Theo blog HH
Cách đây 2 tuần, tôi có một cuộc khảo sát các bạn tôi là những giám đốc kinh doanh ở các lĩnh vực thương mại gồm: điện máy, hàng nông sản thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu, thì sức mua của người dân giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 40% so với cùng kỳ năm 2012. Một số doanh nghiệp đã giảm biên chế hoặc giảm lương chỉ còn 40%. Sức mua giảm thì hàng tồn kho tăng, hàng tồn kho tăng thì buộc doanh nghiệp phải giảm hoặc ngưng sản xuất.
Một số doanh nghiệp làm ăn có lãi, còn sống sót nhờ đơn đặt hàng xuất khẩu, nhưng vay vốn hoạt động bị giảm xuống, vì giá trị thế chấp bất động sản đã giảm, thiếu vôn kinh doanh để đủ nuôi quân, họ đành giảm sản xuất, hoặc đóng cửa. Chỉ cần có thế, không cần phải làm cái gì to tác, để có thể hiểu được kinh tế Việt Nam đang ở đâu.
Nhưng khi ông thủ tướng Nguyễn tấn Dũng bắt đầu chuyến công du Pháp, để ký kết đồng minh chiến lược, thì cũng là lúc ở nhà các nhà kinh ban tế thế họp nhau ở Huế với cái gọi là: Diễn đàn kinh tế mùa thu.
Các nhà kinh ban tế thế bàn nhau rất hăng. Nào là kinh tế Việt Nam đã hạ cánh nặng nề, từ miệng ông chú tịch ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Nào là kinh tế Việt Nam nghẽn mạch tăng trưởng từ ông viện trưởng viện kinh tế Việt Nam. Nào là kinh tế Việt Nam vỡ ổn định vĩ mô từ 5 năm qua từ ông cựu phó thủ tướng. Nếu chịu khó đọc thì toàn tin xấu.
Hôm nay, ông thủ tướng vừa đặt chân tới Washington DC. Gọi là đi họp lần 68 của Liên Hiệp Quốc, nhưng ông đã tức tốc đến thăm 3 nơi vô cùng quan trọng, mà từ trước tới nay chưa có nhà cầm quyền nào ở Việt Nam làm chuyến con thoi tấp cập như thế: World Bank, IMF và Bộ thương mại Hoa Kỳ, với những lời đề nghị rất thiết tha về vấn đề vay mượn, và mong mỏi Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường tự do.
Có một điều mấu chốt là, tại sao các nhà kinh ban tế thế không ai dám đá động đến nguyên nhân sụp đổ kinh tế của nước Việt là. chính trị không chịu thay đổi để phù hợp với kinh tế năng động? Thế mới thấy sự ràng buộc của 2 cái phàm là của Mao nó ghê gớm đến nhường nào?
Hai năm trước tôi đã có bài: Nhìn đến năm 2013. Trong đó, tôi đã nhận định rằng, kinh tế Việt Nam sẽ thực sự sụp đổ vào năm 2013, vì một nền chính trị phi khoa học, đi ngược với các quy luật xã hội học. Nhìn hình ảnh ông thủ tướng công du con thoi, mà bề ngoài là đi ký kết chiến lược với Pháp, và đi tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 68, nhưng bản chất là đi lo chuyện kinh tế nước nhà đang sụp đổ, chưa có thuốc chữa.
Tháng 10/2013 là tháng quyết định nhiều việc đối với Việt Nam. Vì nó là tháng mà quốc hội phải thông qua hiến pháp mới 2013 - sau 4 lần sửa đổi - để phù hợp tình hình mới. Cũng là tháng mà vòng đàm phán lần thứ 20 - cũng là vòng đàm phán cuối cùng - của Hiệp Định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Nhưng tới nay, quốc hội vẫn còn đang loay hoay với những chuyện xưa như trái đất - sở hữu và đơn nguyên hay đa nguyên chính trị. Và 81 tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa được tư nhân hóa, cũng như chưa được công nhận người dân được phép thành lập Hội. Tất cả những điều này quyết định cho Việt Nam có được tham gia tự nguyện vào TPP hay không. Không ai bắt buộc Việt Nam phải vào. Nhưng không vào thì không có cái để cứu lấy nền kinh tế đang sụp đổ. Trong khi đó để được vào là phải cải tổ hệ thống chính trị.
Chuyến công du của ông thủ tướng chỉ cách chuyến đi của ông chủ tịch nước đến Hoa Kỳ có 2 tháng. Cả hai chuyến đi đều có những hành động quyết liệt nhằm cứu lấy nền kinh tế đang sụp đổ thực sự. Hai chuyến đi dồn dập và những mục tiêu cho thấy tất cả. Nhưng Hoa Kỳ lại là một quốc gia không là con chiên của bất kỳ chủ thuyết nào, mà là một quốc gia theo cuộc sống hiện sinh thực dụng. Ngoại giao với Hoa Kỳ không chỉ bằng nước bọt.
Lần này thực sự là nguy ngập, nhưng trong cái nguy ngập ấy lại là cơ hội chính trị Việt Nam thay đổi như Miến Điện. Nếu không, hầu như mọi ngã đường đi đến tương lai của Việt Nam đều xấu. Vì lòng dân đã mất niềm tin. Xuất khẩu vẫn tốt mà sức mua của dân chúng lại cạn kiệt. Hệ thống tài chính ngân hàng đang ôm nợ xấu, dù giảm lãi suất, nhưng không tìm ra khách hàng cho vay, trong khi đó vẫn cứ tăng mức huy động vốn để tồn tại. Đó là những nghịch lý lớn đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam, và chính chúng sẽ hủy diệt nền chính trị phi khoa học không bao lâu nữa.
Tư Gia, 20h31' ngày thứ Sáu, 27/9/2013
Có một điều mấu chốt là, tại sao các nhà kinh ban tế thế không ai dám đá động đến nguyên nhân sụp đổ kinh tế của nước Việt là. chính trị không chịu thay đổi để phù hợp với kinh tế năng động? Thế mới thấy sự ràng buộc của 2 cái phàm là của Mao nó ghê gớm đến nhường nào?
Hai năm trước tôi đã có bài: Nhìn đến năm 2013. Trong đó, tôi đã nhận định rằng, kinh tế Việt Nam sẽ thực sự sụp đổ vào năm 2013, vì một nền chính trị phi khoa học, đi ngược với các quy luật xã hội học. Nhìn hình ảnh ông thủ tướng công du con thoi, mà bề ngoài là đi ký kết chiến lược với Pháp, và đi tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 68, nhưng bản chất là đi lo chuyện kinh tế nước nhà đang sụp đổ, chưa có thuốc chữa.
Tháng 10/2013 là tháng quyết định nhiều việc đối với Việt Nam. Vì nó là tháng mà quốc hội phải thông qua hiến pháp mới 2013 - sau 4 lần sửa đổi - để phù hợp tình hình mới. Cũng là tháng mà vòng đàm phán lần thứ 20 - cũng là vòng đàm phán cuối cùng - của Hiệp Định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Nhưng tới nay, quốc hội vẫn còn đang loay hoay với những chuyện xưa như trái đất - sở hữu và đơn nguyên hay đa nguyên chính trị. Và 81 tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa được tư nhân hóa, cũng như chưa được công nhận người dân được phép thành lập Hội. Tất cả những điều này quyết định cho Việt Nam có được tham gia tự nguyện vào TPP hay không. Không ai bắt buộc Việt Nam phải vào. Nhưng không vào thì không có cái để cứu lấy nền kinh tế đang sụp đổ. Trong khi đó để được vào là phải cải tổ hệ thống chính trị.
Chuyến công du của ông thủ tướng chỉ cách chuyến đi của ông chủ tịch nước đến Hoa Kỳ có 2 tháng. Cả hai chuyến đi đều có những hành động quyết liệt nhằm cứu lấy nền kinh tế đang sụp đổ thực sự. Hai chuyến đi dồn dập và những mục tiêu cho thấy tất cả. Nhưng Hoa Kỳ lại là một quốc gia không là con chiên của bất kỳ chủ thuyết nào, mà là một quốc gia theo cuộc sống hiện sinh thực dụng. Ngoại giao với Hoa Kỳ không chỉ bằng nước bọt.
Lần này thực sự là nguy ngập, nhưng trong cái nguy ngập ấy lại là cơ hội chính trị Việt Nam thay đổi như Miến Điện. Nếu không, hầu như mọi ngã đường đi đến tương lai của Việt Nam đều xấu. Vì lòng dân đã mất niềm tin. Xuất khẩu vẫn tốt mà sức mua của dân chúng lại cạn kiệt. Hệ thống tài chính ngân hàng đang ôm nợ xấu, dù giảm lãi suất, nhưng không tìm ra khách hàng cho vay, trong khi đó vẫn cứ tăng mức huy động vốn để tồn tại. Đó là những nghịch lý lớn đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam, và chính chúng sẽ hủy diệt nền chính trị phi khoa học không bao lâu nữa.
Tư Gia, 20h31' ngày thứ Sáu, 27/9/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét