Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Sắc màu Trung Quốc (phần IV): Tranh luận của Anderson

Sắc màu Trung Quốc (phần IV): Tranh luận của Anderson


Jonathan Anderson
Billy chuyển ngữ


Trả lời của Anderson:

Tôi muốn bắt đầu bằng việc nhắc lại kết luận của tôi từ bài viết vừa rồi: để phản biện sự lớn mạnh của Trung Quốc (TQ) thì sẽ là không đủ nếu chỉ dựa vào những sự mất cân bằng cảm tính hoặc khẳng định rằng nền kinh tế không thể đi đúng theo con đường trước của nó. Chúng ta cần nhiều hơn là một mảnh đá nhỏ để làm nền bánh xe kinh tế chậm lại. Thay vào đó, chúng ta cần một cuộc khủng hoảng mang tính gốc rễ đẩy nền kinh tế TQ vào một con đường phát triển hoàn toàn khác. Và chúng ta cần nó xảy ra sớm, tốt nhất là trong khoảng 5-10 năm nữa. Với tư cách là người đi sau Minxin, thật là một vinh dự với tôi được nhận xét về quan điểm của ông ấy. Minxin thực sự cung cấp một bài nhận xét tổng thể về những thách thức lâu dài cho nền kinh tế TQ đại lục. Nhưng liệu ông ấy có thể chỉ ra được một trường hợp nào cho một khủng hoảng đáng sợ? Rất tiếc, câu trả lời là không.
Một trong những lập luận chính của Minxin là vai trò của chính phủ trong nền kinh tế là không có lợi và mất cân đối, rằng Bắc Kinh đã tạo ra những cảm nhận sai về thể trạng nền kinh tế cũng như rất nhiều lỗ hổng trong cấu trúc kinh tế. Ông ấy cho rằng chính phủ đã bóp méo nền kinh tế đi rất nhiều khi thao túng giá đầu vào của một số mặt hàng chính như năng lượng, vốn và đất đai. Nhưng trước hết, tôi xin được hỏi, giá năng lượng đã bị thao túng thế nào? Trong 2 thập kỉ qua, giá dầu của TQ xấp xỉ với giá của thế giới ngoại trừ việc trợ cấp trong khoảng thời gian ngắn năm 2007-2008 khi giá dầu thế giới lên cao. Như tôi đã viết, người tiêu dùng TQ còn trả tiền cho nhiên liệu còn cao hơn người Mĩ. Không có một “giá toàn cầu” nào cho điện, làm cho việc so sánh trở nên khó khăn hơn ở đây. Nhưng trong khi TQ kiểm soát giá cả, TQ đã không trợ cấp sản xuất hay phân phối điện.
Ông ấy nói về bàn tay thâm nhập quá sâu của chính phủ vào thành phần liên doanh. Nhưng một lần nữa, những trợ cấp mà Minxin nói tới nằm ở đâu? Ngoại trừ khoản tiền trả tới những nhà máy lọc dầu trong năm 2007-08, TQ đã không bơm tiền vào những công ty công nghiệp quốc doanh trong một thời gian dài. Điều ngược lại thì lại hoàn toàn đúng. Các doanh nghiệp quốc doanh ngày nay phải đối mặt với khoản thuế lớn hơn những thành phần tư nhân và là những nhà đóng thuế nhiều nhất cho chính phủ.
Chính phủ có cung cấp trợ cấp một cách gián tiếp với các nhà băng bằng cách đặt ra mức giá trần và giá sàn cho lãi xuất. Nhưng trong khi điều này làm giảm khoản lời cho người gửi thì nó cũng làm tăng chi phí cho những doanh nghiệp muốn vay. Nói cách khác, TQ không hề trợ cấp vốn. Nếu có thì chỉ là đánh thuế nó.
Minxin đã đúng khi cho rằng có thời kiểm có thời điểm các doanh nghiệp nhà nước không phải trả lại vốn vay, nhưng việc này đã chấm dứt vào giữa những năm 1990s khi chính phủ bắt đầu đóng cửa những doanh nghiệp nợ nhiều và thắt chặt ngân sách cho các ngân hàng và doanh nghiệp. Kết quả là những khoản vay khổng lồ kém hiệu quả chỉ được kéo dài đến năm 1997 và sau đó chúng đã bị thanh lí. Các ngân hàng nhà nước giờ có tỉ lệ nợ kém hiệu quả thấp hơn mức trung bình của thị trường.
Việc Minxin cho rằng tỉ lệ lời từ đầu tư của TQ đang giảm từng ngày không phải là điều quá sai lầm. Một trong những yếu tố của phát triển kinh tế lâu dài là nguồn tích trữ vốn. Việc này đồng nghĩa với việc giảm tỉ lệ lãi ròng từ đầu tư. Nếu 100 đồng NDT đầu tư cho đầu ra ít hơn trước thì điều này có vẻ là một cách đánh giá về sự thành công hơn là sự thất bại trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
Làm sao chúng ta biết chắc chắn điều này? Với những nhà kinh tế dày dặn thì câu trả lời nằm ở nhân tố lao động. Nếu hiệu quả lao động tăng nhanh hơn hiệu mức giảm vốn đầu tư thì việc này cho thấy nền kinh tế đang tốt. Nếu không thì điều này sẽ làm nền kinh tế mất cân bằng và bị bóp méo. Một chỉ số chứa đựng cả hiệu quả dùng vốn lẫn lao động chính là hiệu suất tổng thể của nền kinh tế. Như tôi đã nói từ trước thì TQ đang có hiệu suât tổng thể rất cao.
Quan trọng hơn hết, nếu chúng ta nhìn các phương pháp đánh giá từ dưới lên của tỉ lệ lời của các công ty trong bất cứ thành phần nào, rất khó để tìm thấy một ngành công nghiệp mà lãi ròng hay lợi nhuận từ đầu tư ban đầu thấp hơn mức trung bình của thập kỉ trước.
Minxin cũng sử dụng biểu đồ dân số như một dẫn chứng của áp lực kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù sẽ không có nghi ngờ với việc Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ đối mặt với việc sụt giảm lực lượng lao động, nhưng điều này là một quá trình lâu dài, nhất là khi chúng ta còn phải phải tính tới chuyện TQ vẫn có khoảng 75 triệu người không có việc tại các vùng nông thôn đang chờ đợi làm trong các khu vực công nghiệp hoặc dịch vụ. Cũng nên nhớ rằng tăng trưởng lực lượng lao động chỉ đóng góp 2% tăng trưởng kinh tế còn chủ yếu tăng trưởng là nhờ tăng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư. Chính vì thế mà trong khi biểu đồ dân số có thể chậm lại, sẽ khó có một biến cố mang tính cách mạng có thể xảy ra.
Minxin cũng đúng khi cho rằng xã hội đang già đi sẽ tiết kiệm ít hơn nhưng tôi muốn bàn luận về ước tính 5% GDP của khoản lỗ lương hưu trí. Điều này có vẻ không phải là vấn đề của TQ nơi mà tỉ lệ tiết kiệm cao hơn 10% so với thế giới. Quan bất cứ việc tính toán khách quan nào thì ngay cả khi nền kinh tế có tỉ lệ tiết kiệm giảm gấp 3 lần so với con số Minxin đưa ra thì tỉ lệ tăng trưởng vẫn có thể đạt 8% hoặc hơn.
Ngoài các yếu tố kinh tế, Minxin cũng tập trung vào những yếu tố rạn nứt xã hội, từ bất cân bằng thu nhập tới môi trường. Là một người sống lâu năm ở TQ, tôi không có ý định đánh giá thấp những vấn đề môi trường đang gây hại cho đất nước này. Tuy nhiên, việc cho rằng chất lượng không khí hoặc nguồn nước kém có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế cần được xem lại. Nếu chúng ta cho rằng lượng nước dùng được là vấn đề quan trọng nhất thì việc tính toán sẽ đem lại một điều đơn giản nhưng bất ngờ: cho tới hôm nay thì người sử dụng nước nhiều nhất ở TQ nằm trong lĩnh vực nông nghiệp. Chúng ta cũng sẽ biết là nước sẽ trở thành ràng buộc kinh tế quan trọng khi chúng ta chịu áp lực về thực phẩm. Bạn đọc có thể ngạc nhiên nếu biết rằng TQ vẫn là một nước xuất khẩu nông nghiệp lớn và không có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này sẽ thay đổi.
Tôi đồng ý với Minxin rằng xu thế của thập kỉ trước là việc sự giảm sút chi tiêu xã hội và mất cân bằng thu nhập gia tăng, nếu không được kiểm soát, có thể dẫn tới những vấn đề rất lớn. Những con số Minxin đưa ra nhìn chung phản ánh thực tế, ít nhất là đến năm 2003. Như tôi nói từ trường, hai vấn đề này có nguồn gốc từ những mặt tiêu cực của thay đổi kinh tế mạnh (như sự giảm sút của thu nhập chính phủ và thu nhập cá nhân ở nông thôn cuối thế kỉ 20) chứ không phải là từ sự thất bại của chính phủ. Trong hơn 5 năm qua, các động lực đã thay đổi một cách to lớn. Thu nhập của chính phủ đã tăng vụt từ mức gần như không có gì của cuối những năm 1990 tới mức ngang bằng của hầu hết các nền kinh tế đang nổi lên khác. Điều này cho phép việc mở rộng việc tăng chi tiêu xã hội. Thu nhập ở các vùng nông thôn cũng tăng từ năm 2004 tới 2008 đạt mức cao nhất trong 15 năm, phản ánh đúng ảnh hưởng của sự thay đổi dân số cũng, quát trình đô thị hóa cũng như việc tăng trợ cấp của chính phủ. Nếu sự phục hưng này vấn tiếp tục thì những vấn đề khó khăn không lường trước của 5 năm trước sẽ trở thành những dĩ vãng xa xôi của 5 năm sau.
Tổng kết lại, TQ vận hành nền kinh tế định hướng thị trường tốt hơn những gì Minxin giả định trong các bài viết của mình. Và nền kinh tế này đang giúp TQ giải quyết những vấn đề cấp bách nhất.
___________________
[1] Hãy nghĩ xem, ví dụ trường hợp của Ấn Độ và Liên Bang Xô Viết. Trong thập niên 70 và 80, cả hai cùng tăng trưởng với cùng tốc độ hàng năm (4,2%) - nhưng trong khi Liên Bang Xô Viết tạo sự phát triển đó nhờ đè nén tiêu dùng một cách phi tự nhiên và tung một lượng lớn khủng khiếp vốn vào đầu tư, Ấn Độ lại có một tốc độ tăng tiêu dùng cao và nhu cầu đầu tư vốn thấp hơn. Để nhìn thấy sự khác biệt giữa hai trường hợp này, chúng ta cần đo tốc độ tăng trưởng TFP (là số dương ở Ấn Độ và số âm ở Liên Bang Xô Viết)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét