về việc anh cùng một người bạn nữ bị bắt khi đang đi trên đường...” (hết trích)
Cho tới đêm Thứ Tư (giờ Hà Nội), công an vẫn chưa thả anh Nguyễn Văn Dũng.
Đối với blogger Dũng, chúng ta không biết chính xác có phải công an chỉ muốn hù dọa, hay thực tế đã lập một hồ sơ ghép án để tấn công mạnh mẽ như đã bứng Luật gia Cù Huy Hà Vũ và nhà báo tự do Điếu Cầy.
Nhưng đây là thông điệp trái chiều với phiên tòa của Phương Uyên - Nguyên Kha.
Hay, thử suy đoán theo khu vực, vùng Long An, nơi có phiên tòa xử Phương Uyên và Nguyên Kha là thuộc ảnh hưởng của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang; còn vùng Hà Nội, nơi blogger Nguyễn Văn Dũng là thuộc ảnh hưởng nặng nề của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Chính xác, chúng ta không biết rõ.
Nhưng các dấu hiệu khác cho thấy VN đang muốn kết thân hơn với Mỹ, và ai cũng biết rằng, nếu không cởi mở nhân quyền, sẽ không thể nào hợp tác thân cận hơn.
Bản tin VOA hôm Thứ Tư 21-8-2013 cho biết:
“Phó Thủ tướng Việt Nam hôm 21/8 bắt đầu chuyến công du Mỹ trong 9 ngày nhằm thúc đẩy sự hiểu biết, tin cậy, và hợp tác giữa hai nước.
Truyền thông trong nước loan tin phái đoàn do ông Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu sẽ gặp gỡ một số chính khách Hoa Kỳ, giới chức Văn phòng Điều phối phòng chống HIV/AIDS toàn cầu, giới chức Văn phòng Quản lý Chính sách Kiểm soát ma túy quốc gia của Mỹ cũng như đi thăm một số cơ sở điều trị nghiện ma túy.
Ngoài ra, phái đoàn cũng sẽ tham dự Chương trình Lãnh đạo Quản lý Cao cấp Việt Nam tại trường Harvard Kennedy.
Chuyến đi của ông Phó Thủ tướng Việt Nam diễn ra gần 1 tháng sau chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ hôm 25/7 giữa lúc hai nước Việt-Mỹ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện.
Trở ngại chính đối với kỳ vọng của Hà Nội muốn mua võ khí sát thương từ Mỹ và tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương chính là vấn đề nhân quyền của Việt Nam.”(hết trích)
Trong khi đó, BBC cho biết bí ẩn trong chuyến đi cuủ ông Phúc.
BBC viết hôm Thứ Tư 21-8-2013:
“Tuy nhiên, đang có thông tin nói rằng chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc còn có mục đích tiền trạm cho một chuyến đi Mỹ trong thời gian sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nguồn tin riêng của BBC nói ông Dũng có thể tới New York để tham dự kỳ họp 68 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng Chín, cụ thể là từ 26/9-28/9.
Lịch trình hoạt động của ông thủ tướng, nhất là các cuộc gặp song phương, hiện vẫn còn đang được thảo luận và lên kế hoạch, nguồn tin này cho hay.
Một trong những quan tâm hàng đầu của Việt Nam hiện nay là hoàn tất đàm phán với Hoa Kỳ về việc gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việt Nam đã nỗ lực vận động chính giới Mỹ ủng hộ cho việc gia nhập TPP, mà theo một số ước tính, khi đi vào hiện thực sẽ giúp Việt Nam tăng thu GDP thêm khoảng 25-26 tỷ đôla.
Hà Nội cũng được cho là có nhiều nhượng bộ trước các đòi hỏi của phía Mỹ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình này...”(hết trích)
Nếu đúng là Hà Nội muốn nhượng bộ nhân quyền để gia nhập TPP, các chỉ dấu sẽ hiển lộ trong 10 ngày tới: ngày Lễ Quốc Khánh 2-9 sẽ có bao nhiêu tù nhân chính trị tại VN được thả ra.
Và nếu dịp này không trả tự do cho tù chính trị nổi bật nào, có thể tin rằng cho dù Thượng viện Mỹ không chịu thông qua dự luật Nhân Quyền VN mà Hạ viện Mỹ đã thông qua, con đường tới TPP chắc chắn là trắc trở.
Từ xiết thuết chống phá giá về tôm, cho tới thuế chống phá giá về thép, và sẽ nhiều thứ tương tự. TT Obama có nhân đạo với Hà Nội, cũng sẽ không ngăn nổi các dân cử ở các điạ phương đang cần bảo hộ thương mại, mà nhân quyền sẽ là một lý cớ đầy chính nghĩa, bên cạnh lý cớ chống phá giá, bảo vệ quyền c ông nhân, chống lao động trẻ em, vân vân.
Cả thế giới đều muốn thân Mỹ hơn, thế thì tại sao Hà Nội vẫn cứng rắn, nghiêng hẳn vào lòng đàn anh phương Bắc?
Đó là bí ẩn vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét