Hình: Quách Văn Phan và hai người con tại tòa
Đoàn Dự ghi chép
Thưa quý bạn, ngay những người ở trong nước hiện nay cũng phải kêu lên rằng không hiểu tại sao bây giờ người ta hay giết nhau đến thế: cha giết con, con giết cha, vợ giết chồng, chồng giết vợ, rồi bạn bè hoặc người đi đường giết nhau, đủ thứ hết và xảy ra như cơm bữa, kể sao cho xiết. Ngày trước, đức Khổng Tử có nói: “Con giết cha, vợ giết chồng, bầy tôi giết vua, những chuyện đó đều có nguyên nhân sâu xa của nó, không phải một ngày một bữa mà xảy ra được”. Lúc ông Khổng Tử nói là vào thời của… Khổng Tử, tức cách đây khoảng 2500 năm, còn bây giờ thì lung tung beng, chẳng có gì là sâu xa hết tại vì con người sống gần như không có tình cảm, không trái tim, chỉ lấy cái ác làm chính, xin mời quý bạn xem qua cho biết.
I. Gã đàn ông vô lương tâm
Một câu chuyện có quá nhiều tình tiết ly kỳ, kinh hoàng, thương tâm, đau xót… đến mức chỉ có thể xảy ra trong phim ảnh, lại có thật ở ngoài đời, được tái hiện trong phiên xét xử phúc thẩm của Tòa án Hà Nội ngày 7/11/2013.
Đó là gã Quách Văn Phan, 51 tuổi, ngụ tại thị xã Sơn Tây, nay thuộc ngoại ô Hà Nội. Y đánh chết vợ trong lúc cãi nhau rồi bỏ xác vợ vào trong bể nuôi cá, lấy gạch, đá chất lên giả như vợ trượt chân ngã và bị gạch đá đè chết. Mười ngày sau, y thú tội với bà cô ruột và được anh em, họ hàng họp bàn, tha thứ, không báo với công an để y được sống với hai con, một trai một gái, tương đối đã trưởng thành, người con trai đã lập gia đình.
Một câu chuyện có quá nhiều tình tiết ly kỳ, kinh hoàng, thương tâm, đau xót… đến mức chỉ có thể xảy ra trong phim ảnh, lại có thật ở ngoài đời, được tái hiện trong phiên xét xử phúc thẩm của Tòa án Hà Nội ngày 7/11/2013.
Đó là gã Quách Văn Phan, 51 tuổi, ngụ tại thị xã Sơn Tây, nay thuộc ngoại ô Hà Nội. Y đánh chết vợ trong lúc cãi nhau rồi bỏ xác vợ vào trong bể nuôi cá, lấy gạch, đá chất lên giả như vợ trượt chân ngã và bị gạch đá đè chết. Mười ngày sau, y thú tội với bà cô ruột và được anh em, họ hàng họp bàn, tha thứ, không báo với công an để y được sống với hai con, một trai một gái, tương đối đã trưởng thành, người con trai đã lập gia đình.
Hơn một năm sau, chưa hết tang vợ, y đem nhân tình về nhà, người con trai cự nự, khóc trước bàn thờ mẹ; y tức giận đập ảnh vợ, xé, đốt và đổ bát nhang, thắp hương nguyền rủa cho vong linh vợ không được siêu thoát. Người con căm giận phản đối, đuổi người đàn bà kia đi, y đánh con, vác dao đòi chém để bênh vực nhân tình. Người em con chú con bác ruột của y nhà ở bên cạnh và họ hàng chạy sang khuyên can, y xô người em đó ngã chết. Mẹ chết, chú chết do sự tàn bạo của kẻ làm cha vô lương tâm, người con trong lúc nóng giận bèn làm đơn tố cáo Quách Văn Phan về hai tội giết vợ và xô chết em họ. Gã đàn ông vô lương tâm bị bắt, bị truy tố ra tòa, ngay vị chủ tọa phiên tòa (chánh án) cũng phải nói: “Bị cáo là con vật, không phải con người!” Sau đây là lời bào chữa “chạy tội” của tên Quách Văn Phan trước tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm tại Hà Nội.
Phan khai trước tòa sơ thẩm: “Bị cáo chung sống với vợ suốt 30 năm, có hai mặt con, một trai một gái. Hai vợ chồng đến các lò mổ lấy lòng heo về làm rồi bán lại cho các mối quen, đồng thời cũng nuôi cá, nuôi gà để có thêm thu nhập.
“Sáng 30/6/2011, do không có hàng nên bị cáo và vợ ở nhà dọn chuồng gà. Hai vợ chồng có điều xích mích, nói qua nói lại to tiếng, bị cáo tát vợ một cái. Vợ bị cáo cầm chiếc chổi tre chống lại, bị cáo bèn rút thanh gỗ trên giàn trầu phang 3 – 4 cái rồi bỏ vào trong nhà hút thuốc lào.
“Năm phút sau, bị cáo ra thì thấy vợ nằm sấp; bị cáo sờ tim, sờ mặt, sờ mũi không thấy thở nữa. Quá bối rối, bị cáo bỏ vợ vào cái bể cá trước nhà, bưng thau thức ăn nuôi cá ra để cạnh bể rồi chồng gạch, đá lên xác vợ, giả như vợ dọn bể cá bị gạch đá đè sập chết. Sau đó bị cáo giả vờ đi mua xi-măng, về đến cổng nhà, gọi cửa thật to để hàng xóm nghe thấy mà không nghe tiếng trả lời: khi bước ra chỗ hồ cá, bị cáo bèn hô hoán lên. Hàng xóm chạy qua, ai cũng tin là vợ bị cáo chết do tai nạn.
“Mười ngày sau, bị cáo ân hận nên kể sự thật với bà cô ruột. Anh em tộc họ nhà bị cáo biết, đã họp bàn, bắt bị cáo viết bản kiểm điểm nhưng không tố cáo với chính quyền mà để bị cáo làm ăn sinh sống với hai con…”.
Với câu hỏi về thói quen đánh vợ, Quách Văn Phan trả lời: “Không đâu…, bị cáo thương vợ lắm. Nhưng vợ bị cáo hay ghen nên nhiều khi làm bị cáo nổi nóng. Bị cáo thương vợ, quý vợ đến nỗi không giữ được sự thật giết vợ trong lòng nên mới kể lại với bà cô ruột”.
- “Thế còn chuyện giết người em con chú bác ruột?”.
- “Do hơn một năm sau, bị cáo cô đơn quá, có qua lại với một chị gần nhà thì bị các con của bị cáo phản đối. Ngày 9/10/2012, con trai của bị cáo đi Hà Nội về, thấy bị cáo đưa bạn gái đến nhà thì không bằng lòng, cự nự. Nó thắp nhang lên bàn thờ mẹ nó, khóc và mách với mẹ là bị cáo chỉ lo chuyện trai gái, không lo cho hai anh em nó. Bị cáo tức giận đánh nó. Thật lòng bị cáo không muốn đánh con vì nó đã lớn, có vợ rồi, nhưng do nóng tính nên mới đánh. Con trai bị cáo bỏ chạy, bà con ở bên hàng xóm chạy sang can thiệp. Trong lúc đuổi đánh con, không ngờ bị cáo lỡ xô người em họ làm cho chú ấy ngã, bị chấn thương sọ não mà chết”.
Rồi sau khi kể lể: “Không, không phải vậy đâu chủ tọa ơi, bị cáo thương vợ thương con thật lòng. Những điều xảy ra nằm ngoài ý muốn của bị cáo. Đúng là trước mặt con trai, bị cáo có xé ảnh vợ, đốt ảnh và đổ bát nhang trên bàn thờ đi, cầu cho linh hồn vợ không được siêu thoát, tất cả chỉ vì bị cáo không giữ được bình tĩnh…”, Quách Văn Phan run rẩy nói: “Bị cáo biết tội của bị cáo rồi, xin được dung tha. Xin những vong hồn đã mất, xin hai bên gia đình tha thứ, xin pháp luật khoan hồng để bị cáo được về với các con”.
Mặc dầu hai người con đã cố sức xin tòa tha tội chết cho bố nhưng trước những hành vi mất hết nhân tính của bị cáo, hội đồng xét xử phiên sơ thẩm vẫn tuyên án Quách Văn Phan bị tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội vô ý làm chết người, hình phạt cho cả hai tội là tử hình.
“Sáng 30/6/2011, do không có hàng nên bị cáo và vợ ở nhà dọn chuồng gà. Hai vợ chồng có điều xích mích, nói qua nói lại to tiếng, bị cáo tát vợ một cái. Vợ bị cáo cầm chiếc chổi tre chống lại, bị cáo bèn rút thanh gỗ trên giàn trầu phang 3 – 4 cái rồi bỏ vào trong nhà hút thuốc lào.
“Năm phút sau, bị cáo ra thì thấy vợ nằm sấp; bị cáo sờ tim, sờ mặt, sờ mũi không thấy thở nữa. Quá bối rối, bị cáo bỏ vợ vào cái bể cá trước nhà, bưng thau thức ăn nuôi cá ra để cạnh bể rồi chồng gạch, đá lên xác vợ, giả như vợ dọn bể cá bị gạch đá đè sập chết. Sau đó bị cáo giả vờ đi mua xi-măng, về đến cổng nhà, gọi cửa thật to để hàng xóm nghe thấy mà không nghe tiếng trả lời: khi bước ra chỗ hồ cá, bị cáo bèn hô hoán lên. Hàng xóm chạy qua, ai cũng tin là vợ bị cáo chết do tai nạn.
“Mười ngày sau, bị cáo ân hận nên kể sự thật với bà cô ruột. Anh em tộc họ nhà bị cáo biết, đã họp bàn, bắt bị cáo viết bản kiểm điểm nhưng không tố cáo với chính quyền mà để bị cáo làm ăn sinh sống với hai con…”.
Với câu hỏi về thói quen đánh vợ, Quách Văn Phan trả lời: “Không đâu…, bị cáo thương vợ lắm. Nhưng vợ bị cáo hay ghen nên nhiều khi làm bị cáo nổi nóng. Bị cáo thương vợ, quý vợ đến nỗi không giữ được sự thật giết vợ trong lòng nên mới kể lại với bà cô ruột”.
- “Thế còn chuyện giết người em con chú bác ruột?”.
- “Do hơn một năm sau, bị cáo cô đơn quá, có qua lại với một chị gần nhà thì bị các con của bị cáo phản đối. Ngày 9/10/2012, con trai của bị cáo đi Hà Nội về, thấy bị cáo đưa bạn gái đến nhà thì không bằng lòng, cự nự. Nó thắp nhang lên bàn thờ mẹ nó, khóc và mách với mẹ là bị cáo chỉ lo chuyện trai gái, không lo cho hai anh em nó. Bị cáo tức giận đánh nó. Thật lòng bị cáo không muốn đánh con vì nó đã lớn, có vợ rồi, nhưng do nóng tính nên mới đánh. Con trai bị cáo bỏ chạy, bà con ở bên hàng xóm chạy sang can thiệp. Trong lúc đuổi đánh con, không ngờ bị cáo lỡ xô người em họ làm cho chú ấy ngã, bị chấn thương sọ não mà chết”.
Rồi sau khi kể lể: “Không, không phải vậy đâu chủ tọa ơi, bị cáo thương vợ thương con thật lòng. Những điều xảy ra nằm ngoài ý muốn của bị cáo. Đúng là trước mặt con trai, bị cáo có xé ảnh vợ, đốt ảnh và đổ bát nhang trên bàn thờ đi, cầu cho linh hồn vợ không được siêu thoát, tất cả chỉ vì bị cáo không giữ được bình tĩnh…”, Quách Văn Phan run rẩy nói: “Bị cáo biết tội của bị cáo rồi, xin được dung tha. Xin những vong hồn đã mất, xin hai bên gia đình tha thứ, xin pháp luật khoan hồng để bị cáo được về với các con”.
Mặc dầu hai người con đã cố sức xin tòa tha tội chết cho bố nhưng trước những hành vi mất hết nhân tính của bị cáo, hội đồng xét xử phiên sơ thẩm vẫn tuyên án Quách Văn Phan bị tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội vô ý làm chết người, hình phạt cho cả hai tội là tử hình.
Phiên tòa phúc thẩm sáng 7/11/2013 diễn ra khá nhanh. Tòa phúc thẩm vẫn tuyên y án tử hình với bị cáo Quách Văn Phan giống như tại phiên sơ thẩm.
II. Ông phó bí thư bị “người đẹp” xẻo tai
Chiều 14/11/2013, TAND quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ tuyên phạt cô Trần Thị Thu (30 tuổi, ngụ tại Vĩnh Long) mức án 4 tháng 3 ngày tù về tội “cố ý gây thương tích cho người khác”. Hội đồng Xét xử buộc cô Thu phải bồi thường cho nạn nhân 55 triệu đồng và được trả tự do ngay tại tòa vì bị cáo đã bị giam giữ hơn 4 tháng để điều tra trước khi được tạm thời tại ngoại.
Trong phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát ND đề nghị phạt bị cáo 6-9 tháng tù nhưng Hội Đồng Xét Xử nhận định, vụ án xảy ra cũng có phần lỗi của “nạn nhân” là ông Nguyễn Ngọc Thanh Phong (37 tuổi, Phó bí thư Đảng ủy xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) vì ông vi phạm Luật Hôn nhân & Gia đình, có vợ mà lại ‘quan hệ tình cảm’ với Thu, đồng thời rất hay đánh người tình này nên thị ấm ức.
Công tố viên cáo buộc Trần Thị Thu đã xẻo đứt một tai của ông Nguyễn Ngọc Thanh Phong vào ngày 13/9/2012, lúc ông này đang nhậu say tại nhà người thân ở phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Chiều 14/11/2013, TAND quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ tuyên phạt cô Trần Thị Thu (30 tuổi, ngụ tại Vĩnh Long) mức án 4 tháng 3 ngày tù về tội “cố ý gây thương tích cho người khác”. Hội đồng Xét xử buộc cô Thu phải bồi thường cho nạn nhân 55 triệu đồng và được trả tự do ngay tại tòa vì bị cáo đã bị giam giữ hơn 4 tháng để điều tra trước khi được tạm thời tại ngoại.
Trong phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát ND đề nghị phạt bị cáo 6-9 tháng tù nhưng Hội Đồng Xét Xử nhận định, vụ án xảy ra cũng có phần lỗi của “nạn nhân” là ông Nguyễn Ngọc Thanh Phong (37 tuổi, Phó bí thư Đảng ủy xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) vì ông vi phạm Luật Hôn nhân & Gia đình, có vợ mà lại ‘quan hệ tình cảm’ với Thu, đồng thời rất hay đánh người tình này nên thị ấm ức.
Công tố viên cáo buộc Trần Thị Thu đã xẻo đứt một tai của ông Nguyễn Ngọc Thanh Phong vào ngày 13/9/2012, lúc ông này đang nhậu say tại nhà người thân ở phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
(Hình: Trần Thị Thu xẻo tai Phong)
Bị cáo khai, nguyên nhân là do đã nhiều lần hai người lên Sài Gòn ăn chơi với nhau, ông Phong thường ghen tuông bóng gió, chỉ cần có người đi đường nhìn Thu là về nhà trọ ông Phong cũng đánh, mà đã đánh là xởn tóc Thu ngay tại nhà trọ, trông lởm chởm không còn ra gì nữa. Ngày 13/9/2012, ông ta chở Thu xuống Cần Thơ chơi, nhân ông ta uống rượu say, tự nhiên Thu nhớ tới chuyện đã nhiều lần bị ông ta đánh và xởn tóc ở Sài Gòn nên bộc phát hành động cắt lỗ tai ông vậy thôi chứ không thù oán gì. Riêng ông Phong thì nói rằng đúng là mấy lần ở trên Sài Gòn ông ta có xởn tóc Thu thật nhưng lần nào cũng chỉ nắm đầu rồi dùng kéo xởn tóc chứ không đánh.
Thu cho biết sau khi cắt tai ông Phong, cô rất ân hận nên đã vào bệnh viện chăm sóc trong những ngày ông nằm điều trị và xin ông bãi nại cho mình nhưng ông không đồng ý.
Kết quả giám định ông Phong bị thương tật 8%, ông yêu cầu tòa xét xử Thu theo pháp luật và buộc Thu phải bồi thường cho ông 80 triệu đồng về tiền chi phí phẫu thuật “ráp lại cái tai”.
Kết quả là trong phiên tòa ngày 14/11/2013, TAND quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã tuyên phạt Trần Thị Thu 4 tháng 3 ngày tù, vừa bằng với số ngày Thu đã bị tạm giam và phải bồi thường cho ông Phong 55 triệu đồng theo hóa đơn chứng từ của bệnh viện. Sau khi tòa tuyên án, Thu được thả ngay tại tòa còn tiền bồi thường thì sẽ trả sau.
Cần nói thêm đầu năm 2013, ông Phong bị khai trừ Đảng do vi phạm đạo đức, và tháng 5/2013, ông đã bị cách chức phó bí thư xã.
Bị cáo khai, nguyên nhân là do đã nhiều lần hai người lên Sài Gòn ăn chơi với nhau, ông Phong thường ghen tuông bóng gió, chỉ cần có người đi đường nhìn Thu là về nhà trọ ông Phong cũng đánh, mà đã đánh là xởn tóc Thu ngay tại nhà trọ, trông lởm chởm không còn ra gì nữa. Ngày 13/9/2012, ông ta chở Thu xuống Cần Thơ chơi, nhân ông ta uống rượu say, tự nhiên Thu nhớ tới chuyện đã nhiều lần bị ông ta đánh và xởn tóc ở Sài Gòn nên bộc phát hành động cắt lỗ tai ông vậy thôi chứ không thù oán gì. Riêng ông Phong thì nói rằng đúng là mấy lần ở trên Sài Gòn ông ta có xởn tóc Thu thật nhưng lần nào cũng chỉ nắm đầu rồi dùng kéo xởn tóc chứ không đánh.
Thu cho biết sau khi cắt tai ông Phong, cô rất ân hận nên đã vào bệnh viện chăm sóc trong những ngày ông nằm điều trị và xin ông bãi nại cho mình nhưng ông không đồng ý.
Kết quả giám định ông Phong bị thương tật 8%, ông yêu cầu tòa xét xử Thu theo pháp luật và buộc Thu phải bồi thường cho ông 80 triệu đồng về tiền chi phí phẫu thuật “ráp lại cái tai”.
Kết quả là trong phiên tòa ngày 14/11/2013, TAND quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã tuyên phạt Trần Thị Thu 4 tháng 3 ngày tù, vừa bằng với số ngày Thu đã bị tạm giam và phải bồi thường cho ông Phong 55 triệu đồng theo hóa đơn chứng từ của bệnh viện. Sau khi tòa tuyên án, Thu được thả ngay tại tòa còn tiền bồi thường thì sẽ trả sau.
Cần nói thêm đầu năm 2013, ông Phong bị khai trừ Đảng do vi phạm đạo đức, và tháng 5/2013, ông đã bị cách chức phó bí thư xã.
Cùng thời điểm, chị Trương Thị Thưa (ở xóm Huống, xã Thượng Đình, huyện Phú Bình) báo tin chồng chị là Dương Đình Bằng (44 tuổi) rời nhà từ 4 bữa trước tức đêm 10/11/2013 nhưng chưa thấy về, trong mình anh Bằng có mang theo 60 triệu đồng.
Chị Thưa được mời đến hiện trường để nhận dạng xác chết. Chị khóc ngất, xác nhận rằng chiếc nhẫn đeo trên ngón tay và chiếc quần xà lỏn đúng là của chồng chị. Sau khi xác minh đúng người chết là anh Bằng, chị Thưa và gia đình được đem xác anh về an táng.
(Hình: Trương Thị Thưa)
Theo hồ sơ pháp y, anh Bằng tử vong do bị đâm nhiều nhát dao thấu tim và phổi, đã chết trước khi bị ném xuống nước. Do đó, vụ trọng án được mở ra. Công an dò hỏi, một người dân cho biết 2 ngày trước, ông ta có thấy xác một nam giới lập lờ dưới chân cầu Ba Đa, nay không còn ở đấy nữa. Công an kết luận chỗ cầu Ba Đa chính là nơi thi thể anh Bằng đã bị kẻ gian ném xuống với mục đích phi tang.
Chị Thưa cũng cung cấp thêm thông tin rằng hai ngày sau khi chồng mất tích, chị có nhận được một tin nhắn báo vào chiếc điện thoại di động của chồng bỏ quên ở nhà, có lẽ để báo cho chị hoặc người trong gia đình với nội dung: “Ra sông mà tìm xác tên Bằng”.
Tuy nhiên, trong khi dò hỏi, các điều tra viên cũng được nghe cháu Dương Linh Thương (7 tuổi, con gái lớn của vợ chồng anh Bằng) kể rằng mấy đêm trước cháu thấy bố mẹ đánh nhau trong phòng và bố nằm im, máu chảy rất nhiều. Sau đó, mẹ lấy khăn, lấy nước lau rửa cho bố và mẹ bảo cháu: “Bố đi nhậu, chắc là ăn tiết canh nên bị ói ra tiết canh”. Mẹ giục Thương dẫn đứa em trai 4 tuổi đi ngủ: “Nhớ trùm kín chăn, đừng nhìn mẹ lau cho bố kẻo lúc tỉnh dậy bố mắng cho đấy”.
Cuộc điều tra xác định thêm cái tin nhắn gửi vào máy của anh Bằng lại xuất phát từ chính điện thoại di động của chị Thưa, do đó người đàn bà này trở thành nghi phạm quan trọng đã giết anh Bằng.
Ba ngày sau, khi đám tang đã xong, Trương Thị Thưa bị triệu tập. Bà Thưa thừa nhận hành vi giết chồng và cho biết, đêm 10/11/2013, khi chuẩn bị đi ngủ, anh Bằng đòi vợ đưa 60 triệu đồng để đi đánh bài nhưng không được nên dẫn đến xô xát. Thưa dùng cây kiếm vẫn treo làm cảnh trên tường đâm vào ngực chồng và chém chồng tổng cộng 18 nhát.
“Sau khi anh Bằng chết, Thưa quấn xác chồng vào trong chiếc vỏ chăn, nhét vào trong một chiếc bao ny-lông lớn. Khoảng 2 giờ sáng, cô ta vác xác chồng bỏ vào trong phần sau chiếc xe nhà, lái đến cầu Ba Đa và vứt xuống sông. Những ngày sau đó, Thưa vẫn giả vờ cùng người thân đi tìm anh Bằng”.
Vợ chồng Thưa rất sung túc, Thưa không phải dược sĩ nhưng có bằng dược tá quốc gia, vợ chồng có một tiệm thuốc tây lớn thuê người đứng tên dược sĩ, lúc nào cũng đông khách; ngoài ra, vợ chồng cũng có mấy chiếc xe du lịch cho khách thuê tự lái lấy nhưng anh Bằng ham mê cờ bạc khiến hai vợ chồng thường hay gây lộn với nhau.
Ngày 18/11/2013, Trương Thị Thưa bị truy tố về tội giết người.
Ngày 18/11/2013, Trương Thị Thưa bị truy tố về tội giết người.
IV. Cô giữ trẻ tàn ác đến mức khủng khiếp
Tại nhà tạm giam quận Thủ Đức, Hồ Ngọc Nhờ khóc mếu máo. Nhờ nói cô không cố ý đánh chết bé Long, chẳng qua là vì cô không kiềm chế nổi nỗi bực dọc khi bé Long cứ khóc không chịu ăn cơm. Nhờ mong pháp luật khoan hồng để cô mau được về nuôi đứa con nhỏ mới 2 tuổi.
Cháu bé Đỗ Nhất Long, con đầu lòng của anh Đỗ Trọng Đức (27 tuổi, quê quán tại tỉnh Bình Định) và chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê tại Nghệ An), nếu tính đến ngày bị cô giữ trẻ đánh chết ngày 16/11/2013 thì cháu đúng 18 tháng tuổi.
Tại nhà tạm giam quận Thủ Đức, Hồ Ngọc Nhờ khóc mếu máo. Nhờ nói cô không cố ý đánh chết bé Long, chẳng qua là vì cô không kiềm chế nổi nỗi bực dọc khi bé Long cứ khóc không chịu ăn cơm. Nhờ mong pháp luật khoan hồng để cô mau được về nuôi đứa con nhỏ mới 2 tuổi.
Cháu bé Đỗ Nhất Long, con đầu lòng của anh Đỗ Trọng Đức (27 tuổi, quê quán tại tỉnh Bình Định) và chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê tại Nghệ An), nếu tính đến ngày bị cô giữ trẻ đánh chết ngày 16/11/2013 thì cháu đúng 18 tháng tuổi.
Tội ác ngoài sức tưởng tượng của con người
Hồ Ngọc Nhờ sinh năm 1995, năm nay 18 tuổi, quê quán tại huyện Thới Lai – một huyện ngoại thành rất nghèo thuộc Thành phố Cần Thơ. Cách đây ít lâu, Nhờ theo chồng là Phan Thanh Sơn, người cùng quê (tự ý sống với nhau không có hôn thú hoặc cưới hỏi), lên Sài Gòn mưu sinh bằng nghề dọn dẹp vệ sinh cho các cơ quan, trụ sở, còn chồng thì làm công nhân cho một xưởng gỗ tư nhân ở Thủ Đức. Hai người sinh được một bé trai nay mới 2 tuổi và thuê một căn phòng rộng 10 mét vuông trong dãy nhà trọ dành cho công nhân nghèo ở Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Làm được ít lâu, do có con nhỏ, Nhờ thôi việc tạp vụ, ở nhà trông con nên tình cảnh hết sức túng thiếu.
(Hình: Hồ Ngọc Nhờ)Hồ Ngọc Nhờ sinh năm 1995, năm nay 18 tuổi, quê quán tại huyện Thới Lai – một huyện ngoại thành rất nghèo thuộc Thành phố Cần Thơ. Cách đây ít lâu, Nhờ theo chồng là Phan Thanh Sơn, người cùng quê (tự ý sống với nhau không có hôn thú hoặc cưới hỏi), lên Sài Gòn mưu sinh bằng nghề dọn dẹp vệ sinh cho các cơ quan, trụ sở, còn chồng thì làm công nhân cho một xưởng gỗ tư nhân ở Thủ Đức. Hai người sinh được một bé trai nay mới 2 tuổi và thuê một căn phòng rộng 10 mét vuông trong dãy nhà trọ dành cho công nhân nghèo ở Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Làm được ít lâu, do có con nhỏ, Nhờ thôi việc tạp vụ, ở nhà trông con nên tình cảnh hết sức túng thiếu.
Cùng dãy nhà trọ với Nhờ có những cặp vợ chồng có con nhỏ. Đa số họ đều là công nhân nghèo, xa quê, thuê phòng rẻ tiền khoảng 500 – 600 ngàn đồng/tháng để đi làm. Thấy Nhờ ở nhà giữ con, họ đề nghị Nhờ trông coi con giúp họ luôn theo kiểu một công đôi việc. Nhờ đồng ý và đòi tiền công mỗi gia đình gửi con là 1.5 triệu đồng/tháng (tức tương đương với 75 Mỹ kim) kể cả tiền ăn bữa trưa. Đến chiều thì qua đem con về. Nhờ coi 3 cháu cộng với con của mình nữa là 4.
Chị Võ Thị Huyền, mẹ của cháu bé Đỗ Nhất Long, là người có học, đã đậu Cử nhân Luật về Kinh tế nhưng chưa kiếm được việc làm nên làm công nhân tại Khu công nghiệp Công nghệ cao tại quận Thủ Đức. Chồng chị Huyền, anh Đỗ Trọng Đức, làm nghề sửa chữa điện tử. Gia đình chị Huyền ở trọ cùng dãy với Nhờ.
Cách đây khoảng chừng 4 tháng, vợ chồng Huyền gửi bé Long cho Nhờ để tiện công việc. Sáng, họ đem qua gửi, chiều đón về phòng trọ cũng rộng chừng 10 mét vuông, cùng dãy. Cách đây khoảng hơn 10 ngày, Nhờ gây gổ với mẹ chồng nên dọn ra ở riêng tại dãy khác gần đấy, vợ chồng chị Huyền lại tiếp tục gửi bé Long cho Nhờ coi sóc.
(hình: Vợ chồng chị Huyền)Chị Võ Thị Huyền, mẹ của cháu bé Đỗ Nhất Long, là người có học, đã đậu Cử nhân Luật về Kinh tế nhưng chưa kiếm được việc làm nên làm công nhân tại Khu công nghiệp Công nghệ cao tại quận Thủ Đức. Chồng chị Huyền, anh Đỗ Trọng Đức, làm nghề sửa chữa điện tử. Gia đình chị Huyền ở trọ cùng dãy với Nhờ.
Cách đây khoảng chừng 4 tháng, vợ chồng Huyền gửi bé Long cho Nhờ để tiện công việc. Sáng, họ đem qua gửi, chiều đón về phòng trọ cũng rộng chừng 10 mét vuông, cùng dãy. Cách đây khoảng hơn 10 ngày, Nhờ gây gổ với mẹ chồng nên dọn ra ở riêng tại dãy khác gần đấy, vợ chồng chị Huyền lại tiếp tục gửi bé Long cho Nhờ coi sóc.
Sáng ngày 16/11/2013, như thường lệ, bé Long được bố mẹ đưa đến phòng trọ của Nhờ để gửi. Họ không ngờ được rằng đó là ngày cuối cùng đứa con trai đầu lòng 18 tháng tuổi xinh đẹp như hạt ngọc của họ ở lại trên cõi đời này.
Nhờ khai tại cơ quan công an điều tra như sau: “Trưa hôm đó, em đút cơm cho Long ăn, Long không ăn, liên tục quấy khóc. Tức giận, em cầm hai chân Long chúc đầu xuống đất và dọa: “Mày không ăn, tao ném ra sân cho mày chết bây giờ!”. Long giãy giụa nên em tuột tay làm Long té xuống nền nhà xi-măng. Sau khi té, Long nằm ngửa và tiếp tục khóc lớn hơn. Em tức giận dùng chân đạp Long một cái vao bụng, một cái vào ngực, rồi bỏ đi vệ sinh tại nhà vệ sinh chung cả mấy gia đình trong dãy. Khoảng 15 phút sau, lúc quay trở lại em thấy Long nằm im không khóc nữa, da trắng bệch, sờ mũi không thấy thở, em hoảng hồn kêu cứu. Những người ở cùng dãy vội vàng đưa Long đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân dân Miền Đông (trên đường Lê Văn Việt, lối vào Trường Sĩ quan Thủ Đức ngày trước nhưng thuộc quận 9 – ĐD ). Các bác sĩ ở đây nói Long đã chết trước khi nhập viện”.
Thấy có dấu hiệu bất thường trong trường hợp tử vong của bé Long, những người cư trú trong khu nhà trọ lập tức trình báo với cơ quan công an quận Thủ Đức. Nhận được tin báo, công an đã đến bệnh viện, gặp các bác sĩ để tiến hành điều tra. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, cháu Long tử vong do đa chấn thương: mặt bị bầm tụ máu dưới da vùng mặt; cổ bầm tụ máu dưới da vùng cổ ở phía hai bên mang tai; bị rách màng tim ở phía bên phải; bị vỡ gan ở chỗ các thùy.
Công an kết luận rằng không phải Hồ Ngọc Nhờ chỉ đạp lên bụng và lên ngực bé Long hai cái như y thị đã khai mà thị đã đạp cả lên mặt và lên cổ ở hai bên mang tai cháu.
Một “người lớn” trong lúc tức giận cầm hai chân đứa trẻ 18 tháng tuổi, chúc đầu nó xuống đất dọa ném ra sân đã là có lỗi, không ai làm như thế. Tuột tay, nó đâm đầu xuống nền xi-măng nhưng không chết, vẫn còn khóc được và khóc to hơn, vậy là đã may mắn cho y thị lắm rồi. Thay vì bế bé lên, xem xét cho bé thì thị lại đạp lên bụng cháu khiến cháu vỡ gan, đạp lên ngực khiến cháu rách màng tim, rồi đạp lên mặt, lên cổ ở hai bên mang tai cháu thì sự tàn ác đó ngoài sức tưởng tượng của con người.
(Hình: Hồ Ngọc Nhờ trong tù)Nhờ khai tại cơ quan công an điều tra như sau: “Trưa hôm đó, em đút cơm cho Long ăn, Long không ăn, liên tục quấy khóc. Tức giận, em cầm hai chân Long chúc đầu xuống đất và dọa: “Mày không ăn, tao ném ra sân cho mày chết bây giờ!”. Long giãy giụa nên em tuột tay làm Long té xuống nền nhà xi-măng. Sau khi té, Long nằm ngửa và tiếp tục khóc lớn hơn. Em tức giận dùng chân đạp Long một cái vao bụng, một cái vào ngực, rồi bỏ đi vệ sinh tại nhà vệ sinh chung cả mấy gia đình trong dãy. Khoảng 15 phút sau, lúc quay trở lại em thấy Long nằm im không khóc nữa, da trắng bệch, sờ mũi không thấy thở, em hoảng hồn kêu cứu. Những người ở cùng dãy vội vàng đưa Long đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân dân Miền Đông (trên đường Lê Văn Việt, lối vào Trường Sĩ quan Thủ Đức ngày trước nhưng thuộc quận 9 – ĐD ). Các bác sĩ ở đây nói Long đã chết trước khi nhập viện”.
Thấy có dấu hiệu bất thường trong trường hợp tử vong của bé Long, những người cư trú trong khu nhà trọ lập tức trình báo với cơ quan công an quận Thủ Đức. Nhận được tin báo, công an đã đến bệnh viện, gặp các bác sĩ để tiến hành điều tra. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, cháu Long tử vong do đa chấn thương: mặt bị bầm tụ máu dưới da vùng mặt; cổ bầm tụ máu dưới da vùng cổ ở phía hai bên mang tai; bị rách màng tim ở phía bên phải; bị vỡ gan ở chỗ các thùy.
Công an kết luận rằng không phải Hồ Ngọc Nhờ chỉ đạp lên bụng và lên ngực bé Long hai cái như y thị đã khai mà thị đã đạp cả lên mặt và lên cổ ở hai bên mang tai cháu.
Một “người lớn” trong lúc tức giận cầm hai chân đứa trẻ 18 tháng tuổi, chúc đầu nó xuống đất dọa ném ra sân đã là có lỗi, không ai làm như thế. Tuột tay, nó đâm đầu xuống nền xi-măng nhưng không chết, vẫn còn khóc được và khóc to hơn, vậy là đã may mắn cho y thị lắm rồi. Thay vì bế bé lên, xem xét cho bé thì thị lại đạp lên bụng cháu khiến cháu vỡ gan, đạp lên ngực khiến cháu rách màng tim, rồi đạp lên mặt, lên cổ ở hai bên mang tai cháu thì sự tàn ác đó ngoài sức tưởng tượng của con người.
Hồ Ngọc Nhờ đã bị bắt. Về phần vợ chồng chị Võ Thị Huyền, họ rất đau khổ, chị Huyền suốt ngày kêu khóc, không còn thiết làm ăn gì nữa. Thi hài bé Long đã được thiêu để đem lên chùa nương nhờ cửa Phật, chị cứ ôm bình tro cốt của con mà khóc không muốn rời ra.
Nói cho cùng, cả kẻ tàn ác Hồ Ngọc Nhờ lẫn vợ chồng chị Võ Thị Huyền đều là những người nghèo, rời quê nhà tới Thủ Đức (khu công nghiệp Sóng Thần) làm công nhân để kiếm miếng ăn. Họ nghèo quá không có tiền mua báo mà cũng chẳng có thì giờ theo dõi tin tức để biết rằng ở trong nước hiện nay – nhất là tại các tỉnh gần Sài Gòn, nơi có nhiều người nghèo từ các nơi đổ về trú ngụ, kiếm sống – cứ lâu lâu lại có vụ người giữ trẻ đánh đập trẻ em cho đến chết hoặc bị thương tích rất nặng. Khi bố mẹ cháu bé hoặc dân chúng tố cáo, những người giữ trẻ (thường gọi là “bảo mẫu”) mang tội ác này bị bắt, bị đưa ra tòa, bị giam giữ, tù đày, khóc hết nước mắt, lúc ấy mới hối hận thì đã quá muộn.
Sự thật, vợ chồng chị Huyền cũng có một chút lỗi. Chị cho biết, gửi cháu Long cho Nhờ giữ giùm, cứ hai ba hôm cháu lại bị Nhờ đánh thâm tím chỗ nọ chỗ kia, cháu khóc nói cô Nhờ đánh đau nhưng chị cứ nghĩ cô đánh để dạy cháu vậy thôi, không ngờ Nhờ tàn ác “không giống con người” đến mức khủng khiếp như thế.
Ở Sài Gòn, có những trường từ măng non tới mẫu giáo của các sơ Công giáo, dạy rất giỏi, các cháu được chăm sóc hết sức chu đáo nhưng giá tiền tương đối cao, trung bình từ 3 triệu tới 3 triệu 500 ngàn đồng/tháng. Còn trường của nhà nước do quận huyện tổ chức, các cô bảo mẫu (của các lớp măng non) hay các cô giáo (của lớp mẫu giáo) đều được đào tạo từ ngành sư phạm mẫu giáo ra rất có bài bản, rẻ hơn trường của các sơ khoảng chừng một phần ba nhưng không có hộ khẩu tại địa phương thì không xin vào được. Nói chung, nghèo, đi làm công nhân từ nơi khác tới, thiệt thòi đủ thứ.
Ở Sài Gòn, có những trường từ măng non tới mẫu giáo của các sơ Công giáo, dạy rất giỏi, các cháu được chăm sóc hết sức chu đáo nhưng giá tiền tương đối cao, trung bình từ 3 triệu tới 3 triệu 500 ngàn đồng/tháng. Còn trường của nhà nước do quận huyện tổ chức, các cô bảo mẫu (của các lớp măng non) hay các cô giáo (của lớp mẫu giáo) đều được đào tạo từ ngành sư phạm mẫu giáo ra rất có bài bản, rẻ hơn trường của các sơ khoảng chừng một phần ba nhưng không có hộ khẩu tại địa phương thì không xin vào được. Nói chung, nghèo, đi làm công nhân từ nơi khác tới, thiệt thòi đủ thứ.
Đoàn Dự ghi chép
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét