Trong thời gian Quốc vụ viện Dương Khiết Trì thăm Hà Nội tuần này, những phóng viên thường trú bao gồm cả tờ The Diplomat không thấy có một hy vọng đột phá nào trong mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Báo “The New York Times” viết “Trung Quốc – Việt Nam, sự căng thẳng không dễ tháo gỡ”, BBC thì nhấn mạnh “Bế tắc tại hòa đàm Trung Quốc – Việt Nam”, còn Reuters thì chạy tựa “Trung Quốc mắng Việt Nam đã thổi phồng quá đáng vụ giàn khoan ở biển Hoa Nam”.
Giới truyền thông Trung Quốc đã tiếp cận sự kiện khác hẳn, tin tức của họ rất lạc quan. Tân Hoa Xã xuất bản bằng Anh ngữ với tựa đề “Trung Quốc, Việt Nam đồng ý giải quyết sự việc nhạy cảm một cách đúng đắn bằng đối thoại đôi bên”. Tờ China Daily thì đưa tin “Bắc Kinh và Hà Nội thề cùng giải quyết những va chạm”. Một đoạn video về chuyến đi của Dương trên CCTV đã nhấn mạnh đến lời tuyên bố của ông rằng: Thậm chí nếu mối quan hệ Việt – Trung có xấu đi, xấu hơn cả hiện tại, thì cả hai bên luôn nghĩ về một cách giải quyết sự việc nhanh chóng.
Dựa trên những gì giới truyền thông Trung Quốc loan tin thì dường như những cuộc họp của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có những tiến bộ để giải quyết vụ giàn khoan. Điều này không nói lên Trung Quốc sẵn sàng thương lượng. Ngược lại, mỗi bài báo chứa đầy sự khẳng định cố hữu của Trung Quốc rằng giàn khoan là công việc riêng của họ. Việt Nam nên chấm dứt những hành vi phạm pháp, sách nhiễu hoạt động của giàn khoan. Những bài báo này cũng ngụ ý Hà Nội đã thay đổi quan điểm.
Không có một bài báo nào tường thuật những gì mà báo chí Việt Nam và Phương Tây đã đưa tin là Việt Nam tiếp tục yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan.
Những bài trên Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng Việt Nam và và Trung Quốc đã đồng ý “giải quyết vấn đề một cách hợp lý qua đối thoại,” không quốc tế hóa vấn đề vấn đề biển Hoa Nam, và không để sự căng thẳng trên biển làm hỏng mối quan hệ đại cục hai bên.
Nếu Việt Nam đã thực sự đồng ý để “giải quyết đôi bên” như Trung Quốc định nghĩa, thì cuộc khủng hoảng về giàn khoan cũng đã giải quyết xong rồi. Ý kiến của Hà Nội khác hoàn toàn. Hà Nội hiểu “giải quyết đúng đắn” là Trung Quốc hành động không đúng, vi phạm hải phận của Việt Nam.
Bằng cách lờ đi những gì giới truyền thông đối lập loan tải, truyền thông Trung Quốc tung ra những lời kêu gào không đúng sự thực.
Truyền thông Trung Quốc cũng mô tả chuyến thăm của Dương không những là một thắng lợi ngoại giao, mà còn là nghĩa cử cao cả của đạo đức. Tân Hoa Xã nhận định rằng Dương đến Hà Nội là một bằng chứng Trung Quốc chủ động tìm cách tháo gỡ vấn đề. Họ viết tiếp: “Chuyến đi của ông Dương là biểu hiện về lòng thành thực của Trung Quốc để giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, về sức mạnh vĩ đại và lòng hào hiệp Trung hoa”. CCTV nói rằng “Dương đã giúp đưa mối quan hệ Việt – Trung trở lại lộ trình đúng đắn ngay từ đầu.”
Hàng tấn những bài báo vẽ Dương như là một người thầy kiên nhẫn giúp đỡ đứa học trò cá biệt rắn đầu bướng bỉnh. Thái độ này là một bằng chứng rõ nhất về chủ nghĩa dân tộc trong giới truyền thông Trung Quốc. Tân Hoa Xã nhấn mạnh chuyến viếng thăm của Dương là một món quà Trung Quốc ban tặng Việt Nam, cho Việt Nam một cơ hội nữa để “Việt Nam tự kiềm chế trước khi đã quá trễ.”
Vai trò của Dương đến Hà Nội để “xác quyết những điều quan trọng và nguyên nhân và hậu quả” của tình huống. Tờ Hoàn Cầu còn mô tả: Trong khi nói chuyện với Việt Nam “Trung Quốc đã nhắc nhở đứa con hoang đàng nên trở về nhà.”
Dựa vào những thông tin trên, thì dường như Dương đến Hà Nội không phải để thực sự đàm phán mà là để dạy bảo.
Dù rất lạc quan, truyền thông Trung Quốc dựng lên lòng nhân đạo Trung hoa đang bị lợi dụng. Mỗi câu chuyện đều nhấn mạnh sự sách nhiễu của Việt Nam xung quanh giàn khoan của họ. Lòng quảng đại và sự kiên nhẫn của họ trong việc giải quyết những khiêu khích bằng cách gởi Dương tới Việt Nam để đàm phán. Mọi câu chuyện đều nhấn mạnh đến những thỏa thuận đã đạt được. Nhưng ngôn ngữ răn đe Hà Nội được dùng nếu cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn như hiện nay.
Truyền thông Trung Quốc đã gởi đi một thông điệp rất mạnh mẽ rằng: Bây giờ là lúc tùy thuộc vào Việt Nam, phải trả lời một cách đúng đắn cho những đề nghị của Trung Quốc: Chấm dứt những can thiệp và chấm dứt phản đối giàn khoan của Trung Quốc. Tờ Hoàn Cầu còn cảnh cáo rằng cộng đồng quốc tế chờ xem Việt Nam có kết hợp đúng lời nói và hành động sau chuyến thăm của nhà họ Dương không.
(Chuyển ngữ từ bài “Chinese Media: In Vietnam, Yang Calls ‘Prodigal Son’ to Return Home”, By Shannon Tiezzi, The Diplomat, June 20, 2014
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét