Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

VIỆT NAM VÀ INTERNET: SỰ ĐÀN ÁP TÁO BẠO

VIỆT NAM VÀ INTERNET: SỰ ĐÀN 

ÁP TÁO BẠO


R.C., The Economist

Bảo Anh chuyển ngữ
12-08-2013

Vì háo hức thúc đẩy Việt Nam hợp tác, ông Obama chỉ đề cập thoáng qua về hồ sơ nhân quyền cũng như các chiến dịch đàn áp chính trị và kiểm duyệt ngày càng tệ đi của Việt Nam. Có lẽ ông ấy hy vọng rằng sau khi được tâng bốc và nhu nhược trước đối tác Cộng sản thì Việt Nam sẽ nhượng bộ nhiều hơn. Nếu thật là như vậy thì ông đã sai lầm.

SINGAPORE– Chỉ cách đây một vài tuần, Chủ tịch CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang được Tổng thống Barack Obama đón tiếp nồng nhiệt tại Tòa Bạch Ốc. Ông Sang là nguyên thủ thứ hai của Việt Nam chính thức thăm Hoa Kỳ kể từ khi hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

‘Tâng bốc và nhu nhược’

Hai nhà lãnh đạo đã tiếp tục bồi đắp mối quan hệ lên thành “đối tác toàn diện”, điều mà Hoa Kỳ hy vọng sẽ biến Việt Nam thành một trong những đồng minh quan trọng nhất của họ trong một khu vực tương đối có nhiều biến đổi này.

Vì háo hức thúc đẩy Việt Nam hợp tác, ông Obama chỉ đề cập thoáng qua về hồ sơ nhân quyền cũng như các chiến dịch đàn áp chính trị và kiểm duyệt ngày càng tệ đi của Việt Nam. Có lẽ ông ấy hy vọng rằng sau khi được tâng bốc và nhu nhược trước đối tác Cộng sản thì Việt Nam sẽ nhượng bộ nhiều hơn. Nếu thật là như vậy thì ông đã sai lầm.
Những tin tức mới nhất cho biết vào tháng Chín tới đây, chính phủ Việt Nam sẽ áp dụng một quy định mới nhằm hạn chế những người sử dụng các trang mạng truyền thông xã hội trực tuyến chỉ được trao đổi các “thông tin cá nhân”. Theo một bản dịch từ tiếng Việt thì Nghị định 72 cấm xuất bản tài liệu, “cung cấp các thông tin chống lại Việt Nam, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc”.

Nghị định này cũng yêu cầu các tập đoàn Internet khổng lồ như Google và Facebook đặt ít nhất một máy chủ tại Việt Nam, chính là để chính phủ có thể kiểm soát thông tin của những người sử dụng Internet.

Chế giễu siêu cường

Cuộc chiến của nhà nước Việt Nam chống lại những người bất đồng chính kiến ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York cho biết thì tính đến thời điểm này, tổng số blogger và những người bất đồng chính kiến bị nhà nước Việt Nam bắt giam và tuyên án với những cáo buộc mơ hồ như “tuyên truyền chống nhà nước” đã nhiều hơn tổng số trong cả năm 2012.
Theo ước tính, ít nhất 46 nhà hoạt động – bao gồm cả blogger – đã bị kết án trong năm nay. Nghị định 72 sẽ cung cấp cho nhà nước cộng sản này thêm một công cụ pháp lý mạnh mẽ để đàn áp người dân tại đây. Đây là những bằng cho thấy chính phủ Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng hướng dân chủ, điều mà hoàn toàn khác hẳn so với với những nước lân cận trong khu vực như Miến Điện, Malaysia hay thậm chí nước láng giềng Campuchia.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra thông cáo nói rằng họ “quan ngại sâu sắc” về nghị định mới này. Trong thực tế, tác dụng đòn bẫy của Hoa Kỳ đối với các lãnh đạo của Việt Nam dường như đang giảm dần trong lúc Washington thúc đẩy Việt Nam tham gia vào mối quan hệ đối tác toàn diện mới này. Điều chắc chắn là các lãnh đạo Việt Nam đã bước một bước khá táo tạo trong cuộc đàn áp mới này chỉ sau chuyến gặp ông Obama. Việc này chẳng khác nào vẫy mũi chế giễu một siêu cường như Hoa Kỳ, tương tự như những gì đã diễn ra hồi thập niên 1960 và 1970. Điều khác biệt duy nhất là lúc ấy hai nước này đang dấn sâu vào một cuộc chiến tranh toàn diện thay vì mối quan hệ đối tác toàn diện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét