Hạn mạn du ký là thiên ký sự gồm 14 chương kể lại cuộc Đông du của tác giả trong khoảng 6 năm (1908-1914) từ Sài Gòn sang Xiêm La – Hương Cảng – Nhật Bản – Trung Hoa – rồi về Việt Nam.
Hạn mạn du ký trước tiên được viết bằng chữ Hán, đăng tải từ số 22 đến số 35 năm 1919, 1920; sau đó thiên ký sự này được chính tác giả dịch sang chữ Việt và đăng tải ở phần chữ Việt của Nam Phong từ số 38 đến số 43 năm 1920, 1921.
Như đã trình bày, thiên du ký của Nguyễn Bá Trác được ông gọi một cách khiêm tốn là “Hạn mạn du ký” có ý nghĩa “chuyến chơi phiếm” để che đậy một tâm sự. Ông từng là một kẻ sĩ thành danh (đậu cử nhân) theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền… sang Nhật sang Tàu để tìm đường canh tân xứ sở và giải phóng dân tộc. Nhưng con đường cách mạng gian lao, đầy nguy hiểm, sĩ phu có tâm huyết lúc đó chịu áp lực từ nhiều phía không những trước thủ đoạn khủng bố bạo tàn của chính quyền thuộc địa mà còn bị chính quyền các quốc gia như Nhật, Trung Hoa và Xiêm xua đuổi. Một số nhà Nho, lúc trước hăng hái quên mình vì tiền đồ tổ quốc, dần dần thoái chí và trở về cộng tác với chính quyền Pháp, trong đó có Nguyễn Bá Trác.
Bà Phạm thị Ngoạn (con gái của Thượng chi Phạm Quỳnh), một trí thức có dịp hiểu biết nhiều về Nguyễn Bá Trác, trong một luận án về Nam Phong, đã viết về cây bút coi phần chữ Hán của Nam Phong tạp chí như sau:
“Sau khi ông bỏ cuộc (xuất ngoại) trở lại với quê hương, ‘ăn năn hối cải’ và được thâu dụng trong chính quyền thuộc địa…
“Nhà Nho thâm thúy này có một phong độ khác thường khi trình bày với độc giả về tình cảm, tư tưởng và ngay cả những ý nghĩ thầm kín của lòng mình. Là một nhà văn hữu hạng, ông sử dụng thật tài tình lối diễn tả hàm xúc là một nghệ thuật rất thịnh hành trong giới văn nhân thời đó; nói một đàng để độc giả hiểu một nẻo, hay nói rất ít để độc giả nghĩ rất nhiều… Mặt khác qua những sáng tác tản văn, độc giả nhận thấy ở Nguyễn Bá Trác một thái độ chán chường và hoài nghi vốn dĩ là tập quán của làng nho”.
Điều này giúp ta khẳng định được tác phẩm mà ngày nay ta gọi là Hồ Trường là do Nguyễn Bá Trác sáng tác kể cả phần chữ Hán lẫn bản dịch, nhưng ông đã gán cho nó là một Nam phương ca khúc có sẵn của miền nam Trung Hoa.
Đừng nên quên nhà Nho ký thác tâm sự thường kín đáo, mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, lấy chuyện người để kể chuyện mình, như Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên kể lể tâm sự và hành trạng của bản thân mình (xem Nỗi lòng Đồ Chiểu của Phan văn Hùm, 1902-1946) nhưng lại mở đầu tác phẩm bằng câu “trước đèn xem truyện Tây minh!”. Thực ra, trong văn học Trung Hoa nào có một tác phẩm có danh có tên là Tây Minh đâu! Do đó có thể nói chẳng có Nam phương ca khúc có sẵn nào cả mà chỉ có nỗi lòng của một nhà Nho có văn tài, khi thoái chí viết nên lời ca để thanh minh với hậu thế về thái độ “hồi chính” của mình.
Một cây viết tiền chiến, có kiến thức Âu Á rất sâu, và thuộc thế hệ rất gần với Nam Phong và Nguyễn Bá Trác (1881-1945), là Lãng nhân Phùng Tất Đắc (1907-2008), trong tác phẩm Chơi chữ đã nhận xét tinh tế về Hồ Trường và tâm sự tác giả: “Vốn chân cử nhân, lúc thiếu thời có gia nhập một đảng cách mạng. Đi phiêu lưu bên Tàu một dạo, ông từng làm ra bài Hồ Trường lâm ly khẳng khái… Sau ít năm giang hồ ông về đầu thú, phản thầy là cụ Sào Nam, tố giác bạn trong đó có Đặng văn Phương tức Đặng Đình Thanh, người Cần Thơ từng du học ở Đông Kinh, tại Đồng văn thư viện. Do đó ông cử nhân cách mạng được bổ làm quan, chẳng bao lâu đã lên tới đến chức tổng đốc”.
Trong Phan Bội Châu niên biểu (do Nguyễn Khắc Ngữ chú thích) còn ghi rằng Tiêu đẩu (Nguyễn Bá Trác) chính là người tố cáo nhà cách mạng Trần Hữu Lực khiến ông này bị bắt và bị xử bắn ở Hà Nội (cùng với Hoàng Trọng Mậu) vào năm 1915.
Có tâm trạng day dứt như thế nên sau này trong các tác phẩm thơ ca như Bài tự tình với sông Hương (Nam Phong số 2), Bài hát tâm sự (Tạp chí Khuyến học số 9, 1936), Nguyễn Bá Trác đều bày tỏ nỗi lòng “một mình biết, một mình mình hay”:
Đừng nên quên nhà Nho ký thác tâm sự thường kín đáo, mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, lấy chuyện người để kể chuyện mình, như Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên kể lể tâm sự và hành trạng của bản thân mình (xem Nỗi lòng Đồ Chiểu của Phan văn Hùm, 1902-1946) nhưng lại mở đầu tác phẩm bằng câu “trước đèn xem truyện Tây minh!”. Thực ra, trong văn học Trung Hoa nào có một tác phẩm có danh có tên là Tây Minh đâu! Do đó có thể nói chẳng có Nam phương ca khúc có sẵn nào cả mà chỉ có nỗi lòng của một nhà Nho có văn tài, khi thoái chí viết nên lời ca để thanh minh với hậu thế về thái độ “hồi chính” của mình.
Một cây viết tiền chiến, có kiến thức Âu Á rất sâu, và thuộc thế hệ rất gần với Nam Phong và Nguyễn Bá Trác (1881-1945), là Lãng nhân Phùng Tất Đắc (1907-2008), trong tác phẩm Chơi chữ đã nhận xét tinh tế về Hồ Trường và tâm sự tác giả: “Vốn chân cử nhân, lúc thiếu thời có gia nhập một đảng cách mạng. Đi phiêu lưu bên Tàu một dạo, ông từng làm ra bài Hồ Trường lâm ly khẳng khái… Sau ít năm giang hồ ông về đầu thú, phản thầy là cụ Sào Nam, tố giác bạn trong đó có Đặng văn Phương tức Đặng Đình Thanh, người Cần Thơ từng du học ở Đông Kinh, tại Đồng văn thư viện. Do đó ông cử nhân cách mạng được bổ làm quan, chẳng bao lâu đã lên tới đến chức tổng đốc”.
Trong Phan Bội Châu niên biểu (do Nguyễn Khắc Ngữ chú thích) còn ghi rằng Tiêu đẩu (Nguyễn Bá Trác) chính là người tố cáo nhà cách mạng Trần Hữu Lực khiến ông này bị bắt và bị xử bắn ở Hà Nội (cùng với Hoàng Trọng Mậu) vào năm 1915.
Có tâm trạng day dứt như thế nên sau này trong các tác phẩm thơ ca như Bài tự tình với sông Hương (Nam Phong số 2), Bài hát tâm sự (Tạp chí Khuyến học số 9, 1936), Nguyễn Bá Trác đều bày tỏ nỗi lòng “một mình biết, một mình mình hay”:
“Ai giận gió, ai hờn mây, ai cười hoa, ai ghẹo nguyệt
Mặc ai ai ta chỉ biết có mình
Khác nhau vì một chữ tình!”
Mặc ai ai ta chỉ biết có mình
Khác nhau vì một chữ tình!”
Chúng ta trở lại phần trích trong Hạn mạn du ký sau đây để thấy rõ bài ca Hồ Trường ra đời trong hoàn cảnh nào:
“Một hôm trời đã chiều hôm, hiu hiu gió bể, chúng tôi (tác giả và người bạn được gọi là Nguyên quân mà người ta ngờ rằng chính là Trần Hữu Lực) làm việc vừa xong, rủ nhau đi chơi phố. Nguyên quân cao hứng muốn vào tửu lâu, tôi cũng hợp ý; bèn thuê xe đến ngay Đào Đào quán ở trong tô giới. Nguyên quân cả năm không hay uống rượu đã uống thì say, đã say thì hay hát. Hát không hiểu khúc, song tiếng trong mà cao; cứ nghêu ngao mấy câu cổ phong, tự người ngoại quốc nghe đã lấy làm kiêu điệu lắm; cho nên ngày ở Quế Lâm, thi tốt nghiệp rồi, Nguyên quân say rượu tay gõ miệng hát, anh em đồng học đều khen là danh ca. Chiều hôm ấy, rượu ngà ngà, Nguyên quân cũng đứng dậy mà hát. Cách phòng có một người khách, tên là Lưu mỗ, là người Trực Lệ, hiện làm quan võ coi lính ở Quảng Tây, nghe Nguyên quân hát, bèn vào phòng, chào nói tên họ, rồi hỏi Nguyên quân: “Tôi nhớ năm xưa có gặp Quý hữu một lần ở tại Đông Kinh nước Nhật”. Nguyên quân nói: “Lâu ngày không nhớ cho rõ”. Khách lại hỏi: “Vừa nghe Quý hữu hát ấy là điệu gì?”. Nguyên quân nói: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương Nam”. Khách nói: “Nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, Nam phương có điệu hát đến như thế ru?” – Nói rồi, liền gọi thằng hầu lấy bút giấy, xin Nguyên quân viết bài hát cho mà xem. Nguyên quân cầm bút viết ngay.
“Một hôm trời đã chiều hôm, hiu hiu gió bể, chúng tôi (tác giả và người bạn được gọi là Nguyên quân mà người ta ngờ rằng chính là Trần Hữu Lực) làm việc vừa xong, rủ nhau đi chơi phố. Nguyên quân cao hứng muốn vào tửu lâu, tôi cũng hợp ý; bèn thuê xe đến ngay Đào Đào quán ở trong tô giới. Nguyên quân cả năm không hay uống rượu đã uống thì say, đã say thì hay hát. Hát không hiểu khúc, song tiếng trong mà cao; cứ nghêu ngao mấy câu cổ phong, tự người ngoại quốc nghe đã lấy làm kiêu điệu lắm; cho nên ngày ở Quế Lâm, thi tốt nghiệp rồi, Nguyên quân say rượu tay gõ miệng hát, anh em đồng học đều khen là danh ca. Chiều hôm ấy, rượu ngà ngà, Nguyên quân cũng đứng dậy mà hát. Cách phòng có một người khách, tên là Lưu mỗ, là người Trực Lệ, hiện làm quan võ coi lính ở Quảng Tây, nghe Nguyên quân hát, bèn vào phòng, chào nói tên họ, rồi hỏi Nguyên quân: “Tôi nhớ năm xưa có gặp Quý hữu một lần ở tại Đông Kinh nước Nhật”. Nguyên quân nói: “Lâu ngày không nhớ cho rõ”. Khách lại hỏi: “Vừa nghe Quý hữu hát ấy là điệu gì?”. Nguyên quân nói: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương Nam”. Khách nói: “Nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, Nam phương có điệu hát đến như thế ru?” – Nói rồi, liền gọi thằng hầu lấy bút giấy, xin Nguyên quân viết bài hát cho mà xem. Nguyên quân cầm bút viết ngay.
Bài hát dịch ra như sau này:
Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương.
Trời nam nghìn dặm thẳm; mây nước một mầu sương.
Học không thành, công chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc; trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể Đông chẩy xiết, sinh cuồng lan.
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan;
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết lòng ta hay;
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.”
Hạn mạn du ký kể tiếp: sau khi trò chuyện, người khách họ Lưu hiểu tâm trạng kẻ sĩ phương nam (là tác giả và Nguyên quân) phải lưu lạc nơi đất bắc vì tiền đồ tổ quốc nên thông cảm và hứa giúp đỡ bằng cách giới thiệu họ vào trường lục quân ở Quảng Tây để theo học và có nơi nương nhờ. Sau đó bộ ba từ biệt và tác giả viết tiếp:
“Tôi với Nguyên quân về nhà trọ rồi, cứ nghĩ lời Lưu quân nói, thêm ngao ngán cho cái tiền đồ của mình, đã trải mấy lần tìm đường lướt sóng, mà nay hãy còn lênh đênh trong sông khổ bến mê; ở đời không sợ hoạn nạn, chỉ lo hư sinh. Như mình đã bôn đông tẩu tây, ăn cay uống đắng, có phải là sợ hoạn nạn đâu, chỉ sợ chí lớn tài hèn, chiếc thân lưu lạc; rồi đây chẳng làm nên công trạng gì, đem nắm xương tàn, gửi với cỏ cây nơi đất khách, nhân sinh đến thế thời cũng đáng thương cho đời lắm thay! Hai người cứ ngơ ngẩn nhìn nhau, ngổn ngang trăm mối, tiền đồ chưa quyết là làm sao. Nguyên quân lại nói: ‘Chúng ta đã đến cái địa bộ này, Nam, Bắc, Đông, Tây đi đâu mà không được. Thôi! Tôi với anh, kể từ hôm nay vi thủy, hẹn bốn năm nữa chỉ là một người học sinh; còn nghĩa bằng hữu, tình cố quốc, hãy để một bên, bốn năm sau ta sẽ định’”. Thương nghị rồi, chuông đã năm giờ, chúng tôi đi nghỉ.”
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương.
Trời nam nghìn dặm thẳm; mây nước một mầu sương.
Học không thành, công chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc; trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể Đông chẩy xiết, sinh cuồng lan.
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan;
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết lòng ta hay;
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.”
Hạn mạn du ký kể tiếp: sau khi trò chuyện, người khách họ Lưu hiểu tâm trạng kẻ sĩ phương nam (là tác giả và Nguyên quân) phải lưu lạc nơi đất bắc vì tiền đồ tổ quốc nên thông cảm và hứa giúp đỡ bằng cách giới thiệu họ vào trường lục quân ở Quảng Tây để theo học và có nơi nương nhờ. Sau đó bộ ba từ biệt và tác giả viết tiếp:
“Tôi với Nguyên quân về nhà trọ rồi, cứ nghĩ lời Lưu quân nói, thêm ngao ngán cho cái tiền đồ của mình, đã trải mấy lần tìm đường lướt sóng, mà nay hãy còn lênh đênh trong sông khổ bến mê; ở đời không sợ hoạn nạn, chỉ lo hư sinh. Như mình đã bôn đông tẩu tây, ăn cay uống đắng, có phải là sợ hoạn nạn đâu, chỉ sợ chí lớn tài hèn, chiếc thân lưu lạc; rồi đây chẳng làm nên công trạng gì, đem nắm xương tàn, gửi với cỏ cây nơi đất khách, nhân sinh đến thế thời cũng đáng thương cho đời lắm thay! Hai người cứ ngơ ngẩn nhìn nhau, ngổn ngang trăm mối, tiền đồ chưa quyết là làm sao. Nguyên quân lại nói: ‘Chúng ta đã đến cái địa bộ này, Nam, Bắc, Đông, Tây đi đâu mà không được. Thôi! Tôi với anh, kể từ hôm nay vi thủy, hẹn bốn năm nữa chỉ là một người học sinh; còn nghĩa bằng hữu, tình cố quốc, hãy để một bên, bốn năm sau ta sẽ định’”. Thương nghị rồi, chuông đã năm giờ, chúng tôi đi nghỉ.”
Sau đây là phần chữ Hán của bài ca Hồ Trường (hồ là bình rượu, trường là chén uống rượu):
Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường
Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương
Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu cơ thời hề, tọa thị bách niên thân thế khu âm dương.
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ hề, thí lai đối chước hữu dư trường.
Dư trường trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan.
Dư trường trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương.
Dư trường trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương.
Dư trường trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử
Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương
Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu cơ thời hề, tọa thị bách niên thân thế khu âm dương.
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ hề, thí lai đối chước hữu dư trường.
Dư trường trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan.
Dư trường trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương.
Dư trường trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương.
Dư trường trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử
Nguyên tác và bản dịch đều là tác phẩm rất giá trị về hình thức và nội dung. Qua bài này có thể thấy được nỗi lòng của nhà Nho phải lưu lạc nơi tha hương trong cơn quốc biến và tài hoa của tác giả.
Đây là tâm trạng thực của Nguyễn Bá Trác vào khoảng 1910 trước khi ông về Quảng Tây theo học võ bị.
Còn bốn năm sau, 1914, ông về Sài Gòn đầu thú lại là việc khác, không hề gây tổn hại tới ảnh hưởng của tác phẩm đúng như Giáo sư Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên đã nhận xét: “Trong thiên du ký, đặc biệt có một bài ca do một người bạn tác giả gặp ở Thượng Hải, cùng trong cái cảnh đào vong vì quốc sự, thường nghêu ngao hát những lúc mượn chén tiêu sầu nơi lữ điếm. Bài ca ấy, độc giả bấy giờ và nhất là bọn cách mạng lớp sau, ai cũng thích, thường học thuộc và ngâm nga.”
Đây là tâm trạng thực của Nguyễn Bá Trác vào khoảng 1910 trước khi ông về Quảng Tây theo học võ bị.
Còn bốn năm sau, 1914, ông về Sài Gòn đầu thú lại là việc khác, không hề gây tổn hại tới ảnh hưởng của tác phẩm đúng như Giáo sư Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên đã nhận xét: “Trong thiên du ký, đặc biệt có một bài ca do một người bạn tác giả gặp ở Thượng Hải, cùng trong cái cảnh đào vong vì quốc sự, thường nghêu ngao hát những lúc mượn chén tiêu sầu nơi lữ điếm. Bài ca ấy, độc giả bấy giờ và nhất là bọn cách mạng lớp sau, ai cũng thích, thường học thuộc và ngâm nga.”
Hoàng Yên Lưu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét