(Bài này được viết trước giờ trận Ghana-Hoa Kỳ bắt đầu. Kết quả: Hòa Kỳ đã phục thù được những lần thua trước đây, thắng Ghana với tỷ số 2-1 để cùng Đức đứng đầu bảng G. Ngày 22 tháng Sáu tới đây, Hoa Kỳ sẽ gặp Bồ Đào Nha ở trận thứ nhì vòng bảng, và gặp Đức ở trận cuối cùng vòng bảng vào ngày 26)
Khi nói đến sân cỏ thể giới và World Cup, không ai phủ nhận chuyện Ghana chính là “hồn ma” ám ảnh các cầu thủ của đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. Đội banh Châu Phi này đại diện cho một quốc gia nghèo nàn, dân số chỉ bằng 1/15 dân số Mỹ, nhưng chính là đội đã 2 lần bắt các cầu thủ Mỹ phải xách valise lên đường về nước. lần đầu diễn ra vào năm 2006 ở World Cup Đức, lần thứ nhì xảy ra cách đây đúng 4 năm ở World Cup Nam Phi 2010.
Khi nói đến sân cỏ thể giới và World Cup, không ai phủ nhận chuyện Ghana chính là “hồn ma” ám ảnh các cầu thủ của đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. Đội banh Châu Phi này đại diện cho một quốc gia nghèo nàn, dân số chỉ bằng 1/15 dân số Mỹ, nhưng chính là đội đã 2 lần bắt các cầu thủ Mỹ phải xách valise lên đường về nước. lần đầu diễn ra vào năm 2006 ở World Cup Đức, lần thứ nhì xảy ra cách đây đúng 4 năm ở World Cup Nam Phi 2010.
Chính vì thế khi biết sẽ gặp Ghana ngay trong trận đầu tiên vòng bảng ở Brazil, đoàn tuyển thủ Mỹ biết ngày đối thủ của mình là một đội banh không dễ nuốt. Bằng chứng là trong một cuộc họp báo chính ông huấn luyện viên Jurgen Klinsmann có nói “Ghana là đội banh quy tụ những cầu thủ tài ba, và chỉ cần sơ hở một giây đồng hồ thôi là họ có thể gây khó khăn cho chúng ta ngay”. Ông Klinsmann là người ở lại Mỹ thêm 2 ngày (trong khi các cầu thủ học trò của ông đã lên đường đi Brazil) để ngồi xem trận giao hữu giữa Ghana và Nam Hàn diễn ra ở Florida. Trong trận banh này, đội banh Tây Phi thắng đội banh tiêu biểu cho làng bóng Châu Á thật đễ dàng với tỷ số 4-0.
Trên đất Brazil, các cầu thủ Mỹ cũng được xem trận banh giao hữu nêu trên, và khi trận banh đó vừa kết thúc, anh hậu vệ Matt Besler cho hay dàn công của Ghana có thể “mở đường banh tấn công đối thủ ở nhiều mặt khác nhau” vì chính anh và các đồng đội Hoa Kỳ nhìn thấy họ thắng Nam Hàn bằng nhiều quả banh đáng phục: “họ dứt banh từ xa vào, họ rót banh từ hai cánh vào vùng cấm địa, họ đánh đầu, họ lấy banh từ chân đối phương…”. Với những chiêu như vậy, anh Besler bảo” là một hậu vệ, tôi biết mình lúc nào cũng phải sẵn sàng để đối phó với tất cả mọi tình huống có thể xảy ra”. Riêng với anh thủ môn Tim Howard, Ghana “là đội tuyển có thể lực đáng ngại”, nói thêm ít khi “đoàn tuyển thủ Mỹ thua đội khác về sức lực, nhưng đây là đội banh (mà họ) có thể trội hơn mình”.
Những gì ông huấn luyện viên và các cầu thủ Mỹ nhận xét về Ghana chứng tỏ đây là một đội banh phải gờm vì họ có đủ mọi yếu tố để thành công cũng như đi xa ở World Cup Brazil 2014. Họ là đội tuyển trẻ nhất -tuổi trung bình chỉ có 25.8-, có những cầu thủ được công nhận là sáng chói nhất của vùng đất nóng bỏng -chẳng hạn như Asamoah Gyan ở hàng tiền đạo, có Michael Essein ở hàng trung ứng và có “ông hoàng” Kevin Prince Boeteng sẵn sàng tung những cú sút giết người-. Những cầu thủ tên tuổi này đều có những nét rất đặc biệt, chẳng hạn như Gyan lừa banh không ai có thể chê, Essein với trái banh dưới chân có thể chạy vượt qua bất cứ cầu thủ nào muốn truy cản anh, Boeteng thì chẳng bao giờ đứng một chỗ, đã ra sân là anh có mặt khắp nơi, trở thành một trong những cầu thủ chạy nhiều nhất trong bất kỳ giải nào mà anh đã có mặt.
Không chỉ giỏi mạnh về thể lực và giỏi về tài năng, ông huấn luyện viên James Kwesi Appiah của Ghana còn biết tận dụng tài nghệ của từng cá nhân để xây dựng một đội tuyển ông tin có thể đọ sức với bất kỳ đội tuyển nào họ chạm mặt ở World Cup Brazil 2014. Bốn năm trước đây thế giới nhìn thấy Ghana với đấu pháp cổ điển chỉ có 3 cầu thủ ở dàn hậu vệ để tăng cường dàn công, lần này với những cầu thủ trẻ nhưng không kém kinh nghiệm, ông quyết định đưa một cầu thủ về giúp thủ thành nhưng vẫn duy trì được sức mạnh của hai dàn trung ứng và tiền đạo. Điều đó cho thấy phá vỡ được dàn thủ cũng như truy cản được sức tấn công của dàn tiền đạo Ghana là chuyện không dễ làm.
Cũng như tất cả các huấn luyện viên khác, ông Appiah không coi thường bất kỳ đội banh nào, kể cả đội Hoa Kỳ mà họ gặp ở trận đầu vòng bảng. “Theo tôi, Hoa Kỳ bây giờ đã là một quốc gia mạnh về môn bóng tròn, tôi tin tưởng đội tuyển của họ sẽ tranh trổ hết tài năng, và chúng tôi cũng phải sửa soạn thật kỹ càng để đón họ”.
Ông Appiah bảo “phải sẵn sàng” để đón đội tuyển Hoa Kỳ, đội tuyển Mỹ cũng “sẵn sàng” để đón dàn quân nằm dưới quyền điều khiển của ông. Trước giờ bóng lăn, anh thủ quân Clint Dempsey của Mỹ bảo trận Ghana thắng Nam Hàn 4-0 là trận banh rất hay, “nhưng chỉ là trận giao hữu thôi, thắng bao nhiêu trái thì cũng vẫn là giao hữu”. Anh kết thúc câu chuyện bằng lời nói với giọng chắc nịch: “đợi khi nào ra trận (trên sân Brazil) rồi mới biết ai tài, ai giỏi hơn ai”.
(Bài này được viết trước giờ trận Ghana-Hoa Kỳ bắt đầu. Kết quả: Hòa Kỳ đã phục thù được những lần thua trước đây, thắng Ghana với tỷ số 2-1 để cùng Đức đứng đầu bảng G. Ngày 22 tháng Sáu tới đây, Hoa Kỳ sẽ gặp Bồ Đào Nha ở trận thứ nhì vòng bảng, và gặp Đức ở trận cuối cùng vòng bảng vào ngày 26).
NHIỀU CẦU THỦ LỪNG DANH VẮNG MẶT Ở WORLD CUP 2014
Khi cấu thủ các đội tuyển cùng nhau tiến ra sân, hình ảnh đầu tiên họ nhìn thấy là khán giả đứng dậy vỗ tay chào mừng, đi kèm với tiếng hò hét vang dậy cả cầu trường. Không chỉ vỗ tay, hò hết, khán giả còn chỉ cho nhau thấy những thần tượng của họ, đọc vanh vách những chi tiết cá nhân của cầu thủ họ hết lòng ủng hộ, cùng với những lời bàn mang nội dung người họ ngợi khen sẽ là ngôi sao sáng chói của trận banh sắp sửa diễn ra.
Mỗi 4 năm một lần, dân ghiền bóng đá thế giới lại đổ xô về quốc gia tổ chức World Cup để cùng nhau chung vui với ngày hội thể thao lớn nhất thế giới, đồng thời cũng để ủng hộ đội nhà và quan trọng nhất, là ước mong được gặp cầu thủ thần tượng của họ, từ Neymar của Brazil, Andres Iniesta của Tây Ban Nha hay Lionel Messi của Argentina. Ước mơ này có thể -và cũng chẳng có thể- trở thành sự thật, nhưng vẫn giúp cho không khi ngày hội thêm khởi sắc, những buổi chuyện trò trở nên rôm rả hơn, chẳng còn ai nhớ đến khuôn mặt của những cầu thủ không may bị thương, không thể ra sân đá Giải Vô Địch Thế Giới.
Những cầu thủ kém may mắn này khá đông. Anh Frank Ribery của đội tuyển Pháp không có mặt, Radamel Falcao của Colombia cũng vắng bóng, Kevin Strootman của Hòa Lan cũng vẫn phải nghỉ dưỡng thương, tương tự như trường hợp cầu thủ Luis Montes của đội Mexico hay anh Theo Walcott của đội tuyển Anh và thủ quân Roman Shirikov của đội tuyển Liên Bang Nga. Danh sách này còn rất dài, trong đó có Rafael van der Vaart của Hòa Lan và Alvaro Saborio của Costa Rica, những cầu thủ bị thương phải nằm nhà, không lên máy bay sang Brazil cùng bạn bè để phó hội.
Chuyện một cầu thủ bị thương trước ngày lên đường dự World Cup là chuyện rất thường xảy ra, nhưng chưa bao giờ số người bị lại nhiều như năm nay, khiến chính các huấn luyện viên và cả những người điều hành Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới FIFA phải ngạc nhiên, đưa nhau tìm hiểu lý do. Câu trả lời họ tìm thấy được: cầu thủ phải đá quá nhiều trận cho câu lạc bộ, sau đó lại phải đá tranh nhiều giải khác nhau, trước khi được gọi khoác áo đội tuyển quốc gia đi đá World Cup. Nói cách khác: đá cá nhiều trận cầu thủ càng kiếm được nhiều tiền, tên tuổi càng bừng sáng, nhưng cũng càng dễ… bị thương!
Theo lời ông Chủ Tịch Sepp Blatter của FIFA, “mùa banh của các giải quốc gia quá dài, sau đó lại đến các giải thưởng khác khiến cầu thủ ai nấy đều mệt mỏi”. Ông đưa thí dụ hội Real Madrid cung cấp tới 12 cầu thủ cho đội tuyển Tây Ban Nha “mỗi năm họ đá chừng 60 trận, trong đó có 38 trận tranh giải trong nước, còn lại là những trận tranh các giải quốc tế”.
Chỉ cần làm một bài toán nho nhỏ sẽ thấy ngay: trung bình cứ 3 tuần họ đá 4 trận, hay nói như David Villa “tất cả những cầu thủ có mặt ở World Cup đều là những người rất bận rộn vì lịch trình tranh tài dày đặc”. Vẫn theo ông vua làm bàn của Tây Ban Nha thì với lịch trình làm việc nặng như thế, “dù có kỹ lưỡng đến đâu đi chăng nữa, vẫn khó tránh được chuyện bị thương tích”.
Thương tích của một cầu thủ đến từ nhiều lý do khác nhau. Chạy nhanh quá và nhiều quá cũng là một lý do có thể gây nên tình trạng bị chấn thương, mặc dù quy luật của FIFA ngày càng gắt gao hơn nhưng chẳng may gặp đối thủ nóng tính chơi xấu cũng có thể khiến một cầu thủ phải vào nhà thương bó bột, hay tệ hơn nữa là trường hợp của Falcao phải đi mổ đầu gối hồi tháng Giêng đầu năm nay. Anh trung ứng Michael Bradley của đội tuyển Hoa Kỳ từng bảo “chẳng ai muốn thấy người khác bị thương, chẳng ai muốn thấy người khác mất cơ hội trổ tài trên sân World Cup, nhưng chỉ một sơ hở nhỏ thôi là chuyện đáng tiếc có thể xảy ra” và những chuyện đáng tiếc này “lại là những điều khó tránh”.
Michael Bradley là một trong những cầu thủ may mắn chưa hề bị thương tích, nhưng 2 bạn đồng đội cũ của anh là Stroonam của Hòa Lan và Reus của Đức đều bị thương khá nặng, phài vắng bóng ở Brazil. Anh Strootman bị trật chân từ tháng Ba, anh Reus mới bị bong gân cách đây 2 tuần, khi ra sân đá trận giao hữu cùng đội tuyển Đức.
Theo quy định của FIFA, tất cả các đội tuyển phải nộp danh sách 23 cầu thủ vào hôm mùng 2 tháng Sáu vừa rồi, và trong trường hợp có cầu thủ bị thương nặng, ông huấn luyện viên được quyền chọn người khác thay thế “24 giờ trước khi ra sân đá trận đầu tiên”. Quy dịnh của FIFA cũng ghi rõ “sau đó vì bất kỳ lý do gì cũng không có quyền thay đổi cầu thủ nữa, kể cả trường hợp có người của đội tuyển không may bị thương”.
Chuyện cầu thủ bị thương và thay người là chuyện từng xảy ra liên tục với đội tuyển Hoa Kỳ hồi 2002. Chuyện không may này khởi đầu với anh trung ứng Chris Armas, bị thương ngay trong tuần lễ được gọi về trình diện, thay thế anh là cầu thủ Greg Vanney cũng bị thương đầu gối ngay ờ trận đầu tiên. Người thay thế cho Vanney là anh Steve Cherundolo cũng chỉ ra sân được một lần, sau đó đành phải ngậm ngùi đứng chống nạng đứng nhìn các đồng đội lên máy bay đi Nam Hàn-Nhật Bản phó hội.
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét